... Khi thiết kế Dinh Ðộc lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT, có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM . Theo quan niệm dân chủ hữu tam Viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con ngườ i hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG , trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.
Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời. (xem : dinhdoclap.gov.vn )
(photo : dinhdoclap.gov.vn)
Không hiểu sao em "tâm đắc" nhất là hai phòng tiếp khách "nước ngòai" và "nước trong" (nơi chị và Nga đứng chụp hình) ! Ở phòng tiếp khách "quốc ngọai" chủ ngồi trên ghế đặt trên bục cao lại còn lót đến hai tấm nệm - thay vì một - cho cao thêm, trong khi khách ngồi đối diện, giữa 2 ngà voi, mà ghế ... thấp ! Còn phòng tiếp khách "quốc nội" thì chủ khách, ghế ngồi ngang nhau, bình đẳng ... ấn tượng chưa ? Đó là chi tiết em thích nhất. Dĩ nhiên mỗi phòng một vẻ, đều có những sắp đặt tuyệt vời. Tỉ như ở Sảnh đường có bức tranh Quốc Tổ, ở phòng Trình Quốc Thư có tấm sơn mài "Bình Ngô Đại Cáo", một "lời nói" chẳng cần phải dịch và chẳng "tuyên ngôn" nào súc tích hơn ?
... Ngôn ngữ kiến trúc của Ngô Viết Thụ rất hiện đại. Ta không thấy ở công trình này cách suy nghĩ của số đông cứ phải tìm đến độ cong của mái, với những đầu đao thường thấy ở đình chùa để biểu thị nét đậm đà bản sắc dân tộc. Các bạn kiến trúc sư phân tích kỹ những ý tưởng của tác giả muốn chuyển tải vào công trình này những sắc thái Việt khi liên tưởng đến những mẫu chữ "vương", chữ "chủ", chữ "hưng"... tượng hình, ứng với hình khối và đường nét kiến trúc của công trình; các ứng xử với quan niệm phong thuỷ, thích nghi với khí hậu... mà tác giả dày công sáng tạo trong công trình được coi là bộ mặt của một quốc gia, khi đó là chính quyền Sài Gòn.
... Những công trình kiến trúc nào hoành tráng nhất trên đất nước ta suy ra đều do người nước ngoài thiết kế hay thuộc sở hữu của người nước ngoài. Ngay không gian được coi là trung tâm chính trị của đất nước hiện nay là khu Ba Đình (Hà Nội) thì bên cạnh những kiến trúc thuộc địa là kiến trúc Xôviết. Cái công trình duy nhất của kiến trúc sư Việt Nam lại chứa đựng biết bao dấu ấn lịch sử là Hội trường Ba Đình cũng chưa khi nào được xếp hạng là di tích quốc gia, do vậy mà sắp tới sẽ bị dỡ bỏ để xây Nhà Quốc hội mà rất nhiều khả năng lại do người nước ngoài thiết kế...
Vì vậy, công trình Hội trường Thống nhất mà giới bảo tồn nhất trí đề nghị định danh cho nó là Di tích "Dinh Độc lập" còn mang một giá trị hiếm hoi và độc đáo là một công trình kiến trúc Việt Nam thời hiện đại ... (Dương trung Quốc )
Em ra Hà nội cũng nhiều lần, lần nào chị cũng đưa em thăm đây đó, thế mà em có được như chị đâu ! Em thật xấu hổ vì đã không quan tâm đến hồi ức, tình cảm của chị để gọi là chia xẻ - chẳng hề được như chị đang ân cần thăm hỏi bọn em nè !
... Đối xử với Dinh Độc Lập như một báu vật quốc gia chứ không chỉ dừng lại ở mức công trình văn hóa là mong muốn chung của tất cả đại biểu tham dự hội thảo Dinh Độc Lập - Những vấn đề lịch sử văn hóa, tổ chức ngày 24-8, tại TPHCM
... Tên gọi của di tích này là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm và đa số đều muốn giữ lại tên cũ là Dinh Độc Lập.
Ông Bùi Kim Hồng, Giám đốc Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội), cho rằng tên gọi “Hội trường Thống Nhất” không đủ sức diễn đạt ý nghĩa lịch sử trọng đại của di tích có giá trị đặc biệt, mang tính quốc gia và có ý nghĩa quốc tế trong sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước. “Hội trường” chỉ là một điểm nhỏ trong cả một di tích lớn. Không thể xem “hội trường” là tiêu biểu cho toàn bộ công trình kiến trúc lớn, càng không thể toát lên nội hàm của di tích lịch sử văn hóa đặc biệt này.
Một số đại biểu cho rằng dù trước kia Dinh Độc Lập có các tên gọi khác nhau, thì Dinh Độc Lập cần được coi là tên chính thức. Bởi nó không chỉ mang ý nghĩa biểu trưng, được quyết định chính thức mang tính pháp lý, mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa. (Dinh Độc Lập - báu vật quốc gia 25-08-2007 00:58:58 GMT +7 nguoilaodong )
Chị thân thương, giờ này chị đã ở nhà, rất yên trong giấc ngủ quen. Hà Nội đêm nay nghe tin gió lạnh ...
Trong giấc ngủ se se, chị có thấy chị em mình : trong dinh Độc Lập, trong giấc Mơ ?
phươnga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét