29 tháng 9, 2006

Kỳ vọng vào ... thầy !

Kỳ vọng vào ... Thầy

"Thầy ơi kíu con với, bài nhiều qúa ..." Học trò post lên trang blog 360.yahoo của tôi như thế đó. "Cô ơi, mõi não rồi cô ơi!". Lời ... kiệt sức hay lời ... gửi gắm, hay lời tâm sự ...tin yêu ? Tôi mang trách nhiệm của người dạy, vậy phải trả lời học trò thế nào ? Là Thầy Cô ai chẳng ... kỳ vọng ở học trò , ở sản phẩm, ở "cái lò " của mình ! Học ra học thì có con đường học nào dành cho ... vua chúa đâu ! (cả ở nước ngòai đó con). Hóa ra lời Thầy nói có làm con ... tuyệt vọng ? Thầy nói để con bình tỉnh lại, nếu có chiếc đũa thần thầy sẽ gỏ 3 cái. (xin nói riêng với Sư huynh, Sư đệ tôi ơi, đừng qui tôi là "phá cách" "phản môn" "phản sư ... tử " (xí lộn - sư phạm chứ !) thì tôi mới nói thật được ! Không trả lời, là ngườiThầy "vô cảm", tệ qúa !, Nếu trả lời thật : coi chừng "mất thi đua" "mất dạy ... vô lương" (hu hu, đói) Đường nào cũng từ chết đến bị thương.

Gỏ một cái thứ nhất. Người ta thường thích làm cái mà mình thích. Đúng không ? Đừng nói khẩu hiệu : động cơ học tập (phải ... đứng đắn), lý tưởng (phải lý tưởng thanh niên ... thời đại !), báo hiếu (công cha nghĩa mẹ ơn thầy, còn thiếu ơn ai nữa ?).... Hãy nói điều ..rất đời thường đi ! Trang lứa con có ai là không học, và đâu phải chỉ mình con chịu ... áp lực (!) (không học phải bị "xóa mù" lần 1, "tái mù" phải xóa lần 2, 3 ... để có công ăn việc làm ổn định cho phong trào !). Không tránh được thì đừng ở thế bị động nữa ! Hồ hởi, bonjour người anh em là trang sách vở, hạ nó "knock out" đi ... thế mới là bản lãnh (học trò MK). Tìm cái hay, cái đẹp, cái lý thú đi. Xem như nhà thơ Đỗ Trung Quân viết nè :

Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày.

Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng, bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu.

Tôi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ.

Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng.

(Ngụ ngôn của mỗi ngày - thơ Đỗ Trung Quân)

Còn muốn thích tóan học, nghe lời tình tự của nhà tóan học Nguyễn Xuân Vinh, phi công Tòan Phong, khoa học gia ở Nasa :

Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.
Bao mơ ưóc, phải chi là nghịch đảo,
Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.
Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,
Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.
Anh chờ đợi một lời em giải thích,
Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương.
Hệ số đo cường độ của tình thương,
Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán.

Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,
Tính không ra phương chính của cấp thang.
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm .

(Tình hư ảo - Tòan Phong Nguyễn Xuân Vinh)


Muốn thích Lý thì sao ? À à, con huých đứa bạn bên cạnh, sẽ biết "phản lực", Con đảo con mắt trái, nháy con mắt phải (trong giờ thi) thì sẽ biết "thị trường " của ông thầy thôi. Đang im ru cho thử "dế" ré thì biết "sóng âm" phản hồi của giám thị. v.v...Tuyệt vời phải không ? Cứ thử và khám phá !

Con có thích điểm 10 không ? tưởng tượng buổi học hôm nay có một cái 10, hai cái 10 ... (nè, buổi học có đến 5 tiết đó nha, 1 hay 2 điểm 10 còn là ... chuyện nhỏ ? ). Mà 10 cũng là ... 1 ! (chứ gì nữa, ... là "nhất" đấy, hihi !) Mà 2 cái nhất là ... hạng đến 11 đó. Hì hì, thầy lý nhiểm thuyết "tương đối" Einstein rồi. Giỏi hay không, không phải chỉ có thước đo là điểm số, mà ở thái độ học của con, lăn xả hay không. Có vui thì quên mệt, và hơn thế nữa, con sẽ hưởng được sự đền bù :niềm vui thành công thật to lớn vô cùng.

Nếu chẳng "care" mấy cái điểm số đó con thử như nhà thơ Huy Cận tìm ... gì đó (ông Thầy) để cười, giấc mộng nào đó để mơ (ngủ ngon nhá con) :

Gió thổi sân trường chiều chủ nhật
- Ôi! Thời thơ bé tuổi mười lăm
Nắng hoe rải nhặt hoa trên đất
Đời dịu vừa như nguyệt trước rằm.
Bốn vách nghiêm trang tiếng đọc bài
Đầu xanh dặm chục, nét văn khôi
Chiều xuân chim sẻ vô trong lớp
Ông giáo trông lên; chúng bạn cười.

Lén mắt thầy, xem lại bức thư
Của người cô họ, chú hiền từ
Bàn tay vơ vẩn đưa trang sách
Mộng tưởng phiêu lưu bức địa đồ.

.... (Học sinh - Huy Cận)

Gỏ cái thứ hai. Biết học hay là cách học v/s học nhiều nhồi cho lắm ! Mỗi Thầy Cô đều có kinh nghiệm ...rất riêng ! Còn thầy thì sẽ đố con câu hỏi này : " con Bò chỉ ăn tòan cỏ, béo bổ gì mà phát tướng .. to như Bò ?" (gv sinh vật, xin cho phép tôi múa rìu qua mắt thợ) Bò là lòai nhai lại (đúng không) nên dù cỏ khô, cũng được tận dụng mà phát huy ... tinh túy. (con phải thấy cái mặt thầy .... vênh vênh để đừng có ... tưởng thiệt nhá). Nhưng phải tin ông bà mình "chí lí" khi nói "văn ôn võ luyện" ! Tập võ, đai trắng đai đen gì cũng đi những bài quyền đâu phải để khi đụng trận là múa may y bài bản ? Cái luyện tập đơn giản như đang giởn mà nó ngấm thành phản xạ mới là của mình (của qua !). Học lại "chán lắm" nhai lại, ý ẹ ...ghê qúa ! "không bao giờ ta tắm hai lần trên một giòng sông", con có thấy sắc màu khác khi xem lại, học lại lần thứ hai ? đổi cách giải khác đi, đổi dữ kiện khác , biến cách đi ... Cũ mà mới (mới mà cũ), ít mà nhiều (nhiều mà ít), dở mà giỏi (lúc nào không biết à ?)

Gỏ cái thứ ba. Câu chuyện ở Trung quốc

Trung Quốc: cho học sinh tự chọn bài tập

Thứ Năm, 21/09/2006, 04:07 (GMT+7)
TT - Bắt đầu năm học này, hơn 700 trường tiểu học, trung học ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc tiến hành một cuộc cải cách về cách ra đề bài tập về nhà. Theo đó, học sinh căn cứ vào sở thích, trình độ học vấn của mình để lựa chọn một môn bài tập thích nhất và giáo viên căn cứ vào đó để ra nhiều loại bài tập khác nhau.

Cô Vương Văn - Trường tiểu học Điện Than, Cáp Nhĩ Tân - cho biết: “Trước đây bài tập cho các học sinh đều như nhau, nhưng hiện giáo viên phải chia học sinh ra nhiều tổ, căn cứ vào năng lực học tập của các em mà ra bài tập khác nhau. Lượng bài tập ít đi, học sinh tích cực học, ít xảy ra tình trạng không làm hết bài tập về nhà”.

Trương - một học sinh tiểu học - cũng cho biết trước đây thường xuyên không làm hết bài về nhà, còn mô hình bài tập tự chọn hiện nay khiến học sinh rất thích, làm bài tập về nhà không còn là gánh nặng mà trở thành một thú vui của học sinh. C.CHÁNH (Theo Youth)


Cũng câu chuyện người Trung Quốc, tôi quen một số bạn gốc Hoa, và cũng từng làm chung với nguời Hoa nên biết điều này. Cha mẹ giao con cái gia tài để làm ăn, nhưng không can dự chỉ đạo, thua lổ thì ráng chịu, thì thôi, tự mua bài học cho chính mình mà ! Đó là cái tự do TỰ DO THẤT BẠI ! Cha mẹ (VN) có dám không ? Thày Cô dám không ? Có nhân đạo không khi "sống chín" gì cũng ....

Gỏ ba cái mà không... ổn thì thầy Phương biến (biến rồi, chạy rồi thì đừng có ...đánh, bớ Sư Huynh Sư Đệ ơii) , quay về e hèm GODAUTRE vậy ! (học sinh song ngữ đừng dịch từ này)


tPhương