27 tháng 8, 2008

Ai đem cá rán cho con mèo ú ?

Chorus :
Ai ..... Ai ..... Ai ..... Ai ... ?
...

Image Hosted by ImageShack.us

Bao nhiêu trống với chiêng tưng bừng vui rộn rã
Bao nhiêu phướn với hoa quay cuồng đến ngợp trời ....


hình ảnh crop từ tranh Đông Hồ "Đám Cưới Chuột"

Ai mang cá đến cho con mèo hoang tàn ác
Ai mang cá đến cho con mèo hoang say mềm
(Đám Cưới Chuột - ban nhạc Gạc Tàn Đầy ?)


Image Hosted by ImageShack.us

... Có con mèo mướp ngồi trên chốc,
Chổm hổm vênh râu, nhận lễ dâng

Image Hosted by ImageShack.us

Chú chuột thổi kèn chân dúm lại,
Con chép đồng quê, vẩy ngấn vàng !... (Đám Cưới Chuột -Thơ : Ngô Văn Phú )

Món khóai khẩu là "nhất điểu nhì ngư" hay món "chuột đồng quê" ? Nhìn hai "thằng chuột" đi đầu kìa, quắp đuôi mà ... "tống lễ" ấy chứ ? Tức quá mà đành "chí, chí, chí ...."


Image Hosted by ImageShack.us

Ai đem cá rán cho con mèo u sắc ú
Ai đem "rán" cá DÂNG con mèo u huyền ù ...
Chorus :
Ai ..... Ai ..... Ai ..... Ai ... ?


Ai đem mắm muối ... giổ cha con mèo ... PHÙ! (nhạc chế ... đại !)

Tò te là là ... ò e ! Chít ! Chít !


? (trốn rùi)

Miu miu ... hic ... meo meo

Chống chỉ định : người tuổi ... Mẹo ; người yêu vật nuôi ....


cat prison
(Cat Prison - photo Daily Mail)

"miu miu ... hic ... miu miu "! Ừa, đọc đi rồi "nghe" có thảm ?

Olympics clean-up Chinese style: Inside Beijings shocking death camp for cats ?
- trên báo Daily Mail (By SIMON PERRY) :
Thousands of pet cats in Beijing are being abandoned by their owners and sent to die in secretive government pounds as China mounts an aggressive drive to clean up the capital in preparation for the Olympic Games.
Hundreds of cats a day are being rounded and crammed into cages so small they cannot even turn around.
Then they are trucked to what animal welfare groups describe as death camps on the edges of the city.
The cull comes in the wake of a government campaign warning of the diseases cats carry and ordering residents to help clear the streets of them.

"miu miu ... hic ... meo meo"

Cat owners, terrified by the disease warning, are dumping their pets in the streets to be picked up by special collection teams....
China's leaders are convinced that animals pose a serious urban health risk and may have contributed to the outbreak of SARS - a deadly respiratory virus - in 2003.
But the crackdown on cats is seen by animal campaigners as just one of a number of extreme measures being taken by communist leaders to ensure that its capital appears clean, green and welcoming during the Olympics.

" mèo meo ... khóc ... meo meeo".

... "We understand that with the Olympic Games the Beijing government is eager to show the world the city in a good light.
"But capturing and dealing with cats in such an inhumane way will seriously tarnish the image of Beijing and the Games."


hic hic ...
ủa, hổng phải "miu" khóc (chết ngắt rùi !)
AI mà tội nghiệp quá !?


tphương

Olympic cái mà ... im píc !

- Đây là đâu ?
- Biển Phước Hải (Bà Rịa)

- Ai là ai ?
- Thầy và Trò (đội tuyển Olympic ... Minh Khai)

- Chi mà vui ?
- Thưởng đội tuyển ôm huy chương (Olympic) về

- Vui mà chi ?
- OLYMPIC ... "rút đường", năm ngóai đi chơi 2 ngày ... đã đời ông địa, năm nay năm nay ...
hu hu


tPhương

Một kỉ lục .. đáng sợ !

(*) Một kỉ lục Ghi-nét…đáng sợ Thứ bảy, 19/4/2008, 11:17 GMT+7 nguồn Vietimes
Chúng ta lại vừa chứng kiến những kỉ lục Ghi-nét mới của Việt Nam. Đó là kỉ lục bánh chưng thiu và bánh dầy mốc.
Hai chiếc bánh “kinh hãi” này lại được dùng như lễ vật để dâng lên trong Ngày giỗ tổ. Sự linh thiêng chẳng thấy đâu mà thay vào đó là nỗi buồn về những con cháu của Vua Hùng.
Những người làm những chiếc bánh này để làm gì? Để bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn tổ tiên mình chăng? Xin thưa các quí vị, lòng tôn kính và biết ơn đâu phải đo bằng khối lượng vật chất. Lại nhớ đến chuyện Lang Liêu, người con trai út của Vua Hùng khi dâng lễ Vua cha. Lang Liêu chẳng có bạc vàng châu báu như những người anh của mình mà chỉ có tấm lòng chân thực với mồ hôi nước mắt mà chàng đã sống và đã lao động không mệt mỏi trên đất đai của mình. Vua cha đã nhận thấy tình yêu sâu sắc và lòng tôn kính lớn lao của đứa con út nghèo khó mà chân thực nhưng đầy ý nghĩa. Người đã chấp nhận lễ vật đó. Và lễ vật đó đã trở thành sự linh thiêng hơn tất cả các giá trị vật chất khác.
Tôi biết Vua Hùng sẽ rất buồn khi nhìn thấy hai chiếc bánh lễ vật kia. Không những lễ vật ấy bị thiu, bị mốc mà còn được độn thêm mút xốp. Vua cha không hiểu vì sao con cháu của Người lại làm thế. Một cận thần bèn thưa: “Muôn tâu Thánh Thượng, lễ vật đó đâu phải để dâng lên Người mà là để quảng cáo cho tên tuổi của đám thần dân háo danh và hợm hĩnh đấy ạ”. Một cận thần khác thêm vào: “Dạ bẩm, cái đó bây giờ đám thần dân gọi là tự PR ”.
Tôi đã từng đi chùa và đến một vài đền thờ nổi tiếng. Tôi thấy người ta chen chúc nhau dâng lễ để xin những điều tốt đẹp cho họ. Có những người dâng lễ hàng chục triệu đồng và hơn nữa. Không ít người nói với nhau: lễ ít thì lộc ít. Tôi đã chắp tay trước các Thần Phật mà thưa rằng: Nếu lễ vật của con vì quá ít ỏi và nhỏ bé mà các Ngài không chấp nhận lời cầu xin của con thì không bao giờ con còn tôn thờ các Ngài nữa. Vì như thế thì các Ngài cũng giống như những kẻ tham nhũng đang sống mà thôi. Nói như vậy, tôi đã xúc phạm Thần Phật, nhưng Thần Phật cũng phải hiểu rằng: sự nổi giận của tôi chính là hành động bảo vệ sự linh thiêng của các Ngài.
Hai chiếc bánh lễ vật thiu và mốc kia nếu chia cho lộc cho những người đến dâng hương trong Ngày giỗ tổ thì mọi người phải thụ lộc. May mắn đâu không thấy có khi lại dính tả khuẩn lúc này đang có nguy cơ hoành hành trong cả nước. Đấy là chưa nói đến sự nổi giận của Vua cha. Nếu Vua cha nổi giận thì muôn dân sẽ như thế nào đây? Rồi Vua cha sẽ nghĩ như thế nào khi cắt bánh lại thấy mút xốp ở trong? Mà nếu theo tiêu chuẩn của kỉ lục Ghi-nét thì chiếc bánh dầy kia không được chấp nhận vì đã “ăn gian”. Viết đến đây, tôi lại nhớ đến những nến điện, nhang điện và hoa quả nhựa trên ban thờ của không ít gia đình. Việc đốt một ngọn nến, thắp một nén nhang và đặt những trái cây thơm thảo để dâng lên tổ tiên, ông bà, cha mẹ là một hành động của tâm linh. Hành động ấy tạo nên một không khí ấm cúng, thiêng liêng và xúc động của người còn sống. Chính không khí ấy tạo cho người còn sống một tình cảm đẹp và một ý thức uống nước nhớ nguồn. Và khi con người luôn mang trong lòng mình những điều ấy thì họ sẽ làm được những điều tốt và gặp được những điều tốt trong cuộc đời mình. Việc dâng lễ lên Vua cha trong ngày giỗ tổ cũng vậy.
Trong thời kinh tế thị trường, chúng ta phải chứng kiến biết bao kỷ lục Ghi-nét. Hầu hết những kỉ lục Ghi-nét ấy không phải là sự thăng hoa của sáng tạo hay sự kỳ diệu trong cuộc sống mà là thái độ chơi trội đầy tính trọc phú. Những kỉ lục Ghi-nét như cái bành dầy, bánh chưng kia chẳng mang lại cho cuộc sống này bất cứ một ý nghĩa nào cả ngoại trừ sự kệch kỡm, háo danh, mất vệ sinh và đôi khi vô lễ với Tổ tiên và Thánh thần. Để nhắc lại sự tích bánh chưng, bánh dầy và để bầy tỏ lòng tôn kính và biết ơn Vua cha dựa trên sự tích này, tại sao người ta không nghĩ ra một hoạt động khác sống động và văn hóa hơn. Ví dụ người ta có thể tổ chức một lễ hội bánh chưng, bánh dầy ở một làng gần Đền Hùng. Lễ hội tạo dựng lại không khí làm hai loại bánh sự tích này theo cách truyền thống rồi cùng nhau thực hiện nghi lễ dâng bánh lên Vua cha. Có thể làm một đám rước bánh chưng, bánh dầy từ một ngôi làng gần đó lên Đền Hùng như một cuộc hành hương thì đẹp, xúc động và ý nghĩa biết bao.
Nhưng làm như thế thì những người háo danh và muốn quảng bá cá nhân mình hay công ty của mình làm gì có cơ hội để thiên hạ phải để ý đến mình. Khi lòng tốt, sự dâng hiến và đức tin phải cần được quảng cáo cho bàn dân thiên hạ biết thì làm gì còn lòng tốt, làm gì còn sự dâng hiến và làm gì còn đức tin. Nếu cứ đà làm kỉ lục Ghi-nét như thế này thì Việt Nam sẽ còn phải chịu đựng những kỉ lục Ghi-nét gì nữa đây? Cái kỉ lục Ghi-nét của chiếc bánh dầy kia chẳng ghi được bất cứ kỉ lục Ghi-nét nào trong sự tôn nghiêm và văn hóa của người Việt nếu không muốn nói nó đã ghi được một kỉ lục Ghi-nét mới: Ghi-nét xấu hổ với Tổ tiên. Nguyễn Quang Thiều (Vietimes)


Lời BẤT bình : ... KINH !
"Không những lễ vật ấy bị thiu, bị mốc mà còn được đệm thêm mút xốp" ! Ai được hưởng - không nói hưởng ... nhang khói nhá, hưởng LỢI vào đây ? Điều giả dối được xem là bình thường, hay người ta biết ... đón ý Tổ tiên lúc nào cũng mong cho con cháu ... ĂN, ĂN, ĂN ... được !
tPhương

thi vật ... Lý

Á à, rút kinh nghiệm là tốt. Kinh nghiệm bản thân bao giờ cũng tốt hơn ... ngàn lời khuyên ! Vậy có cần nghe thử thêm những lời to nhỏ của ông thầy - như lời động viên, như sự chia lửa - trước những cố gắng của trò ...

Môn thi Vật Lý có đặc điểm vừa lý thuyết vừa bài tập. Đa số hs sợ lý thuyết học bài. Không học bài thì .. hết thuốc ! Mà học nhiều thì ... hết hơi ! Vậy phải hiểu rõ bài, nắm chắc cái cốt lỏi (đọc SGK kỹ và nhờ thầy cô trong lớp).

Không học tủ, "đóan" trọng tâm. Bộ đã cho biết cấu trúc đề thi : mỗi chương có bao nhiêu câu rồi, rất rõ, phải học hết. Hs thường bỏ những phần học thấy ...nản, hay chỉ học lơ mơ (lấy có), hì hì vậy là chấp nhận ... thương đau đó (vì người ra "đề hay" thừong "kê" đúng ngay phần ta ... "chấp", ha ha !)

Học theo SGK, vì đó tài liệu chính thống mà người ra đề ... "rút ruột" cho thi. Ai dám hỏi những điều không dạy ? Thế nên, dù có là suy luận gì thì cũng phải "theo bài học ta có ..." Học SKG kẹp thêm sách của Bộ (hì hì tPhương không có hưởng ... huê hồng gì đâu nhé), tốt, tốt, vì vừa làm quen câu hỏi trắc nghiệm vừa nắm vững thêm lý thuyết.

Làm bài tập cũng từ SGK (đúng đường ... "chính thống giáo"). Các dạng bài tập ở đây cũng đủ, rất căn bản, đừng tưởng ... bở nhé. Nếu thích, làm thêm những bài tập "dao to búa lớn" khi đã vững vàng. Đừng bước vô mê hồn trận vừa mất thì giờ công sức mà coi chừng thui chột chí khí ... luyện thi !

Quan trọng là học phải : ÔN, ÔN NỮA, ÔN MÃI ... không phải vấn đề làm nhiều, làm cho lắm ... công phu. (thì mỗi chuơng cũng chỉ có mấy vấn đề, vài dạng). Học lắm lắm "biến chiêu" để hòng ra thi "trúng tủ" chưa chắc đã là ... "đắc sách" !

Đó là cách học. Còn trợ thủ cho việc học nữa chứ ("giám đốc" cũng phải có ... "thư ký" mà ?) Phải rèn vài kỹ năng. Kỹ năng đọc chậm, đọc mà không ... nuốt chữ, vừa đọc vừa ... "nghe" kỹ (đừng ... ngủ nhè mà láu táu ?). Kỹ năng vẽ hình, như học quang hình mà không vẽ được hình, không biết thật/ảo thì ...game over. Học chương quang điện, vật lý hạt nhân tính tính tóan tóan với số số mà bấm máy lọng cọng thì liệu mà bấm tiếp đến ... năm sau luôn ! Học dao động con lắc lò xo, con lắc đơn mà không phát cái hình cứ ngồi ... nhắm mắt hả họng "tưởng" mất thì giờ lắm !. Học điện xoay chiều mà vấn đề "pha" không vững, chỉ biết có công thức là coi chừng "ú ớ". Giải bài tóan cực trị mà cứ thẳng một đường "tóan học" lấy đạo hàm thì lắm khi "dao to chém cá bé"!(bởi "luyện" là ... vậy đó)

Bài làm trắc nghiệm hiện máy chấm chỉ lập trình một dạng (chọn 1 trong 4 chọn lựa) nên ta có thể giải quyết bằng cách lọai suy, tương đồng... Bài thi do phải xáo trộn 1 đề gốc ra nhiều đề nên không thể có " liên hòan câu hỏi" dính chùm nhau để lấy kết quả câu trên dùng làm data cho câu dưới ... nên nói chung không có bài tóan lớn, phức tạp. Gặp trường hợp không biết giải thì sao ? Tình thế nào cũng có giải pháp, ta làm ... ngược, lấy kết quả A/ B/ C/ D ở đáp án thế vào đầu bài, trúng thì ... OK chọn. Nè trắc nghiệm mà ... nếu "bí" đường cũng cứ úyng dzô đừng thật thà bỏ trống. ("báo ân khắc nhập, báo óan khắc nhập" (Lều Chõng - Ngô tất Tố) trúng biết đâu đó, hi hi)


Cái "huyệt" ở đầu là quan trọng nhất, dù trò là ai (sức học thế nào) hãy học với tâm thế đùng đùng quyết thắng (chứ không phải cho qua tụ ... ráng kiếm điểm ... 5) đừng để ta phải sợ Lý mà phải để Lý ... sợ ta, hì hì
(Hay ông thầy lý phải ... sợ ta ?)

tPhương

Chuyện cổ nước mình (*)

(*)thơ Lâm thị Mỹ Dạ
Ngày Giổ Tổ, hì hì 18 vua Hùng mà chỉ cho nghỉ có ... một ngày, hơi ... "hẻo" phải không các trò (khóai ?) Nghỉ dạy một ngày, rao bán chuyện cổ ... (kiếm thêm !)

Chuyện cổ nước mình
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì gặp người tiên độ trì Mang theo chuyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình Rất công bằng, rất thông minh Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người Sẽ đi qua cuộc đời tôi Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi Nhưng bao chuyện cổ trên đời Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.
-(Lâm Thị Mỹ Dạ)

Hình như (!!!) cái thời "ghiền" cổ tích đã qua rồi, bây giờ là Đôrêmon, Thủy thủ Mặt trăng, game, v.v ...?
Trẻ hết mê ? Già thấy "nhột" ! Có phải vì chuyện cổ ta ... "vẫn luôn MỚI MẺ rạng ngời lương tâm" ? Hừm, vậy ..."sao mà mê được" ?
Ai mua chuyện cổ, sale đây !

tphương

nghe nhạc Trinh



“Một hôm muốn quay về ngồi yên trước hiên nhà”(TCS)

Có vẻ hiên nhà như phần giao đất với trời, cái cu ky của ta và cái lang bạt với người, cái ngày xưa trong ngày nay rất nhớ , cái thấm phong vị đời với cái ngấm biết sao là ruột rà thân yêu,... bao la mừng mừng tủi tủi "một hôm muốn quay về ngồi yên trước hiên nhà" ?


Nắng mới dọi bóng vàng lọt dưới hiên kìa. Giọt mưa luồn mái rách đó. Mái hiên nhà. nhỏ sao vẫn mênh mông che phủ ...


cả đời ta !


tphương

Chuyện phiếm bên bàn trà

(*) trích Người Thường Gặp (tác giả Trần đăng Khoa)


