05 tháng 6, 2007

Bạn trẻ đồng nghiệp ơi

“Thưa thầy, con buồn vì cái nghề của mình
Cập nhật cách đây 5 giờ 2 phút

Minh họa: DAD
PGS-TS Trần Hữu Tá, nguyên Trưởng khoa Ngữ văn trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa chuyển cho chúng tôi bức thư mà một học trò cũ của ông vừa gửi đến ngày 1.6. Xin giới thiệu để bạn đọc chia sẻ với những bức xúc của một giáo viên vùng sâu (tựa bài do Thanh Niên đặt).

Phước Long, ngày...


Entry tôi định viết hôm nay " Dễ, Khó, Khó_Dễ" thôi đành hẹn lại vậy ! Tình cờ đọc trên báo Thanh Niên bức thư của một giáo viên trẻ gửi cho thầy Trần Hữu Tá, xin chia xẽ với bạn những cảm xúc chao đầy lắc lư ta, cuộn cuộn lòng ta như là bao ngấn thời gian làm hằn thêm lên trán khổ ! Bạn ơi có những khuất tối của nghề, để cho ta chớp nhanh giọt nước mắt nào ... ấy đấy mà, còn ngòai kia đường ta tiếp đi lẽ nào không đầy tia ánh hồn nhiên ?. Bạn là đồng nghiệp, tôi biết những tủi buồn nghề mình ! (không nói nổi sầu "giáo ... không chức !" không có miệng ...la). Bạn là giáo viên trẻ, thế hệ 7x, 8x bắt đầu vào đời - tôi hiểu những buồn phiền khổ lòng, vì cuộc sống ...trái lòng vậy đó ! Những ứng xử "người - người" đấu tranh ôi "nhọc nhằn" trong cuộc sống mà ...phải sống thôi ! Tôi biết những lý tưởng trong sáng con người trẻ, tôi hiểu những tâm tư đau đáu người bạn đồng môn, ngừơi bạn đồng nghiệp. Hiểu, mà ...thôi, LÀM GÌ NHAU hử ?


< ... Đáng lẽ con phải hỏi thăm cặn kẽ sức khỏe của thầy, nhưng thầy ạ, con nôn nóng được nói với thầy nhiều thứ "bức xúc quá": Con buồn vì cái nghề của mình thầy ạ - buồn nghề chứ không buồn mình mà thấy tội cho mình. Con đi dạy đã được 3 năm và nghề đã dạy cho con biết "ngậm miệng" trước tất cả những "chướng tai gai mắt".

Con mà biết làm thơ thì con đã trở thành "Tú Xương 2" rồi thầy ạ. Vì con không thể cố ngậm miệng mà không thể phun ra cái gì đó. Thế là con lên tiếng và... chết đứng. Chẳng ai ủng hộ con. Năm 2005 con đi gác thi lần đầu tiên, thấy hiệu trưởng trường con gác đứng ở... toilet chờ học sinh ra đưa tài liệu. Con thấy học sinh quay bài mà không dám bắt vì "đã được gửi"... Con viết ngay một bài báo gửi báo T. mà chẳng thấy đoái hoài.>

* Tội nghiệp. Thế mới là "im lặng đáng sợ", nói lại, ta sợ ... chứ ai sợ... ai.


< Cũng năm đầu tiên ấy, những "đề văn mở" của con bị nhà trường phản đối (con ra đề kiểu: Em sẽ làm gì với tệ nạn quay cóp?.. Em có trọng Toán khinh Văn không?...) vì học sinh không tìm được... tài liệu tham khảo?! Giờ đã là năm 2007, có lẽ mọi thứ đã tốt hơn. Con vẫn chưa chán nghề như nhiều đồng nghiệp vẫn thế. Nhưng buồn lắm thầy ạ. >

* Những ý tưởng hay, thường là lạ, là mới nên cần thời gian mới "cự" được "quán tính" trầm mặc ngày qua ngày lại qua ... Đừng khổ vì vọng tưởng. Ý đúng mà phải ... thích hợp cà (bởi "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" mới thành). Có lẽ đầu tiên nên trình bày ý tưởng ở tổ bộ môn, phân tích, thuyết phục được ... sự hợp lý (với chương trình, với mục tiêu), với những lợi hại .. để thống nhất trong tổ thì khi mình ra đề đồng nghiệp không bị "sốc" mà ta cũng không bị "sốc" vì phản ứng của bạn bè chăng ?


< Cuối năm, con vừa đứng lên có ý kiến: "Cần quán triệt việc xin - cho điểm" với tổ và đề nghị được đưa lên nhà trường. Nhưng con đã bị "dợt".


Họ nói đó là vấn đề cá nhân không được đưa ra trước hội đồng. Đúng là khi xin điểm là cá nhân (người cần điểm) tìm đến cá nhân (người có thể cho điểm) nhưng cá nhân (người có thể cho điểm) nào cũng "được" tìm đến hết, thầy ạ. Con đã bao phen trầy trật trong việc giải thích, từ chối khi học sinh, phụ huynh và cả đồng nghiệp đến nhà xin điểm. Cuối năm, "đến hẹn lại lên" người người rầm rộ xin điểm và rầm rộ cho.>

* Cũng chỉ bởi thi đua. Thi đua bản chất không xấu biến thành xấu. Ai cũng mong con giỏi ngoan, trò giỏi giang. Vui chứ, xã hội sẽ nhờ cậy, ta cũng rạng mặt được. Mà hỏi thiệt : con cái có là món đồ trang điểm cho qúy phụ huynh, "đệ tử ruột" cho qúy thầy, "gà" cho qúy trường (để ta ở top five, top ten ..) chăng ? Để rồi phát thưởng, mỏi mệt suốt sáng (chưa phát hết thì làm tiếp buổi chiều !)... vậy mới vui, nhà nhà vui, người người vui ! Điều bạn trẻ ý kiến về cái xin - cho điểm "đúng" mà ... chưa "trúng" : trúng ý "được khen" muôn năm tự nhiện từ lãnh đạo, đồng nghiệp, phụ huynh, và "học sinh" (trong dấu nháy) ! Có ai muốn dở muốn thua đâu, đấy, phải có ... "cơ cấu thi đua" ràng ràng đó thôi. Tội nghiệp, so với người trẻ ông thầy già có lợi thế hơn, ít bị quấy rầy "xin - cho" hơn. Nếu "được xin", nghe thì cứ gật gật, rồi trầm ngâm đội ba phút (mắt .. lờ đờ hay chớp chớp cảm thông, thiệt gỉa ... không dám biết), "oui, oui mais ..." thế là thiên hạ nể già hiểu ý ... không làm "phiền lòng" cho ta tránh được cái "khổ lòng". Bạn trẻ cứ chiếu nguyên tắc, cự cãi ngay thì bạn bị "giận" là ...phải rồi (hi hi)?


< Con đã từng bị học sinh mắng vào mặt vì cái sự buôn điểm của đồng nghiệp một cách gián tiếp như thế này: con bảo em học sinh nọ (đang nói chuyện trong giờ học) đứng lên đọc những từ trên bảng theo ký hiệu. Em không đọc và nói: "Em không biết chữ". "Không biết chữ sao lên được lớp 10?" - con hỏi. "Do tiền hết đó cô" - đó là câu trả lời của học sinh.>

* Đừng buồn vì học sinh, hãy tội nghiệp cho trò, ngạ qũy dữ qúa nhuộm lem tuốt luốt ngôi trường từ _mái_ xuống ... đâu ? hết trường ? hết thầy ? thì hết ... trò ! còn trường còn thầy thì còn trò ! Các em chỉ là tấm gương phản chiếu ... thôi mà.

Xây khó, bạn ơi hãy nhặt lên viên gạch xinh vuông, nhặt lên sõi đá, nhặt lên hạt cát gì gì cũng được, để xây nào, dù nước mắt có chảy, tay có rướm máu thì, có gì đâu, xá gì đâu nếu được hóa thành kết dính cho từng vụn gạch hay hạt cát bước lên cao cừơi THẤY Mặt Trời !


tPhương

Không có nhận xét nào: