29 tháng 9, 2006

Kỳ vọng vào ... thầy !

Kỳ vọng vào ... Thầy

"Thầy ơi kíu con với, bài nhiều qúa ..." Học trò post lên trang blog 360.yahoo của tôi như thế đó. "Cô ơi, mõi não rồi cô ơi!". Lời ... kiệt sức hay lời ... gửi gắm, hay lời tâm sự ...tin yêu ? Tôi mang trách nhiệm của người dạy, vậy phải trả lời học trò thế nào ? Là Thầy Cô ai chẳng ... kỳ vọng ở học trò , ở sản phẩm, ở "cái lò " của mình ! Học ra học thì có con đường học nào dành cho ... vua chúa đâu ! (cả ở nước ngòai đó con). Hóa ra lời Thầy nói có làm con ... tuyệt vọng ? Thầy nói để con bình tỉnh lại, nếu có chiếc đũa thần thầy sẽ gỏ 3 cái. (xin nói riêng với Sư huynh, Sư đệ tôi ơi, đừng qui tôi là "phá cách" "phản môn" "phản sư ... tử " (xí lộn - sư phạm chứ !) thì tôi mới nói thật được ! Không trả lời, là ngườiThầy "vô cảm", tệ qúa !, Nếu trả lời thật : coi chừng "mất thi đua" "mất dạy ... vô lương" (hu hu, đói) Đường nào cũng từ chết đến bị thương.

Gỏ một cái thứ nhất. Người ta thường thích làm cái mà mình thích. Đúng không ? Đừng nói khẩu hiệu : động cơ học tập (phải ... đứng đắn), lý tưởng (phải lý tưởng thanh niên ... thời đại !), báo hiếu (công cha nghĩa mẹ ơn thầy, còn thiếu ơn ai nữa ?).... Hãy nói điều ..rất đời thường đi ! Trang lứa con có ai là không học, và đâu phải chỉ mình con chịu ... áp lực (!) (không học phải bị "xóa mù" lần 1, "tái mù" phải xóa lần 2, 3 ... để có công ăn việc làm ổn định cho phong trào !). Không tránh được thì đừng ở thế bị động nữa ! Hồ hởi, bonjour người anh em là trang sách vở, hạ nó "knock out" đi ... thế mới là bản lãnh (học trò MK). Tìm cái hay, cái đẹp, cái lý thú đi. Xem như nhà thơ Đỗ Trung Quân viết nè :

Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày.

Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng, bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu.

Tôi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ.

Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng.

(Ngụ ngôn của mỗi ngày - thơ Đỗ Trung Quân)

Còn muốn thích tóan học, nghe lời tình tự của nhà tóan học Nguyễn Xuân Vinh, phi công Tòan Phong, khoa học gia ở Nasa :

Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.
Bao mơ ưóc, phải chi là nghịch đảo,
Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.
Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,
Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.
Anh chờ đợi một lời em giải thích,
Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương.
Hệ số đo cường độ của tình thương,
Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán.

Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,
Tính không ra phương chính của cấp thang.
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm .

(Tình hư ảo - Tòan Phong Nguyễn Xuân Vinh)


Muốn thích Lý thì sao ? À à, con huých đứa bạn bên cạnh, sẽ biết "phản lực", Con đảo con mắt trái, nháy con mắt phải (trong giờ thi) thì sẽ biết "thị trường " của ông thầy thôi. Đang im ru cho thử "dế" ré thì biết "sóng âm" phản hồi của giám thị. v.v...Tuyệt vời phải không ? Cứ thử và khám phá !

Con có thích điểm 10 không ? tưởng tượng buổi học hôm nay có một cái 10, hai cái 10 ... (nè, buổi học có đến 5 tiết đó nha, 1 hay 2 điểm 10 còn là ... chuyện nhỏ ? ). Mà 10 cũng là ... 1 ! (chứ gì nữa, ... là "nhất" đấy, hihi !) Mà 2 cái nhất là ... hạng đến 11 đó. Hì hì, thầy lý nhiểm thuyết "tương đối" Einstein rồi. Giỏi hay không, không phải chỉ có thước đo là điểm số, mà ở thái độ học của con, lăn xả hay không. Có vui thì quên mệt, và hơn thế nữa, con sẽ hưởng được sự đền bù :niềm vui thành công thật to lớn vô cùng.

Nếu chẳng "care" mấy cái điểm số đó con thử như nhà thơ Huy Cận tìm ... gì đó (ông Thầy) để cười, giấc mộng nào đó để mơ (ngủ ngon nhá con) :

Gió thổi sân trường chiều chủ nhật
- Ôi! Thời thơ bé tuổi mười lăm
Nắng hoe rải nhặt hoa trên đất
Đời dịu vừa như nguyệt trước rằm.
Bốn vách nghiêm trang tiếng đọc bài
Đầu xanh dặm chục, nét văn khôi
Chiều xuân chim sẻ vô trong lớp
Ông giáo trông lên; chúng bạn cười.

Lén mắt thầy, xem lại bức thư
Của người cô họ, chú hiền từ
Bàn tay vơ vẩn đưa trang sách
Mộng tưởng phiêu lưu bức địa đồ.

.... (Học sinh - Huy Cận)

Gỏ cái thứ hai. Biết học hay là cách học v/s học nhiều nhồi cho lắm ! Mỗi Thầy Cô đều có kinh nghiệm ...rất riêng ! Còn thầy thì sẽ đố con câu hỏi này : " con Bò chỉ ăn tòan cỏ, béo bổ gì mà phát tướng .. to như Bò ?" (gv sinh vật, xin cho phép tôi múa rìu qua mắt thợ) Bò là lòai nhai lại (đúng không) nên dù cỏ khô, cũng được tận dụng mà phát huy ... tinh túy. (con phải thấy cái mặt thầy .... vênh vênh để đừng có ... tưởng thiệt nhá). Nhưng phải tin ông bà mình "chí lí" khi nói "văn ôn võ luyện" ! Tập võ, đai trắng đai đen gì cũng đi những bài quyền đâu phải để khi đụng trận là múa may y bài bản ? Cái luyện tập đơn giản như đang giởn mà nó ngấm thành phản xạ mới là của mình (của qua !). Học lại "chán lắm" nhai lại, ý ẹ ...ghê qúa ! "không bao giờ ta tắm hai lần trên một giòng sông", con có thấy sắc màu khác khi xem lại, học lại lần thứ hai ? đổi cách giải khác đi, đổi dữ kiện khác , biến cách đi ... Cũ mà mới (mới mà cũ), ít mà nhiều (nhiều mà ít), dở mà giỏi (lúc nào không biết à ?)

Gỏ cái thứ ba. Câu chuyện ở Trung quốc

Trung Quốc: cho học sinh tự chọn bài tập

Thứ Năm, 21/09/2006, 04:07 (GMT+7)
TT - Bắt đầu năm học này, hơn 700 trường tiểu học, trung học ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc tiến hành một cuộc cải cách về cách ra đề bài tập về nhà. Theo đó, học sinh căn cứ vào sở thích, trình độ học vấn của mình để lựa chọn một môn bài tập thích nhất và giáo viên căn cứ vào đó để ra nhiều loại bài tập khác nhau.

Cô Vương Văn - Trường tiểu học Điện Than, Cáp Nhĩ Tân - cho biết: “Trước đây bài tập cho các học sinh đều như nhau, nhưng hiện giáo viên phải chia học sinh ra nhiều tổ, căn cứ vào năng lực học tập của các em mà ra bài tập khác nhau. Lượng bài tập ít đi, học sinh tích cực học, ít xảy ra tình trạng không làm hết bài tập về nhà”.

Trương - một học sinh tiểu học - cũng cho biết trước đây thường xuyên không làm hết bài về nhà, còn mô hình bài tập tự chọn hiện nay khiến học sinh rất thích, làm bài tập về nhà không còn là gánh nặng mà trở thành một thú vui của học sinh. C.CHÁNH (Theo Youth)


Cũng câu chuyện người Trung Quốc, tôi quen một số bạn gốc Hoa, và cũng từng làm chung với nguời Hoa nên biết điều này. Cha mẹ giao con cái gia tài để làm ăn, nhưng không can dự chỉ đạo, thua lổ thì ráng chịu, thì thôi, tự mua bài học cho chính mình mà ! Đó là cái tự do TỰ DO THẤT BẠI ! Cha mẹ (VN) có dám không ? Thày Cô dám không ? Có nhân đạo không khi "sống chín" gì cũng ....

Gỏ ba cái mà không... ổn thì thầy Phương biến (biến rồi, chạy rồi thì đừng có ...đánh, bớ Sư Huynh Sư Đệ ơii) , quay về e hèm GODAUTRE vậy ! (học sinh song ngữ đừng dịch từ này)


tPhương

24 tháng 9, 2006

Kỳ vọng vào con.


KỲ VỌNG VÀO CON

Tôi đọc được những dòng này của một thiếu nữ 15 tuổi trên một tờ báo dành cho tuổi mới lớn. Em viết về mẹ của mình.

"15 tuổi, tôi không còn quá nhỏ để mẹ lúc nào cũng chú ý "chi li" từng việc như: tôi ăn cơm chưa, tôi… tắm chưa và bạn của tôi là những đứa nào?...

15 tuổi, mẹ vẫn còn đưa đón tôi đi học… Tôi xấu hổ với bạn bè, còn mẹ thì lo sợ xe cộ đông đúc…

Bao nhiêu lần tôi muốn hét lên: Mẹ đừng kỳ vọng gì vào con cả!

Bao nhiêu lần tôi muốn buông xuôi… để mẹ biết rằng tôi đã lớn và có thể quyết định những thứ ngoài “vòng kim cô” của mẹ.

Nếu có điều ước, tôi chỉ muốn mình được… "tự do”.

Tôi đọc mà buồn quá! Mẹ mà không được kỳ vọng gì vào con cả thì kỳ vọng vào ai? Ai có thể đỡ đần cho mẹ lúc già nua tuổi tác? Ai có thể lo lắng cho mẹ lúc ốm đau bệnh hoạn? Ai có thể chia ngọt sẻ bùi với mẹ lúc canh vắng đêm dài, với bao nỗi lo toan, nhọc nhằn không nói nên lời?

Tôi hiểu trong một lúc quá đỗi bực mình nào đó, em đã thốt lên những lời đau xót này với mẹ. Tôi chắc rằng, một ngày kia, khi tuổi đời thêm chồng chất, đọc lại những dòng này em sẽ vô cùng hối hận. Tôi hiểu rằng, rồi đây khi đến lượt mình bế trên tay một đứa con đỏ hỏn, rứt ra từ núm ruột của mình thì em sẽ thấm thía nghĩ về mẹ mình ngày xưa, lúc đó nhiều khi mẹ đã không còn nữa!

Tôi chắc rằng, người mẹ khi đọc những dòng này của em sẽ không hề khóc, sẽ chỉ trìu mến nhìn đứa con thân yêu từ núm ruột mình rứt ra kia đang hờn dỗi và càng thương nó hơn. Khi nhìn con đã ngủ ngon lành sau cơn phiền muộn, mẹ sẽ kéo tấm chăn mỏng đắp thêm cho con, vuốt lại tóc con cho ngay ngắn, len lén hôn lên trán con thật nhẹ, rồi rón rén bước đi….

Nhớ lại những ngày xưa, mẹ có thể mỉm cười... Những lúc bú mớm, con cũng đã từng cắn mẹ đau điếng! Những lúc bệnh hoạn con cũng làm mẹ thức thâu đêm. Con ho mà mẹ ran lồng ngực. Con đi tiêu chảy mà mẹ đau thắt ruột gan. Mẹ không ngại ngần hôi hám, vấy bẩn để chăm sóc con. Có lúc ngửi mùi phân của con, có lúc ngửi mùi nước tiểu của con để theo dõi bệnh trạng báo cho bác sĩ.

Sữa mẹ là những tế bào thân xác mẹ vỡ ra mà thành. Mẹ xanh xao đi để con được hồng hào. Mẹ lùn thấp xuống để con được vọt cao lên. Mẹ loãng xương để con được cứng cáp. Mẹ nhăn nheo để con đầy đặn. Mẹ xấu xí từng ngày để con ngày càng rạng rỡ xinh tươi. Nhìn con lớn lên mẹ nhìn thấy mẹ ngày xưa. Con nói bi bo, con đi lững thững… từng bước một ngày nào! Mẹ hãnh diện nhìn con như dòng sông hãnh diện nhìn dòng nước chảy. Mẹ không kỳ vọng vào con thì kỳ vọng vào ai?

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn có một bài hát rất dễ thương. Mỗi Tết đến, khi con "mừng tuổi mẹ" thì càng thấm thía "ngày con xa mẹ càng gần"! Không kỳ vọng vào con thì kỳ vọng vào ai?

Rồi một ngày nào đó, chắc chắn con sẽ được “tự do”…, con sẽ thoát khỏi “vòng kim cô” của mẹ, không cần phải có một điều ước!

Sẽ không còn ai nữa chú ý “chi li” đến từng việc của con, ăn cơm chưa, tắm chưa? bạn con là những đứa nào?…

Cho nên, ngay bây giờ em đã có thể nói với mẹ rằng: Mẹ ơi, mẹ cứ kỳ vọng vào con đi! Nhưng đừng tạo sức ép, làm con quá đỗi lo âu. Con đã lớn rồi! Con sẽ không phụ lòng mẹ đâu! Mẹ cứ kỳ vọng vào con đi!

Nguồn: BS. ĐỖ HỒNG NGỌC Tạp chí Văn hóa Phật giáo


Câu chuyện kể của Bs Đỗ hồng Ngọc đã lấy đi những giọt nước mắt của người Mẹ. Còn người Bố thì sao, hởi đàn ông phái mạnh của thế gian ? Nói là không kỳ vọng vào con cái mình là một điều nói dối. Mong chúng thế này mong chúng thế kia... như là ngàn vạn tốt lành đẹp dẽ nhất thế gian đều phải tụ hội nơi chúng, cứ tưởng chúng là ân sủng của thế gian ! Con ơi hãy giỏi giang thành đạt, con ơi khỏe mạnh nhé, con ơi hạnh phúc tràn đầy, con ơi hãy là người có ích ...

Ước mơ vô cùng hóa thành kỳ vọng, hay kỳ vọng trong lòng nhóm thành nguyện ước mong cho các con ? Bố không biết đâu ! Nhưng điều chắc chắn thương yêu là gánh nặng cho nhau. Gánh nặng trĩu lòng thương yêu có làm các con chán mệt ? Ngày nhỏ, con đón nhận một món qùa ánh mắt hân hoan. Ngày tuổi lớn, con ơi có thấy qùa của Mẹ Cha hơn hẳn "hàng hiệu", không mua được bằng tiền, không bán "đại trà" được, mà chỉ có các con, những thượng đế độc quyền mới được nhận ! Vậy con sẽ nhận bằng ánh mắt hân hoan hay u buồn lãng tránh ?

Con rồi chắc sẽ cảm nhận tình thương yêu gửi trong ước nguyện của Bố Mẹ. Con rồi chắc sẽ xử sự như là ... con của Bố Mẹ. Con rồi chắc sẽ vui với ý tự hào rằng đây là điều làm cho Bố Mẹ ....Con ơi, thế ý Bố Mẹ là gì ? Có bao giờ con hỏi và liệt kê được 1 là, 2 là ... (và nếu con hỏi, Bố cũng chẳng bao giờ có câu trả lời liệt kê rành rọt...!)

Chỉ đơn giản là :Tình thương yêu của Bố Mẹ hãy mầu nhiệm hóa là "Kim Chỉ Nam" cho con sống. Và kỳ vọng đơn giản của Bố Mẹ là vạn sự LÀNH cho các con.

ở LÀNH gặp LÀNH, kỳ vọng hay ước nguyện hở con ?

tPhương

22 tháng 9, 2006

Tuổi biết buồn


Ngày xưa khi còn trẻ, tôi nghe bài nhạc "Tuổi biết buồn" (I Have Learned Sorrow) mà như nghe mộng mị, như là mơ mơ...

"Buồn đã tới rồi, một buổi sáng mưa rơi
"Mưa đã cuốn mây về dĩ vãng xa vời


vâng, tuổi biết buồn, buồn nắng buồn mưa mà ngày xưa mơ mòng tưởng như rất ... da diết ấy, thì bây giờ tóc đã bạc, đã bao lần tiễn đưa những người thân đi xa, xa mãi một chuyến không về, mới thấy là "tuổi biết buồn" thật đã đến rồi, chẳng mơ mơ mộng mộng ...dưới hoa thưở nào !

"Buồn đã biết rồi từ thuở biết thương yêu
"Tình sẽ lớn dần và buồn sẽ thêm nhiều
"Mang những vết thương đi trong cõi đời dài
"Ôi tuổi buồn ơi! Tuổi còn mãi theo ta hoài...

Vợ tôi nói, bây giờ h ế t - c ò n - đ ư ợ c "bông hồng cài áo", tôi không biết nói gì, đã đ ư ợ c - c ò n - rồi h ế t ! Buồn. Nói như Francois Sagan " Bonjour tristesse !"
"Mang những vết thương đi trong cõi đời dài
"Ôi tuổi buồn ơi! Tuổi còn mãi theo ta hoài...



Buồn ! Lúc đứng trực bên quan tài đã tưởng lòng buồn như vắng như lạnh, nhưng rồi bỗng thấy ấm thấy đông với người thân, bạn bè đồng nghiệp tụ đến ! Dường như nổi buồn không còn lạnh, dường như nổi buồn ấm và đượm thấm tình! Ai đến viếng thăm cũng với tấm lòng chia sẽ ! Đâu phải là "ai" mà thật là người thân với tình thân quyến. Có trải qua những phút giây này, bổng dưng mới thấy nhau thân tình hơn cả đã thân tình ! Và cảm nhận ôi một món nợ, khiến mình xấu hổ chợt hỏi, đã từng có bao giờ không phải với mọi người, những người đến viếng này chưa ?

... Ơi, những người đến viếng người thân đã khuất xa của chúng tôi , chúng tôi tri ân mà biết rằng mọi người không cầu đáp !

Buồn ! Nổi buồn _ ấm áp, còn mãi và mãi đến ngày sau !

tPhương

17 tháng 9, 2006

Khi người lớn mồ côi


Khi người lớn mồ côi, September 17, 2006

Cuộc đời ngắn, nổi nhớ dài ? Xin chép tặng lại những ai, những ai mà nổi nhớ dài đau đáu ... tPhương

Kính dâng ông

Ly này con xin mừng tuổi ông ...
.... Xin kính dâng ông thêm ly nữa.
Đã xuân thứ mấy con không về
Xuân này ông đi mãi mãi.

Ông ơi

Ly rượu cay nghẹn ngào con uống vội
Ông đi rồi chẵng kịp đợi tin vui
Xuân bách tuế, bách tuế xuân
Con cứ ngở tuổi ông dài vô tận
Mãi nhởn nhơ câu hát tứ hải
Vô tình chăng thấy lá rụng bên thềm
Mùa xuân tuyết trắng con tưởng mình cô độc
Nào có hay ông tựa cửa chờ trông

Ông ơi

Ngày hôm nay kẻ vô tâm là con xin khóc
Kính dâng ông giọt lệ muộn màng
Nửa đời con cười đã thỏa thuê
Xin dành cho ông những giọt buồn hiếm sót

Ông ơi

Kỉ niệm ngày xưa con muốn nhớ
Thắt lòng đau mới biết đã nhạt nhòa
Phút giao thừa con chẳng đốt được nén nhang thơm
Cũng quên khấn cầu ông trăm tuổi
Lúc mê man ông có buông tiếng gọi ?
Sao con chẳng nghe ?
Hay ông không muốn cháu đau lòng ?

Ông ơi

Con không thể cầm tay ông phút cuối
Chẳng thể đưa ông chặng chót cuộc đời
Qùy nơi đây con xin khóc xin cười
Ông đi nhé thảnh thơi rời cỏi tạm.

Kính dâng ông (Lê nguyên Bình)

15 tháng 9, 2006

"Cầu tiêu là bộ mặt của đất nước "


27 Tháng 8 2006 - Cập nhật 18h38 GMT

'Cầu tiêu là bộ mặt của đất nước' (BBC)

"Mức độ sạch đẹp của cầu tiêu dùng để đánh giá trình độ văn minh"
"Phó thủ tướng Malaysia tuyên bố là mức độ văn minh của một quốc gia được đánh giá qua độ sạch đẹp của cầu tiêu. "Ông Najib Razak phát biểu như vậy trong buổi triển lãm cầu tiêu đầu tiên ở nước này. "Ông Najib nói cầu tiêu dơ sẽ làm mất mặt quốc gia đó với thế giới. "Tuyên bố của ông được đưa ra trong bối cảnh chính phủ chuẩn bị khởi động một năm khuyến mãi cho ngành du lịch Malaysia. "Chương trình của "Năm đến thăm Malaysia", dự tính sẽ bắt đầu trong năm 2007. Quay trở lại cuộc triển lãm cầu tiêu thì các nhà tổ chức nói họ muốn giáo dục dân chúng về sự sạch sẽ.

Bạn nghĩ gì về câu nói nầy ? Thủ tướng Malaysia, ông to, nói đó. Còn tôi, ông Thầy, nhỏ ốm, .... không dám nói đâu, sợ lắm ! Mà có nói ... được vậy không? Có gì quá đáng, có gì kì kì, thiếu thẩm mỹ không ? Nhưng nếu chê câu nói "no" sư phạm, tôi phải "cực lực" phản đối đấy !

Thật thế, tôi kể bạn nghe thời tôi sống. Cái xóm tôi sống trên kênh Nhêu Lộc không nhà nào có cái "ngũ cốc luân hồi" trong nhà cả. Tất tần tật, từ xóm Chùa Miên, Cây Dầu, Bến Tắm Ngưa, Chuồng Bò ..dọc trên sông đều thế cả ! Bạn cho là chuyện lạ, kinh dị quá phải không ? Người ta tận dụng thiên nhiên, sợ phí của giời... cho cá tra, cá vồ ! Ôi cái ... thiên nhiên vô tận (biết ngày nào ...đầy !) tiện lợi sẳn sàng đáp ứng ngay nên người ta không thèm biết cái toilet ! Bạn ơi, kể cả trên bờ trên cạn, nói đâu xa (chỉ.., hơn 30 chục năm trước) ngay Saigon này chổ tôi ở (trại ĐBP) cũng chỉ có ... công cộng mà thôi ! Ra Hànôi (thời đó), nhà nào có 'cầu tiêu ... máy" có thể thấy là sung sướng lắm lắm ..., còn thì xếp hàng hát bài "cái cầu.... này là ...của chung ! em muốn "hái" một "bông hoa" đẹp ...! Eo ui, phải xếp hàng bạn ơi, ngôn ngữ của tôi gọi nơi đó của xóm tôi là " nhà hàng 12 căn". Chỉ 12 căn thôi, "lady" riêng, "gentlemen" riêng (dĩ nhiên rồi), còn nếu bạn đến số 13 (số xui) thì đúng là xui ... tận mạng, ôm bụng mà nhăn nhó mà chò đợi ...ui ! Lúc đó có hỏi cầu (ước) được gì sướng nhất, thì chắc là chỉ có "cầu ..." thôi ! Thôi , không kể nữa, "phản cảm" lắm, ai "vô cảm" mới "ngửi" được !

Đến năm 2000 (bạn đừng hỏi sao tôi nhớ dai thế, chẳng qua là nó gắn với sự tích ở Vũng tàu 2000, 4000 dưới đây nè). Ai cũng biết bãi tắm Vũng Tàu (bãi Thùy Vân, hay là Bãi Sau đấy). Dọc bãi tắm là các phòng thay đồ tắm, phòng tắm nước ngọt sau khi nhúng nước mặn, nhan nhãn đầy là các tấm biển (hổng phải tắm biển) " Đi t... 2000 đ, đi c... 4000 đ, tắm nước ngọt 12000 đ).Dĩ nhiên là các bảng viết không có chấm chấm như tôi. Mà công khai quá, sổ sàng qúa, thiếu ... thẩm mỹ thật ! Đâu như các cô mẫu giáo, dạy trẻ đi ... thì nói xin cô "đi hái hoa". Khách đi xe đò muốn ngừng để trút bầu... tâm sự thì đừng có nói với bác tài " ngộ muốn lái, cho ngộ lái" mà được dạy là "cho tôi đi ca" (phải chăng là do từ caca của Tây). Ôi thât tiện lợi vô cùng, khi lên tiếng thấy thỏai mái, la to mạnh mẻ làm sao, chứ không phải e e ngượng ngượng rỉ tai.....bác tài ! Tôi cũng "lịch sự" cở như thế (hoặc đến thế là cùng) qui ước với gia đình .... "đi ...2000 nhá" , "đi.... 4000 nhá". Cháu tôi, vùng vẩy dưới biển la lên "Bác Hai ơi, con đi 2000 rồi !" Hên qúa, nó mà "đi 4000" chắc là cả nhà ... độn thổ (ý quên, độn ... biển". Tôi (Thầy mà) bèn la lên dạy cháu : "không được, người ta bơi thấy không, chỉ được đi .... 3000 thôi" (hìhì đố bạn 3000, ở giữa chừng xuân, là cái .... chi chi ?). Bây giờ hè 2006 tôi ra Vũng tàu,thấy dẹp hết qúan lều rồi, hết cái xụp xụp che che 2000đ, 4000đ rồi. "Cầu tiêu là cái bô mặt của đất nước" mà !

Cũng hè 2006, tôi đi chơi Đàlạt, thích lắm. Và tôi có kể lại cho bạn tôi nghe cái sự khóai này. Giờ thì kể nữa, cũng chẳng sao. Đó là chuyến tham quan (hổng phải thăm quan) ở dinh 3 Bảo Đại (ừ thì I Newton, rồi II Newton , III Newton, cũng như Trần Hưng Đạo A, Trần Hưng Đạo B đấy thôi !). Bạn biết không, cái restroom (ở dinh 3 Bảo Đại) thật là ấn tượng với tôi, sáng lóang choang choang, đã sạch lại đẹp, mà còn... thơm. Này, thơm không có nháy nháy đâu nhé. Không phải tôi tưởng tượng mùi thơm ... ! Tôi nói thật. Bạn biết sao không ? không phải là long não, là nước đá với nước hoa ... móng lợn gì đâu. Số là mỗi bồn có cái sensor (cảm ứng ?) bạn rời xa khỏi nó là nó xịt nước tự động ngay. Văn minh thế đấy. Khỏi nhắc nhở "đi nhớ dội ...i, rồi "dội xong nhớ... tắt nước" !. Thế là lần đầu tiên tiếp xúc .... giới văn minh, tôi khoe rùm lên, bạn tôi nó cười, ông ơi tội nghiệp qúa!!! Bạn tôi, không biết có nói bốc không (vì tôi chưa tới nhà xem được) khoe là restroom của bạn có cả cái ... thư viện đấy. Ai muốn biết, tôi sằn sàng cho địa chỉ email của bạn ấy để lấy tiền cò.... mẫu thiết kế.

Vậy bạn có công nhận " cầu tiêu là bộ mặt của đất nước" không ? Nói với học trò tôi " Cầu tiêu là bộ mặt của trường mình đấy" coi chừng nhá "rác rưởi là bộ mặt của sân trường mình đấy" "hộc bàn là bộ mặt của lớp học mình đấy". Còn tôi nói với tôi "cầu tiêu nhà là bộ mặt của ... ?" Ui cha, không chịu đâu, nghỉ chơi á !...

tPhương

12 tháng 9, 2006

Ground Zero


George Marengo, nyartlab.com

zero, hoc trò rất sợ. Sao lại không sợ được con số cạn tàu ráo máng này ! Ground zero, cái nơi và ngày đáng sợ, tận mạt tang tóc đau thương. Tôi viết blog vào ngày 11.9 , nghiêng mình chào các anh lính cứu hỏa, những anh hùng đã hi sinh vì trách nhiệm, dũng cảm vì tình người vì cái quý báu nhất của đời là cuộc sống. Cứu cuộc sống người chưa thấy được mà phải trả ngay bằng mạng sống mình, ác độc thế sao ? Sao lại như thế được, sao lại thêm cả hơn trăm người thấy là chết đó, là sập đổ chôn vùi đó, mà vẫn bước đi ...Sao lại là những người tốt, có tấm lòng, có trách nhiệm lại phải ra đi ? Trái Đất này ,
Lòai Người này ... kì bí quá ! Khó hiểu qúa !
Tôi chép lại, gỏ lại Bài thơ của Xuân Quỳnh "Chuyện CổTích Về Lòai Người" mà u u mê mê trầm mặc.

Trời sinh ra trước nhất
Chỉ tòan là trẻ con
Trên Trái Đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt Trời cũng chưa có
Chỉ tòan là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
chưa có màu sắc khác

Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu !
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gío thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu bằng sông
Sông cần đến mêng mông
Biển có từ thưở đó
Biển thì cho ý nghĩa
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng ...

Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xửa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mẹ bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ :
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác ...
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện

Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là Trái Đất

Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thày giáo
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thày viết chữ thật to :
"Chuyện lòai người" trước nhất.


"Groundzero" Cầu cho con trẻ không bao giờ hiểu !
tPhương

11 tháng 9, 2006

Xấp bài chấm


Xấp bài chấm !

Tôi có hơi ngần ngại khi viết câu chuyện này. Nhiều lí do lắm, bạn nhỏ (học trò tôi) tò mò lắm, bạn già (đồng nghiệp tôi) e là có thể ... xét nét chuyện nầy nọ, và còn một người bạn nữa ! Đó là người mà tôi chưa xin phép được ....để kể !
Thôi thì, chậc, ta không hề có một ý xấu, thì hề chi ?

Xấp bài đã gần 30 năm rồi mà hình ảnh như còn trước mặt tôi. Chấm bài là chuyện thường ngày. (à thường ... kỳ thôi, mỗi ngày mỗi chấm thì ... mất sức khỏe lắm !). Tôi nghĩ, nghề nào cũng có vui buồn "đặc thù". Chấm bài là một thử thách của lòng kiên trì, của lòng dũng cảm đối mặt với ... chiến trường. Học trò bày ra một ...chiến trường, thầy... bùm bùm bị hất ngang té dọc với bải chiến trường đó ... hihi bùm bùm "nhân qủa'' mà Thầy ơi ! Ôi sao mà vật lộn, sao mà vất vả trò thầy ! Xin nhắc, tôi ngày đó chỉ ... đôi mươi ! Chấm bài cũng là sự nhẫn nại, "kềm chế cái tức âm ách", nhẫn nại 'đãi cát tìm vàng" Tìm được những bài "good" hoặc "perfect" mừng lắm, hả dạ lắm. (tin hay không tùy bạn nhỏ !). Trong cái cực cũng đôi khi có niềm vui, thỉnh thỏang phải cười cái khì : "điện tích" với " diện tích", " vật m rơi tự do" với "vật em rơi tự do" (thầy K.H chắc đang cười bò đấy thôi, còn thầy Kh chắc cười tủm tỉm "ngu...dần đều"). Mà này, không phải một xấp bài, đến mấy xấp bài ...! Mà lại cũng không phải bài của mình, học trò trường mình mới chết ! (chuyện lớn rồi đây ! )


Phải trở lại đất nước gần ba muơi năm trước, phải ở trong hòan cảnh mới hiểu, cái xót lòng đau đớn của người ra đi. Dân gian gọi là "vượt biên". Vâng chuyện "đi đứng" chui làm sao biết được lúc nào ? Tôi thương tâm trạng bạn tôi. Ra đi, là sống là chết, dữ nhiều lành ít, vẫn không hề để nợ, vẫn tận tụy với học trò mình, vẫn tha thiết trách nhiệm với những tờ giấy, xấp bài vô hồn kia...


Tôi chấm bài, đâu còn những giận, những vui ! Đâu còn thấy chiến trường trên trang giấy viết ! Lòng mình đã như bãi chiến tan hoang rồi ! Những điểm số, lời phê rồi các em có nhận ra nét khác ? Đâu người thầy cô cũ thân thương ? Ai người còn nhớ đến ai ? Ôi xấp bài rưng rưng, xấp bài thao thức, hình ảnh người bạn tôi nhạt nhòe với xấp bài trao tôi, làm sao học trò bạn thấy được ? Tôi nặng nề với tâm trạng bời bời, nặng nề với lo âu chờ trông tin tức của bạn ... Ngày lại ngày, rồi tuần qua,.. tôi không biết nên nộp xấp bài đã chấm qua trường bạn để trả cho học trò đúng hẹn, hay "diếm" đến lúc nào có tin tức an lành của bạn rồi mới giao ? Thật là rối rắm !

Tôi qua ngôi trường N.A.N, văn phòng nhìn tôi một thày giáo lạ, tôi gửi trả xấp bài cho học trò những lớp X, Y .. mọi người trố mắt ...Tôi buồn tênh, lòng như muốn khóc, không nói được nên lời, một lời giải thích ! mà ra về,...Lặng lẽ.

Bạn tôi đến giờ đó, vẫn không một tin gì ....!!!

tPhương (tặng Cô Tư)

Mái hiên trường.


Dưới mái hiên trường.
Vậy đó, rồi ngày tựu trường cũng tới, và ngày chia tay thật cũng tới.Tôi thấy những con mắt hớn hở của các em mới vào trường và cả những đôi mắt buồn của những em bắt đầu bay đi. " Bay đi những cánh chim biển" và dong buồm lên ra khơi, hỡi những thủy thủ của M.K (không phải thủy thủ ... của M.Trăng)

Hồn nhiên, bở ngỡ, háo hức cũng ở mái hiên trường khi mới ngày nào ta nép chân theo cha mẹ nộp hồ sơ vào trường. Rồi cái buồn khi phải giã từ áo trắng tinh khôi, giã từ lớp học, bạn bè, Thầy Cô cũng diễn ra bịn rịn ở mái hiên trường. Mái hiên trường tôi, im lìm đó, nhưng chan chứa bao là tình cảm ! Bạn thấy chưa ?

Có lẽ trong thành phố này, ít có trường nào có mái hiên ?
Một mái hiên đúng nghĩa. Ngứơc mắt lên nhìn thấy gầm gác rui mè và mái ngói đỏ. Mái thì phải cao, mà sao rất gần. Rất là gần. Vì rằng là Mái hiên người, nơi thân thương đùm bọc những người nghèo tá túc qua đêm lạnh với ấm nồng của vật vô tri gửi người cơ nhỡ ! Là mái hiên, như một chở che mặc nhiên với bất kì ai ai... nơi tránh mưa trú gió giông của khách bộ hành.. Và mái hiên trường - cũng chan chứa tình thương cũng ấp ủ tình đùm bọc như vậy . Này đón bước chân đàn con mới bở ngỡ mỗi năm tụ về . Này nghiêm nghiêm dõi bước đưa đàn con tan xa ...với lời nguyền trong tâm tưởng, sau này cho dù năm tháng chất chồng tuổi tác, đàn con khi luyến nhớ mái trường vẩn ngùi ngùi cảm nhận sự chở che ...

Có ai chiêm nghiệm cái không gian dài thẳm của mái hiên trường, sao mà bao la với vui tươi òa vỡ khi ta lớn lên một cấp, một tuổi hồng.Có ai thấy cái không gian hẹp này sao mà rất thân đủ để Thầy trò ta quây quần nói lời chia xa, chúc nhau may mắn, chúc nhau sức khỏe. Ôi không một nơi nào lời chúc thật như ở đây, thầy trò, già trẻ, người người....

Tôi tin nơi này màu nhiệm bởi những chân tình rất thực, rất thương.
Có ai nhớ về Gia Long, Minh khai... hãy bồi hồi lắng nghe tiếng chân vang vọng đuổi : đây, Mái Hiên Trường, đâu, nào dấu chân ta ?

tPhương

Tôi có mấy cái kính

photo Yahoo

Tôi có mấy cái kính ?

Ái chà chà, không phải tôi "chảnh", khoe của ! (qúy báu gì đâu ! bạn thấy đấy kính hàng hiệu chạy đầy đừơng, đầy bến xe, có "khối" !) Vậy thì, đố bạn tại sao tôi lại đặt câu hỏi đó ? (haha, nhập đề có ... 2 dấu hỏi rồi nha ! )

Học trò thông minh "ngửi" thấy chữ "mấy cái " biết ngay chắc là 2 trở lên. Có thể là 3, 4, 5 ....hàng tá, "vô tư" ? Biết đâu dạy chữ thêm nghề bán kính (thay vì bán cháo phổi) có vẻ thấy tương lai hơn ? Kiếm thử lớp học nào không có học trò cận thị, tôi xin giả từ viên phấn ...bạc (hic hic, hổng phải viên phấn vàng để bẻ ra ăn dần). Nhưng đừng có chơi trác tôi mà trưng ra cái lớp học ...khiếm thị nhá !

Tôi bắt đầu bằng con số 2. Tại sao à ? Có phải là "kính mát đeo lúc trời nắng, kính trắng đeo lúc trời ui ui" ? Có phải là "kính đọc sách, kính lái xe" để nhìn gần, nhìn xa ..? Có phải là "kính lặn đi bơi, kính chơi chơi đi bụi " ...?
Vâng, tưởng chỉ có 2, (mà nếu chỉ có 2 thì làm gì trong "văng học sử " dân gian có câu này "KÍNH THƯA ...kính thưa .... kính thưa ... các lọai KÍNH" ?) thật tình tôi cũng tưởng mình chỉ cần có 2 cái kính là đủ. Vốn tôi cận thị từ thuở trẻ cần kính "đít chai" để nhìn bảng, nay về già cắp thêm cái kính để đọc sách chấm bài là ...đúng bộ rồi ! Tôi bèn đi đo kính chuẩn bị cho năm học mói (như học trò tinh tươm đồng phục mới chào đón năm học vậy mà). Một kính 6 điốp để nhìn xa xa ... ngắm nghía cái nghiêm túc của phòng thi (kì thi gì gì trên báo đấy nhỉ). Một kính 4 điốp để chấm bài vô điểm khỏi .... lèm nhèm (hì hì). Tròng mắt 60.000 đ, giọng kính 120.000 đ, 1 cặp kính (đủ bộ gọng và tròng đấy) 180.000 đ (kê khai rõ ràng vì nãy giờ tôi kể câu chuyện thật đó)
Xong, về nhà, leo lên ghế, bật cái computer lên, hí hửng chờ đợi , phen này phải mướt mượt sắc sảo chữ ra chữ, trường ra trường thôi. Mèn ơi, hổng có cái kiếng nào cho tôi thấy chữ ở màn hình cả ! 6 điốp, rồi 4 điốp, rồi 6 ...Vẫn phải lột mắt kính ra, dí con mắt trần trụi sát monitor mà xem ! Thôi rồi "vũ như cẩn". Bay liền đến tiệm kính thôi (18:30), đo lại ngay : kính này số mấy ? và số mấy ? Tay tôi nắm cái "toa đo kính" chưc chờ nghe ..nếu không phải là 4 là 6 điốp thì...trưng ra bằng cớ, lắp kính sai, bắt đền đi !

Các bạn ạ, có nghe không ...: "kính này 4 độ" (đúng) "kính này 6 độ" (đúng luôn, tức là đúng thiệt rồi) Có lẻ cái mặt tôi lúc đó .. thảm hại rất ngộ (hoặc là rất ngố hay sao sao ấy) nên cậu thợ đo kiếng an ủi " Bác vào trong cho chuyên viên đo lại xem". Đúng rồi vào trình bày nào ! " Không được, bác chỉ nói đo kính để đọc sách chứ có bảo để làm việc với máy vi tính đâu ! "À, thì ra thế, vậy lại đo "5 điốp, bác ra ngòai chọn gọng đi"
Bây giờ các bạn biết tôi có mấy cái kính rồi phải không ? Câu hỏi đã được ....giải mã. Nhưng còn câu hỏi nữa mà ! 'Tại sao tôi lại đặt câu hỏi này !" "Bác không biết đấy thôi, lái xe thì có kính lái xe, đọc sách dùng kính đọc sách, dùng máy tính phải có kính đọc cho máy tính, bác chọn lọai tròng này đi 140.000 đ chống tia phóng xạ" Khiếp ! Đúng là chuyên viên có khác, rành rọt lắm làm tôi hình như "ngộ" ra được 2 điều : Một là, mình già rồi (lão hóa thật rôi) Hai là, mình có chắc dùng đúng kính không vậy? Trên đời này multi vật thật phải multi focus .

Vậy tôi phải có mấy cái kính ? mấy cái kính ? này bạn có biết chỉ giùm tôi ?
tPhuong

08 tháng 9, 2006

Tôi đi họp


Tôi đi họp (photo Yahoo)

Nghe như tiếng ... thở dài ! (nhăn nhó) Này nhé phải thu xếp lại lịch : hôm nay có dạy không nào, dạy bù lúc nào, có việc "tư tác" gì không đấy ... Ôi chao , sao mà "lộn xộn". Trời sinh ta, sao sinh ra cái họp nó "ám" ta thế !

Nói thế cũng chưa hẳn là thế đâu nhá : có cái họp ...xa xa, Hà nội, Cửa lò, Đà nẳng, Nha Trang ... gi gi đấy thì ... mát mẻ lắm, phấn khởi lắm ! (trốn vợ con đi chơi có ...pa-tăng đường hòang !)

"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức ....đi họp hội đồng giáo dục" (xin nhà văn Thanh Tịnh cảm phiền, vì văn chương chẳng mấy chữ, xin mượn vài dòng cảm xúc của nhà văn để nhập đề cho có văn vẻ, dù gì cũng là buổi họp đầu năm !)

Họp hội đồng giáo dục đầu năm thì các bạn đồng nghiệp biết cả rồi (không dám nói phét !) Một là, hai là ... đánh giá kiểm điểm nhận xét tình hình nhiệm vụ ....v.v....Từ projector các con số chớp chớp trên màn hình, lớp này lớp kia, trường này trường nọ ...(ta đang ở đâu ? top 5 hay top 10 ?), hội trường im im (có nghe cả tiếng con kiến hay con dế gì đó nó sụt sịt), giáo viên chờm chờm như chờ ...xổ số (nói thiệt, không tin hỏi các Thầy có môn đứng lớp dạy thi đi !) Bỗng nghe đâu như con gió nào sượt một cái, quét lóang qua hội trường. Thì ra tiếng thở phào của nhiều THẦY CÔ cùng lúc nên biên độ tổng hợp hơi mạnh vậy mà ! Tôi thấy những gương mặt đăm chiêu dán trên các con số, lòng Thầy cô đang nghĩ gì ? Tôi thấy những con số tung tung tranh nhau xếp 1, 2.... chúng cười gì, hê hê (phởn chí ?) những con số biết nói !


Buồn không, những ai có tâm và lòng tự trọng ! Bỏ qua đi....nổi buồn không tự nó sinh ra làm khổ đời nhau mà chỉ do con người bày đặt ra. ... cho nhau, làm khổ đời nhau !


"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm hoang mang của buổi ... đi họp Hà nôi, Đồ sơn, Cửa lò, Đà nẳng, Đà lạt, Nha trang, Vũng tàu ..." (này, những địa danh cũng biết nói, văn chế một lọai như nhạc chế từ văn chương "chính gốc" của nhà văn Thanh Tịnh là ... đấy thôi). Ôi chao, từng đi họp có ... thâm niên, này nhé ; họp nhóm, họp tổ, họp sơ kết, họp tổng kết, họp trù bị, họp chính thức, họp công khai v.v... nên tôi được có quyền tổng kết theo kinh nghiệm cá nhân, rằng là có 2 lọai họp :

- ĐI (đến) HỌP : lọai họp im im ...nghe (và nghe, có ghi chép nữa là ...gv gương mẫu)

- HỌP (để) ĐI: lọai họp cũng ... nghe (và có ăn - liên hoan, hoặc chơi - đi chơi, nói chung là ... ăn chơi)

Tôi có thể biết bạn là ai, chỉ cần biết bạn "đi họp" lọai nào, tin không ? Hi hi

tPhương

Người Đàlạt, Khách Đàlạt ?


Người Đà Lạt ? Khách Đà Lạt ?



Ý tôi hỏi là làm sao bạn có thể phân biệt được ai là dân thổ địa chính gốc Đà Lạt, ai là khách du lịch vãng lai, chỉ qua cái nhìn đầu tiên ?

Tôi thử nói nhận xét của tôi nhá, có thể cùng ý với bạn đấy. Ai mặc áo len, (và đi đôi ũng) chắc như bắp là dân Đà lạt chánh tông. Còn ai phong phong “áo vũ cơ hàn” chẳng áo len, áo gió, áo phông… cầm bằng là dân Lạt Đà thôi !

Có thể bạn có nhận xét khác tôi. Cũng chẳng sao, con mắt “trần gian” mà, sẽ chẳng ảnh hưởng gì hòa bình thế giới đâu. Và người bản xứ, mặc kệ ai ai nhận xét sao sao đi nữa, vẫn cứ trang bị cho mình từ đầu (nón len) đến chân (giày ủng) rất là nghiêm chỉnh. Xin bỏ qua cho, tôi thật tình không hề có ý gì, điều gì quấy quá cả !



Thế này này, do tôi thấy ở đây, dù giữa trưa, trên đường phố hay ở trong nhà ai cũng mặc áo len ! (bạn đến Sử Quán mà xem, tứ thời sáng trưa chiều tối, các cô thướt tha áo dài nhưng vẫn ấp chiếc áo len như vật bất li thân !) Khi nghe tôi thắc mắc, người điạ phương trả lời : nếu không mặc sẽ thấy…thiếu thiếu. Mặc là vì phải mặc, vậy thôi. Câu trả lời của chị bán sữa đậu nành nóng …làm tôi rất thích, thì ra là vậy, thật … bình dân + tự nhiên ! Thật tự nhiên như cái nóng hổi vừa thổi vừa húp quyện với cái lạnh của đêm , của bầu trời, của cao nguyên, của 1 lúc chạnh lòng xa mái ấm thân thương ! Cái tự nhiên có cần gì lý giải ấu ơ (như thầy trò mình, mệt) ?



Nhưng rồi tôi phải là ông thầy, phải hỏi tại sao, phải trả lời tại vì … (bài bản !) Thử tự mình trải nghiệm để trả lời cho được câu hỏi đó: vì sao người Đà lạt luôn mặc áo len. Không biết có đúng không, nhưng này, bạn đã bao giờ ở lâu trên Đà lạt và đi chơi Đà lạt bằng xe gắn máy vi vu chưa ? Nếu có, tôi nói chuyện tiếp. Nếu chưa thì bạn hãy làm Tây ba lô một chuyến đi. Mướn chiếc xe Honda, thử thắng chân thắng tay cho thật an tòan, đổ xăng đầy bình. Lên đường đi vòng vo, đi lung tung. Thật sướng khôn tả. Cái lạnh lúc se se, lúc rét rét. Trời gió lạnh lúc sương sương rồi chuyển căm căm lúc nào không biết, rồi trời cũng lại nắng ấm thật ngọt ngào. Lúc này lúc kia, thật là …chả biết đâu vào đâu ! Chậc ! Bạn sẽ hít hà, răng sẽ đánh lóc cóc, sẽ hối tiếc vì mặc áo …”con nhà nghèo” nếu cứ tin tưởng ông mặt trời sáng nóng dễ thương.

Cứ thử đi chắc sẽ hiểu : Hãy ngồi trên chiếc xe gắn máy 1 tiếng 2 tiếng… dài lâu (và hơn thế nữa) mà hưởng cái đất trời chỏng chảnh, cái phong vị … thật Đà lạt, như người Đà lạt, và nhớ trang bị y chang dân bản địa bạn nhá.

Lạnh !



TPhương

Căn nhà ván gỗ


Căn nhà ván gỗ
Ngôi nhà hay căn nhà, nói như thế nào cho dẽ thương hơn thì tùy bạn đọc thôi.

Trên đường lên Đà lạt này tôi cứ vu vơ đếm những căn nhà như vậy. Rồi hết đếm lúc nào không biềt. Tôi mõi rồi !

Chỉ còn đọng lại nổi nhớ với cái căn nhà buổi thiếu thời của tôi, anh em chúng tôi. Cũng bình dị thôi, như bao căn nhà lùn thấp bé khiêm tốn nhỏ nhoi trong dòng đời lam lũ. Có hơn chăng những căn nhà ven quốc lộ này, căn nhà anh em chúng tôi thay vì đếm xe ông đi qua bà đi lại thì lại lặng lẽ ngắm mình trong giòng kênh Nhiêu lộc. Ta nhìn ta ..xiêu vẹo .. dưới đáy nước. Có thấy mình xinh ? Không biiiết ! Có thể vì nước đen, dòng đục… cũng chả thấy gì đâu?



Tôi thấy thương thương những căn nhà nhỏ (và lùn tịt) cất bằng những mảnh ván, vá víu bằng những miếng tôn tạm bợ. Có lẽ vì tôi thấy cái kỉ niệm trong căn nhà cha mẹ mình. Có lẽ vì tôi thấy cái nghèo tội nghiệp, nhưng giàu chất… mơ? Có lẽ tôi thấy – mà người khác không thấy - chất thơ, chất …thép (chịu đựng) dù rằng nhà ván … không có lấy một tẹo bêtông ?



Bạn có thể nói là tôi …bốc phét, là …con cáo và chùm nho (ăn không được thì bảo là nho … chưa chín, ở không được căn nhà “xịn” thì nói gàn). Với tôi căn nhà bình dân - ván gỗ chứ không phải … súc gỗ - giản dị làm sao : chẳng thấy vào, chẳng thấy ra (cửa nẻo, phòng riêng gì mà vào với ra), chỉ thấy ở. Ở với nhau. (bao là tình ! vì dường như căn nhà gắn với hình bóng, người thân, không còn nữa)



Cái thơ trong căn nhà anh em tôi ở rất là …môi trường, cảm thụ được môi trường thời tiết là mưa hay là nắng, và cái già lão đông đúc của tháng năm chồng chất đi qua. Trời nắng căn nhà ván gỗ cảm được cái nắng … nung. Trời mưa căn nhà ván gỗ cảm được cái ẩm ướt sụt sùi mưa … ngấm. Bạn thấy đấy, ai bảo vách ván không có linh hồn ? Và tháng năm trôi qua, rồi ngày triều dâng bì bỏm lội, rồi ngày cạn nước ngửi mùi sình dâng, anh em tôi rồi cũng lớn ! Không còn thọc chân xuống sông cho mát. (ngày xưa còn là sông vì năm nào cũng có người chết đuối, cứ rằm tháng 7 xóm Bến Tắm Ngựa nhà tôi cúng cô hồn lớn lắm !) Không còn vớt con cá lòng tong, con cá bẩy màu, hay chỉ cho nhau nhìn những con rắn quẩy lội trong nuớc rồi lè lưỡi ! Cả cá, cả rắn có còn đâu nữa ! Cá đi về đâu, sống về đâu, “no” biết ?

Hình như l o à i v ậ t vô cùng tự trọng, không chịu sống chung với n g ư ờ i !


Và tôi buồn, đếm những căn nhà ván “lùn”, rồi mà chi ?

tPhương (viết cho con

Cám ơn


Cám ơn người.


Về Sàigòn, nhớ Đà lạt. Nhớ những ngày trên Đà lạt, nhớ một việc mà tôi phải tủm tỉm cười. Có lẽ thấy vẽ mặt tôi "phỉnh phỉnh" vợ tôi nghi ngờ hỏi tôi cười gì ? Á, phải rồi tại sao không kể, qua chuyển kể này, tôi sẽ gửi lời cám ơn đến 1 người không quen ở Đà lạt. Anh bạn không quen ơi, chắc gì anh đọc được những giòng này, có thể "đồng hương" anh đọc được, để nghe tôi nói là "Cám ơn Đà lạt, những người như anh".

Mấy ngày qua (trước thềm năm học mới) vợ chồng tôi ráng kiếm thì giờ để làm một chuyến nghỉ hè ..."vét". Đi "bụi" không phải với trường, bạn bè, hay gia đình.... (con gái tôi chọc "romance, đã nha" !). Tôi mang theo máy ảnh, dĩ nhiên là đóng vai "phó nhòm". Vậy đó, bất công là tôi "chụp được" chứ không "được chụp" ! Bạn sẻ hỏi, còn nút bấm timer đâu ? Máy nào chẳng có, 2s, 10s, "bụp" automatic tự chụp lấy có gì phải phàn nàn ! Vâng, máy tôi cũng có, nhưng công dụng chính của nút này là để khi tôi bấm máy với tốc độ chậm tránh rung tay thôi (dỉ nhiên là có tripod).

Lúc tham quan ở dinh Bảo Đại tôi gặp 1 tình huống ... khó khăn (chẳng phải "tình huống sư phạm" gì đâu). Cảnh nội thất khá hay, khá "romantic" và tôi muốn chụp chung với vợ. Ông ui, quanh đi quẩn lại không có ai (không có đòan, khách nào khác) ngòai ...2 tui (thế mới cực kì ...romantic chứ). À, tôi chạy qua phòng bên định cầu viện. Có 1 anh, mừng trong bụng, hên nha, tôi định ngỏ lời, nhưng giật mình khi thấy trên tay anh là cái camera nhà nghề, túi xách đeo vai .... Bạn có hiểu tình huống ...khó khăn của tôi lúc này không ? Làm sao mà mở miệng nhờ cậy được ?

Tôi cười ...cầu tài, rồi quay về với vợ, thế thôi. Tôi bấm máy chụp cho vợ riêng một tấm, an ủi thôi thì cũng được. Lúc ngước lên, thấy anh thợ chụp ảnh đang nhìn tôi "cười cười". Bạn hiểu nụ cười này chứ ? Các nhà ngôn ngữ học, tình cảm học, Phạm Quỳnh ...học (người VN gì cũng cười) ...dịch giùm tớ xem. Tôi thấy nụ cười ... rất tình cảm (dám chắc "trên mức tình cảm" luôn, không tin bạn đọc hồi sau sẽ rõ...) "Anh chị muốn nhờ tôi chụp giùm ?" (Trời ơi, người đâu sao mà dễ thương thế, tử tế vô cùng, "qúy hóa quá"...) Thật là "qúa đã" ! Anh ta chụp giùm chúng tôi, và còn hướng dẫn chúng tôi ra "lầu vọng nguyệt" chụp thêm cho 2 đứa một tấm rất là "romantic" ở đây nữa !

Bạn có thấy người Đà lạt tuyệt vời chưa. Cám ơn bao nhiêu lần mới đủ ?


Vợ tôi hỏi sao anh ta biết mình muốn nhờ ? Tôi hỉnh hỉnh mũi, này bạn khi nào bạn thấy tôi nhìn bạn mà cười cười .... là coi chừng đó !!!

tPhương

Văn hóa đọc

Văn hóa đọc September 06, 2006
Thứ Năm, 31/08/2006, 07:01 (GMT+7)
Đánh thức gia tài văn hóa đọc. TT - Bộ sách 100 kiệt tác sân khấu thế giới được xem là cẩm nang về tác phẩm và tác giả lần đầu được hệ thống và tuyển chọn lại từ các bản dịch tốt nhất trước đây. Công trình này do Công ty Minh Thành phối hợp với Nhà xuất bản Sân Khấu thực hiện.

Đó là bản tin tôi đọc được trên báo Tuổi Trẻ. "Văn hóa đọc", hình như lần đầu tiên tôi được biết (thật là ... thú vị ! thú thật là ... mở mang tầm mắt ? !).

Vậy tôi đã biết văn hóa gì ? Này nhé "văn hóa mới", "văn hóa dân tộc", "văn hóa cồng chiêng", "văn hóa ẩm thực", "văn hóa cung đình", "văn hóa phương đông, phương tây" ... đại lọai như là trình độ, sự nhận thức, cái cung cách bản sắc ... (ôi, giáo viên văn hay thật ! nói sẽ trơn lu, còn tôi ... lắp ba lắp bắp hơi bị nhiều !) Còn cụm từ văn hóa mà đặt ở phía sau thì có " khu phố văn hóa" (cái khu phố sạch đẹp văn minh lịch sự ... đại lọai là ... có văn hóa, còn con người ?). Chà, cũng nên học tập, lớp nào sạch đẹp ta "phong" cho là "lớp văn hóa", nhóm trò nào học ra học ta "khen" là "xóm văn hóa" (tránh cụm từ "xóm nhà lá" nhá !). Còn nữa : "con người văn hóa" (tử tế, có "học", nhân bản - ý là "nhân chi sơ tính bổn thiện" chứ không phải "clone" tế bào gốc gì đâu), "ứng xử văn hóa" (nói lời tốt làm việc hay), "trình độ văn hóa" (khi kê khai lý lịch),"cách mạng văn hóa" (khi học ....chính trị). Biết thế cũng tàm tạm gọi là ... có văn hóa, phải không ?

Nhưng thú thật gặp cụm từ "văn hóa đọc" tôi bối rối lắm ! Hiểu lơ mơ lắm (phải diễn dịch, qui nạp ... lung tung lắm !) Nếu trong lớp thì tôi phải giơ tay "thưa Thầy con chưa hiểu".

Cũng như cụm từ "văn hóa đồi trụy" ! Đồi trụy mà lên hàng ...văn hóa ! Cái văn hóa là cái hay, cái đáng học, cái thanh tao lich lãm, vậy mà đi với cái đồi trụy là cái xấu xa ... rất ghê gớm, cái phải truy nả và cải tạo. Hay là nghĩa của nó là cái sự "ăn, chơi, bẩn" phải có ... văn hóa (hình như các cụ ngày xưa có câu thơ rằng "chơi cho lịch mới là chơi, chơi cho đài các cho người ... biết tay", Xin lổi, xin lổi ...).

Và nữa, cụm từ này đố người Việt ... ở nước ngòai hiểu - nói theo ngôn ngữ (văn hóa ?) học trò rằng : hiểu được ... chết liền ! - đó là cụm từ "văn hóa ngòai giờ". Văn hóa ngòai giờ, là cái ... chi chi ?

Vậy mà có đó, không tin đến trước cửa các trường mà coi, có bảng hiệu đường hòang !

tPhương (tặng Châu Trang, thầy P ... dốt qúa đi thôi!)

Món đồ chơi


Hot nhất, cool nhất bây giờ có lẽ là Game, phải không bạn ? Trẻ, già đều mê ... đến mệt ! Còn trước đây ? Tôi phải gõ lại câu chuyện này, tác giả "16 tuổi", còn tôi là nhân chứng ! Cách đây đã 6 năm rồi ...

" Đã 9 năm kể từ lần đầu tiên tôi đến nơi sang trọng đó. Đó là một bữa tiệc sinh nhật người bạn của bố tôi, một người giàu có. Tôi đến đó, được đưa vào phòng đồ chơi của một đứa bé nhỏ hơn tôi 2 tuổi, Chao ôi, đó là căn phòng tuyệt vời nhất mà tôi từng được vào. Đồ chơi nhiều vô kể, có gấu bông nè, có xe lửa nè, có máy bay nè, có điện tử nè, có ... ồ và kia là gì nhỉ ? Tôi thấy chữ LEGO trên nắp hộp, một chiếc hộp to lớn. Vâng, đó chính là LEGO, món đồ chơi xa xỉ mà tôi thậm chí chưa được tận mắt thấy. Tôi say mê nhìn ngắm ngay từ lần đầu, tôi đứng đó, nhìn thật lâu, thật kỹ, bởi lẽ tôi biết rằng, đây có lẽ là lần duy nhất tôi được nhìn, vì gia thế của tôi không cho phép tôi làm chuyện đó lần thứ hai. Thấy tôi như vậy, đứa bé nọ cúi xuống nhặt một chú lính từ dưới sàn lên, đưa cho tôi và nói : " cho anh nè !"

" Đó là một chú lính nhựa rất dễ thương nếu như hai cánh tay còn nguyên vẹn. Vâng, một bên tay chú giờ đây chỉ còn là một lỗ hổng vô hồn. Tôi vui sướng với món đồ chơi bỏ đi đó đến nỗi quên cám ơn chú bé tốt bụng. Phải, tốt bụng, bởi lẽ đó là điều chưa bao giờ xảy ra với tôi - một đứa con nhà nghèo, một đứa trẻ chỉ biết chơi với nắp khóen, với lon, với những tấm hình tạt. Món đồ chơi đó chính là chú lính LEGO.

"Tôi đã đến với niềm đam mê Lego từ lúc đó.
"Đam mê vẫn chỉ là đam mê, bởi lẽ hòan cảnh tôi không cho phép tiến xa hơn hai chữ đó. Cho đến một lần, cách đây khỏang hai năm, khi gia đình tôi bắt đầu khá giả hơn, và tôi, thật lạ chưa, lại nhận được một món qùa sinh nhật đặc biệt, một hộp đồ chơi LEGO. tuy chỉ là hộp nhỏ, nhưng đấy là nổi say mê của tôi, ước mơ của tôi, lần đầu tiên tôi được sở hữu cho riêng mình món đồ chơi ấy.
"Tôi lao vào việc sưu tầm LEGO từ lúc đó, tôi để dành tiền ăn sáng ít ỏi của mình, tôi để dành tiền thưởng, tôi để dành số tiền tết, tôi để dành từ nhiều "nguồn thu nhập" .... và tôi đã có, một cách thật chậm rãi, thật kiên trì, đã có một bộ sư tập khá lý thú như hiện nay. Và đó không phải là lý do để tôi có thể quẳng đi cái vật "một tay" kia. Phải, tôi vẫn giữ nó, giữ nó như một kỷ niệm của tuổi thơ, giữ nó như một món qúy giá nhất trong bộ sưu tập.
"Tôi qúy bộ sưu tập của mình lắm, không một đứa em họ nào được bén mảng lại gần khu vực cất đồ chơi của tôi, mặc dù tôi thương chúng lắm. Nơi tôi cất LEGO không phải một nơi nào xa lạ, đó chính là ngăn tủ trên đầu giường của tôi. Thân thể tôi gầy ốm như hiện nay, có lẽ vì tôi đã nhường một ít thức ăn của mình để nuôi sống đám đồ chơi kia, bởi lẽ tôi đã nhịn ăn sáng qúa nhiều, khá nhiều đủ để trang trải khỏan tiền mua Lego. Và chúng biết điều đó, chúng đã biết, và chúng đã mang lại cho tôi niềm vui, mang lại cho tôi những giây phút thỏai mái khi tôi cùng chúng đi chinh phạt, đi khám phá nhiều vùng đất trên chính chiếc giường của tôi. Hẳn các bạn đang nghĩ tôi điên ? Phải, bởi lẽ tuổi thơ tôi đã có khá nhiều chuyện "điên điên" như thế.


"Thật sự thì tôi đã có 4 phiếu gia nhập câu lạc bộ LEGO cũ :
- Phiếu đầu tiên tôi gửi với tất cả sự hăng say, không một tiếng trả lời.
- Phiếu thứ nhì tôi gửi với sự trông chờ, không một lời đáp lại.
- Phiếu thứ ba tôi gửi với sự hy vọng, không một lá thư nào được trả lại.
- Phiếu cuối cùng tôi gửi với sự chán nản, ghi đại tên đứa em họ 5 tuổi. Và, thật ngộ chưa, đứa em họ tôi được nhận ngay vào câu lạc bộ chỉ 1 tuần sau đó.
"Tôi nhận ra một điều : tôi đã lớn hơn so với tuổi quy định, mặc dầu tôi không biết ai đã ra cái luật " tuổi quy định" ấy. Thiệt thòi biết bao khi không được gia nhập clb, tôi đứng đó, nhìn những đứa trẻ hăng say đi lãnh qùa ngày 1-6 mà lòng không thóat khỏi hai chữ "thèm muốn". Tôi muốn nó, muốn chiếc móc khóa xinh xinh ; tôi muốn nó, muốn chiếc bóp viết nhỏ nhắn ; tôi muốn nó, muốn quyển tâp ngộ nghĩnh ; ... tôi muốn nó, muốn tất cả những gì đáng ra là của tôi nếu không có ba chữ "tuổi quy định" ấy.

"Hiện giờ, đang cầm trên tay phiếu gia nhập clb, tôi thật sự chán nản, chán nản như lần cuối cùng tôi xin gia nhập clb cho đứa em. Bởi lẽ, lại một lần nữa, tôi phải đối mặt với ba chữ "tuổi quy định" ấy. Tôi đã hứng thú biết bao khi biết có clb LEGO mới, biết chuyện clb mới này "nhận tất cả các bạn, miễn là thích LEGO, muốn vô clb LEGO" (nguyên văn). Không thể óan trách được người đặt ra quy định, bởi lẽ quy định là quy định, không ai có thể làm trái được, nên tôi quay sang ghét cái tuổi của mình, 16. Tôi ngồi đây mà vẫn còn buồn, bởi lẽ tôi biết mình sẽ không bao giờ được làm thành viên chính thức của clb LEGO.

"Thôi thì đành vậy, có lẽ tôi sẽ đăng ký cho đứa em, có lẽ tôi sẽ coi ké "tập san LEGO", nhưng tôi sẽ không bao giờ có được chiếc móc khóa LEGO - món duy nhất tôi chưa có, bởi lẽ em tôi cũng thích nó nữa ! " (monkey_kid12@yahoo.com)

tPhuong

Aai chuối xào dừa không ?


Ảiaaiii ... chuối xào dừaa hôôôn ...?

Dấu hiệu của tuổi già là cứ nhớ chuyện cũ ! (ai nói đó mà nghiệm thấy cũng có lý)
Nếu ở trong khu xóm bạn chắc biết những gánh hàng rong với tiếng rao hàng nhiều khi thấy hay hay ngộ ngộ " Aaai .... ". Sao mà cái từ "ai" hay thế. Nếu là ông thầy đồ ngày xưa, tôi phải khuyên đỏ cái từ này. Sao mà "thấm thía", cái mời mọc sao "da diết" mà cũng rất là "dưng dưng" (ngọt ngào xa xa tự trọng chẳng ép ai buộc ai). Nhưng phải là cái từ "ai" cất cao, kéo dài cơ ! Phải chi giáo sư Trần văn Khê viết một bài về cái thang âm rất đặc biệt này thì bạn đọc sẽ hiểu hơn nhiều cái hay mà tôi đã diễn tả ... rất vụng về.
Giờ đây ít còn được nghe, ít còn được thấy nữa.Cũ kỹ rồi, xưa rồi. Cũng như đã không còn thấy "bơm bút bi đây", "bơm quẹt ga đây" (con tôi nghe kể, cứ nói Bố kể chuyện ... cổ tích, ai mà "keo" vậy, 1000 đ cây bút bi, 1000 đ cái quẹt ga !).
Dường như không còn những thúng, những gánh hàng rong kẻo kẹt trong trưa nắng, hay lặn lội trong đêm khuya ngày xưa rất vắng ? Người ta vội, hay thời đại tân tiến ! Thay vào đó là những chíếc xe ba gác, mẹt hàng lủ khủ bên trên, người ta đẩy, người ta kéo dạt bên này tấp bên kia khi ...có chú công an thổi. Hoặc lòn lách hơn là những chiếc xe đạp, cũng đầy bánh tráng, trứng cút, bịch đậu phọng ... chất hòai chất hòai qúa khổ của chiếc xe thô sơ cũ kĩ và che lấp cả cái dáng nhỏ nhoi bạc màu thu lu dưới chiếc nón lá sờn rách thật là tội nghiệp - oằn gánh nặng của đời !. Bạn ơi, giờ đây, những gánh, những thúng hàng đã chạy ào vào các siêu thị, các nhà hàng buffet, các khu du lịch... Vệ sinh, văn minh, lịch sự ..., thì tốt thôi, nhưng còn ? Còn lắm lắm những cuộc đời nhỏ nhoi ! Còn những tấm qùa đáp ứng ngay khi "thượng đế" ở trong nhà mà khứu giác được đánh thức bởi tiếng rao hàng trống không gợi khêu ngòai ngỏ ? Còn cái "air" triu mến bình dân (gọi là "dân dã" ?) làm sao có, cho dù bỏ công, tốn của, dựng cảnh, dựng người ! Chuyện khó ? Đố ai "tập làm" được ...người bình dân ! ( còn người dân ... bình bình, khỏi đố !)

Đã ít còn thấy, là mừng cuộc sống ... đi lên (đi vào siêu thị, nhà hàng), Nhưng tôi vẩn còn ... ám ảnh, tiếng rao hàng " Ảiaiii ... chuối xào dưà hôôn..". Ngày xưa tôi còn bé (thì chuyện cổ tích nào chả bắt đầu bằng .. ngày xưa) và Dì ruột tôi còn là một thiếu nữ, cứ chiều chiều nghe tiếng rao hàng "aaaii chuối xào dưừa hôôôn..." là quýnh quáng lôi tôi ra hẽm mua ngay. Bạn bảo sao tôi sướng thế, có bà Dì dễ thương, chiều chuộng cháu thế ! Đúng là Dì tôi rất dễ thương. Nhưng để tôi kể tiếp. Dì tôi thích ăn chuối xào nước dừa đấy bạn ơi ! không phải tôi đâu... (Ừ, nói cho công bằng, để Dì tôi đọc được cũng không ... đánh đòn, thì tôi cũng khóai - con nít được ăn gì mà chẳng thích - nhưng đứng sau ... Dì tôi !) Mà lạ, sao Dì cứ phải dẩn tôi "xông xáo" ra mua, đi mua một mình ai ... cắn ! Bây giờ tôi đóan chắc là hồi đó Dì tôi ... mắc cở (thời ... con gái mà !!!) Tôi nhớ bà bán hàng. To, phốt phát (hay tại lúc đó tôi ... tí nị ? phải nói thêm câu này để bạn hiểu đọan sau của câu chuyện). Khoan đã, mà có cần phải tả cái món "chuối xào dừa" không ta ? Này,chuối sứ cắt lát dài mỏng phải ngọt đậm đà mà còn dai sực sực, xào nước cốt dừa béo ngậy điểm xuyến bằng bột bán hột hột, thơm dậy mùi va ni lẩn mùi thơm đâu đó của hạt đậu phọng rang cắn dòn dòn ... Hic, bây giờ cho tôi nói lại, chắc là tôi khóai món này hơn ... Dì tôi thôi ! hi hi. Bạn nhìn cái thau chuối, sánh quặt thật là no nức, trắng như màu ...áo dài, ánh bột bán trong như ... học trò, lát chuối to ... cắn ngốn 3, 4 miếng, đã ! Chưa đâu, gánh hàng có 2 cái thúng hấp dẫn ! thúng bên này là thau chuối, thúng bên kia là đậu phọng luộc. Một thúng ú nụ vun đầy những hột no nứt, bùi bùi beo béo ! " Con thích ăn hả, bốc đi !" Hồi đó tôi lấy làm lạ, người lớn sao cái gì cũng biết ! Tôi đâu có nói gì đâu (ngoan lắm nhé, không vòi vĩnh gì đâu giống y ... con tôi) ! Mà sao bà bán hàng biết ? "Con bốc đi, bà cho đấy" Tôi ngần ngừ ("thiệt chơi vậy?") tôi rụt rè ("nhút nhát" qúa ta?) tôi mắc cở (vì bị bắt qủa tang cái thèm muốn của mình) tôi "ma lanh" (bàn tay tôi... tí nị hà !). Tôi thú thật không nhớ lúc đó tôi nghĩ gì. Nhưng cái tôi nhớ hòai hòai là hình ảnh bà bán hàng hốt và bốc một nắm tay đầy đậu phọng dúi cho tôi. Tôi đã nói rồi, đây là một người phốt phát (y như cái phúc hậu của bà !) nên bàn tay bà to lớn lắm, một bàn tay to đùng như nải chuối ! Hai bàn tay tí nị tôi khum nhận không hết, rơi vãi hết xuống đất. (con tôi phát một câu "xanh rờn" : " thì người ta ... khuyến mãi đấy mà !) Tôi thật ... tròn mắt. Mình đang sung sướng kể câu chuyện ... ngọt ngào ! Ừ, thì bạn nghĩ xem, có phải là "khuyến mãi" không nhé. Tôi lui cui tay lượm các hột rơi dưới đất, tay túm vạt áo để giữ đám đậu phọng từ "nải chuối' của người nhà trời. Người nhà trời này xé tọet vạt lá chuối (hồi đó không có bịch nylon đựng như bây giờ đâu), xoắn một cái ốc hốt lại cho tôi ... một nắm khác nữa !
Khi lí nhí cám ơn, chắc là tôi mắc cở lắm lắm. Về nhà, Dì tôi qưở, " người ta cho, thì con hốt đại một nắm đi". Có lẽ cái tội lỗi của tôi là "được nhận nhiều quá !" nên từ đó không bao giờ Dì tôi dẫn tôi đi cùng để mua chuối xào dừa nữa !

"Aaaiii chuối xào dừaaa hôôôn ..."

tPhương