- Này, tôi hỏi thật nhé, công việc bề bộn thế, chú còn thời gian đọc sách báo không?
- Cụ hỏi vậy có nghĩa là thế nào?
- Chả là gần đây, tôi thấy báo chí, truyền hình người ta hay bàn đến việc nâng cao dân trí. Nhưng vấn đề quan trọng, tôi nghĩ chính là chuyện quan trí, chứ không phải dân trí đâu, chú ạ.
- Cụ nói thế nghĩa là...
- Là cán bộ có vấn đề chứ sao. Tôi thấy trình độ dân trí của ta bây giờ rất khá. Họ không ấu trĩ u mê như cán bộ ta lầm tưởng đâu. Bây giờ, chỉ ngồi nhà, kéo cái cần ăng-ten lên là họ đa nắm được toàn thế giới. Trong khi đó nhiều cán bộ của ta lại ấu trĩ, non kém không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu đoi hỏi ngày càng cao của dân. Mà cán bộ mới là quan trọng. Vì họ mới thực sự ở vị thế tác động tới đời sống xã hội. Một người dân dốt nát, có quyết định sai lầm thì chỉ một mình anh ta, hay cùng lắm là vợ con anh ta phải gánh chịu hậu quả. Nhưng một cán bộ mà có những quyết sách sai lầm thì nguy lắm. Cán bộ càng cao thì tầm ảnh hưởng càng lớn. Có khi một làng, một xã, một huyện, một tỉnh, hoặc thậm chí là cả một dân tộc phải trả giá cho sự sai lầm của một người hoặc một nhóm người. Tôi nói vậy sao chú lại cười? Có lẽ chú nghĩ tôi là gái goá lo việc triều đinh ư?
- Ô không không... Con đang nghe mà. Nghe chuyện cụ vui lắm...
- Thế mà chú còn vui được à? Cái chú này lạ thật. Chính chú mới là cái thằng vô trách nhiệm nhất. May mà chú không làm to. Tôi nói, chú bỏ ngoài tai, đừng trách ông lão nhà quê lẩn thẩn nhé. Tôi thấy cán bộ các chú bây giờ nhiều anh buồn cười lắm. Có anh nói rất hùng hồn mà người nghe vẫn chẳng hiểu anh ta nói gì cả. Bởi tư duy người nói đâu có được mạch lạc. Có anh lên truyền hình vẫn còn nói ngọng, cứ lẫn lộn giữa N với L. Nghe mà nản quá, chú ạ. Hôm vừa rồi, tôi dự buổi mít-tinh truy điệu đồng bào bị thiệt hại trong mấy trận lũ lụt. Có ông đọc điếu văn xong lại vỗ tay hoan hô. Ông ta vỗ trước, rồi mọi người ngơ ngác vỗ theo...
- Cái đó xin cụ thông cảm, có thể do thói quen mà hoá sơ suất...
- Làm cán bộ thì phải cẩn trọng ngay từ những cái nhỏ nhất chứ. Bởi anh ta đang đứng trước dân. Người dân sẽ trông vào anh ta mà tìm cách ứng xử cho mình. Với những anh cán bộ như thế thì đừng trách vì sao dân lại thiếu lòng tin vào những người lãnh đạo. Cũng đừng nghĩ là họ nhẹ dạ bị địch xúi giục mua chuộc. Chẳng có địch nào chui được vào đội ngũ nhân dân, những người suốt đời gắn bó sinh tử với cách mạng, với đất nước. Hàng triệu con, em của họ còn đang nằm ở dưới đất trong suốt mấy cuộc chiến tranh kia...
- Vâng, cụ nói vậy thì con cũng biết vậy. Nhưng dân mình cũng cần độ lượng, thông cảm. Làm cán bộ khó lắm...
- Thì có ai bảo làm lãnh đạo dễ đâu. Tôi có ông bạn chăn trâu cắt cỏ xưa, giờ làm phó chủ tịch tỉnh. Ông ấy bảo: Cậu nói gì? Cần phải học à? Rõ vẽ chuyện! Tớ chỉ học hết có lớp Bốn, sau này được người ta đưa đi học hết bổ túc lớp Bảy. Thế mà suốt mấy chục năm làm cán bộ, tớ có sử dụng đến kiến thức đã học đâu!. Tôi không biết những ông cán bộ như thế sẽ múa may ra sao trong thời Kinh tế tri thức và thông tin toàn cầu này. Chẳng biết chú thế nào, chứ tôi thì tôi lo lắm. Bởi thế cùng với việc nâng cao dân trí, chúng ta cần khẩn cấp nâng cao quan trí, chứ không thì nguy đấy !

Trần đăng Khoa

thi Lý nữa rồi !

Tin trên báo năm nay thi tốt nghiệp THPT môn Lý, Sinh, Sử (tuoitre online). Tin trên cổng thông tin của Bộ GD thì ... chưa thấy gì ? (chưa đến ngày 30/3 ?)

Image Hosted by ImageShack.us

???

liệu sáng hôm sau có ... tin khác không ? ơ tư từ, giải trí nhé ? "viên thuốc biết nhảy" (ngoisao.net)


thi thì thi, làm gì dữ dzậy ?

tphuong

mỗi thầy cô là

một tấm gương sáng (*) ?


(*) Hội thảo ở trường Minh Khai ngày 22.3.08



Hình như mặt trận "giáo dục" không hề yên tĩnh ? Thì hội thảo đó ! Là đi tìm một triết lý giáo dục ? Hay tìm "công nghệ" truyền kiến thức cho trò thiệt hay ? Là đi ... vá víu con đường "đại sự" ? Hay làm ... đại một sự gì đó ý nghĩa còn hơn ngồi nguyền rủa ... "bóng tối" ?


Người thầy, ta cứ tưởng (hay mơ) nào tấm gương - phải sáng - thì đọc báo xem tin đi để biết giáo viên thuộc hạng nào trong con mắt ai ! Cứ tưởng, dạy là chuyện của CHỈ ông thầy ha ?(có ... nịnh /thổi ông thầy quá không dzậy?) Bạn đồng nghiệp tôi ăn quà vặt phải ... đóng cửa, sợ học trò thấy ! hay đi uống cafe cũng e "đụng" học trò ? Sao dzậy - tại làm gương phải ... sáng ! Khổ, thầy cô có phải ... tượng đâu ? Mà học trò soi gương thầy cô thật : nữ sinh mặc áo dài không mặc áo lá (lót) bị giám thị bắt thì đổ thừa tại ... bắt chước cô ? Hê hê ! Trăm tội cũng ... thầy !Học nặng cũng thầy ! Học ... tê liệt ì ra cũng thầy ! Trăm sự ... nhờ thầy ! (cái gia đình ở đâu, và cái "thượng tầng kiến trúc" lặn mất đâu rồi chỉ còn ông thầy "lộ sáng" )


Tôi không có ý phản đối chuyện người lớn phải làm gương mẫu. Nhưng hình như chúng ta vẫn còn kiểu "người thầy là trung tâm" - xưa rồi ... diễm (he he, tại thầy Quang Minh hôm hội thảo hát bài ... diễm xưa - làm gương - đó nghen). Ngày nay phải "lấy học trò làm trung tâm" (rất hiện đại), đúng không ? Cứ nhìn học trò đi để biết ... Hê hê., soi gương để sửa ... đầu ... Nhìn mắt học trò, biết ; nhìn nụ cười học trò, biết. Thầy cô nào mà "không biết" chắc dạy học ... phơi phới "có gì đâu" !


Vậy phải nói lại "trò là tấm gương sáng" - cho thầy soi" ? Hay người lớn Ban Giám Hiệu / Sở Giáo Dục/ Bộ Giáo dục làm... tấm gương sáng cho ông thầy soi ?


tphương

Hồ Thiên Nga

Swan Lake @Wetten dass ? from tumblefoot onYoutube




xem ở VN với đường link clip.vn :



Ông Đồ thời @

Cô Kim Hải dạy Lý 10 ở phòng multimedia ngày 19.3

hi hi, nút Call ... "out of order" rồi nên phải trở về "truyền thống" : học trò GIƠ TAY xin phát biểu (như năm một ngàn chín trăm ... hồi đó)


và thầy Tấn Đức ở phòng bộ môn, dạy bài Lăng Kính (Lý 11) đâu thiếu ... "đồ chơi" ?

Ông đồ thời đại tân kỳ, lãnh lương cũng tân kỳ ... kỳ luôn ! Cho thẻ qua máy ATM (máy rút tiền) bấm "cóc" , tiền chạy ra ... xòanh xoạch sướng! Nên ngày nào cũng Bấm (từ 10 tây đến hôm nay 20 tây), cong cóc bấm, bấm ... "đã" mà cứ "Số dư trong tài khỏan là ... O đồng" ? Ơ hay, nhớ xưa Tài vụ trường rất thương anh em cứ đều đều 10 tây hàng tháng, tới kỳ đúng hẹn lại lên, chưa bao giờ biết "truc trặc kỹ thuật", còn ATM không có kỳ , không biết KỲ, không ... biết điều "10" luôn !

Thời @, ông đồ đi dạy học chuẩn bị đồ chơi tân kỳ, mà lãnh lương không "có kỳ" thật là ... KỲ hết biết !


tphương

Có ? Không ?

Lượm, gom tin thi cử Tốt nghiệp PTTH và tuyển sinh ĐH để bạn đọc tỏ tường - xem làm "giáo" chạy ... tới / lui "tội nghiệp" cở nào ? (để tránh nhầm lẫn, vui lòng để ý kỹ các thời điểm của những tin trên báo này )

1) Có thi thử & có hướng dẫn không ? Không rồi Có :
Thứ Năm, 28/12/2006 - 12:00 PM Không tổ chức thi thử trắc nghiệm (http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=71126&ChannelI...)(Dân trí) - Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, mặc dù mùa tuyển sinh năm 2007 sẽ tổ chức thi trắc nghiệm 4 môn, nhưng Bộ sẽ không tổ chức thi thử do năm trước các em đã được làm quen với môn thi trắc nghiệm Tiếng Anh. ( http://www.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2006/12/159841.vip )(Tiền Phong) Hãy tự cứu mình . Ông Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí, Bộ GD&ĐT cho biết, theo lộ trình, Cục đã trình ký đề nghị thi 4 môn trắc nghiệm 100% và đang chờ quyết định của Bộ trưởng để thông báo tại Hội nghị thi sẽ diễn ra vào trung tuần tháng Giêng 2007. Ông cho biết, không có hướng dẫn ôn tập cho các môn học mà các học sinh nên học tập bình thường theo đúng chương trình.
Thứ Bảy, 06/01/2007, 19:16 Hướng dẫn làm bài thi trắc nghiệm của Bộ GD- ĐT (http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=72194&ChannelI...)TP - Hôm qua, 5/1, Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) đã hoàn tất bản hướng dẫn cách làm bài thi các môn trắc nghiệm năm 2007.

2) Phân biệt đề phân ban và không phân ban ? Không rồi Có :Thứ Ba, 02/01/2007 - 3:01 PM Không phân biệt đề phân ban và không phân ban (http://www.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2007/1/160378.vip)(Dân trí) - Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2007, bốn môn Ngoại ngữ, Lý, Hoá, Sinh sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm. Hiện Bộ GD-ĐT đang nghiên cứu để đề thi của 4 môn thi này sẽ ra theo hướng thống nhất là chỉ có một đề, không phân biệt giữa phân ban và không phân ban.
Thứ Bảy, 06/01/2007, 19:16 Đề thi Đối với cả 02 loại đề thi trắc nghiệm và tự luận: (http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=72194&ChannelI...)1. a) Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (bao gồm cả bổ túc trung học phổ thông), có đề thi riêng cho: Thí sinh học chương trình THPT phân ban thí điểm; Thí sinh học chương trình THPT không phân ban; Thí sinh học chương trình bổ túc THPT.b) Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng: có phần chung cho tất cả thí sinh và phần riêng cho thí sinh phân ban thí điểm, phần riêng cho thí sinh không phân ban (thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần riêng của đề thi).

3) Làm cả 2 phần đề thi riêng : phạm qui ? Không chấm / Có chấm / Không ? Có ?Thứ Ba, 12/06/2007, 10:15 (GMT+7)Sự cố “tự chọn” đề thi: Tha hay phạt? ( http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=205394&ChannelID=13 )TS làm cả hai phần đề thi riêng sẽ bị coi là phạm qui, bài làm không được chấm và xử lý theo qui chế. Tuy nhiên vẫn có TS bị rơi vào tình trạng phạm qui này: có TS học ban này nhưng làm đề thi dành cho ban kia, thậm chí làm cả hai phần.
Chủ Nhật, 09/03/2008, 00:00 (GMT+7)Thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh làm cả hai phần đề riêng sẽ không được chấm điểm ( http://www3.tuoitre.com.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=246457&ChannelID=229 )
Thứ Bảy, 15/03/2008, 03:00 (GMT+7)11 điểm thí sinh cần lưu ý ( http://www3.tuoitre.com.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=247472&ChannelID=142 )TT - Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới là năm thứ ba Bộ GD-ĐT chuyển đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm ở một số môn thi. Đề thi ra sao? Thí sinh cần lưu ý những gì? Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn An Ninh - cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT - cho biết: - Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay vẫn giữ ổn định như năm 2007. Đề thi có hai phần: phần chung cho tất cả thí sinh và phần riêng cho thí sinh chương trình phân ban thí điểm hoặc thí sinh chương trình không phân ban. Điểm mới là sẽ qui định rõ: đối với thí sinh làm cả hai phần riêng (dù làm hết hay không hết, dù làm đúng hay không đúng), bài làm coi như phạm qui, chỉ được chấm điểm phần chung và không được chấm điểm phần riêng.

4) Tóan có thi trắc nghiệm ? Có rồi KhôngThứ tư, 25/7/2007, 15:39 GMT+7 Năm 2008 thi trắc nghiệm môn Toán (http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Giao-duc/2007/07/3B9F877F/ ) Chiều 24/7, Thứ trưởng Bành Tiến Long cho VnExpress biết, năm tới sẽ thi trắc nghiệm Toán. Riêng Lịch sử và Địa lý cần xem xét và lấy ý kiến đóng góp trước khi quyết địnhThứ năm, 6/9/2007, 15:06 GMT+7 Cấu trúc đề thi trắc nghiệm Toán ( http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Giao-duc/2007/09/3B9F9F63/ )Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008 sẽ có 40 câu, thời gian làm bài 60 phút, còn đề thi ĐH, CĐ sẽ có 50 câu với thời gian 90 phút.Thứ Năm, 06/09/2007 - 2:25 PM Công bố cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn Toán> Nguồn Bộ GD-ĐT (http://dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2007/9/195653.vip )
Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2008: Chưa thi trắc nghiệm môn toán ( http://www.laodong.com.vn/Home/sknb/2007/11/63580.laodong )Lao Động số 261 Ngày 09/11/2007 Cập nhật: 8:28 AM, 09/11/2007 (LĐ) - Thi trắc nghiệm 100% với các môn ngoại ngữ, vật lý, hoá học, sinh học; các môn toán, văn, lịch sử, địa lý thi tự luận - đây là quyết định mới nhất của Bộ GDĐT, thông báo chiều 8.11.

5) Trả lời Trắc nghiệm Sai bị trừ điểm : Có hay Không ?Thứ hai, 3/3/2008, 09:08 GMT+7 Trả lời câu hỏi trắc nghiệm sai sẽ bị trừ điểm ( http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/03/3B9FFCE8/ )Ngay trong mùa thi 2008, thí sinh làm sai đáp án sẽ bị trừ 1/4 số điểm của câu hỏi đó, nhằm tránh trường hợp điền "ăn may". Ngày 2/3, Tiến sĩ Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí (Bộ GD&ĐT) trao đổi với VnExpress về vấn đề này.
23:18:00, 03/03/2008 Không có quy định "thi trắc nghiệm đoán mò bị trừ điểm"! ( http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2008/3/4/228555.tno ) Chiều 3.3, Thứ trưởng Thường trực Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long, trưởng Ban Chỉ đạo thi và tuyển sinh quốc gia (ảnh) đã khẳng định với Thanh Niên như thế.
08/03/2008 08:20 (GMT + 7) Bộ GD-ĐT xoay chiều hay báo trích dẫn tin sai? ( http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/3096/index.aspx )Chỉ trong 2 ngày, báo chí trích dẫn những nguồn tin trái ngược nhau về việc có trừ điểm thí sinh làm bài thi trắc nghiệm sai hay không.

Có - Không - Không Có ?nãy giờ tôi không có nói gì hết à nha (báo nói không hà, ủa Bộ nói chứ !)
tphương

Mùng 6 tháng 2


Một năm trước đây, học trò làm báo HHT điện thọai phỏng vấn tphương về ngày 8.3 ; hi hi, tphương ... lạc đề hỏi "trò có biết ngày mất của Hai Bà không ?" Học trò tôi ơi, trò nào xuất sắc giơ tay ?
Trò nào dựa cột, mời nghe ... Đại Nam quốc sử diễn ca

Bà Trưng quê ở Châu Phong Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên Chị em nặng một lời nguyền Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân Ngàn tây nổi áng phong trần Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên Hồng quần nhẹ bước chinh yên Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta Ba thu gánh vác sơn hà Một là báo phục hai là Bá Vương Uy danh động tới Bắc Phương Hán sai Mã Viện lên đường tấn công Hồ Tây đua sức vẫy vùng Nữ nhi địch với anh hùng được sao! Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo Hai Bà thất thế cùng liều với sông! Trước là nghĩa, sau là trung Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.
< ... Lời bàn : Về Hai Bà Trưng, xin được mượn hai lời bàn của hai sử gia tiền bối lỗi lạc là Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên thay cho lời bàn của tác giả. Cả hai lời bàn này đều có trong sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỷ, quyển 3). - Lời của Lê Văn Hưu như sau: “Trưng Trắc và Trưng Nhị là đàn bà, vậy mà hô một tiếng, các quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều nhất tề hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, xem thế cũng đủ biết hình thế nước Việt ta có thể dựng nghiệp bá vương được. Tiếc thay, trong khoảng hơn ngàn năm, từ sau họ Triệu (chỉ Triệu Thị Trinh) đến trước họ Ngô (chỉ Ngô Quyền), bọn đàn ông chỉ biết cúi đầu khoanh tay làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng là xấu hổ với hai chị em đàn bà người họ Trưng hay sao? Ôi, như thế cũng có thể nói là tự vất bỏ mình rồi vậy” (tờ 3a). - Lời của Ngô Sĩ Liên như sau: “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, liền vung tay hô một tiếng mà khiến cho quốc thống của nước nhà có cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng đâu phải chỉ khi sống thì dựng nước xưng vương, mà còn cả ở khi chết còn có thể ngăn chặn tai họa. Phàm gặp những tai ương hạn lụt, cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả đến Trưng Nhị cũng vậy. Ấy là vì đàn bà mà có đức hạnh của kẻ sĩ, cho nên, khí hùng dũng ở trong khoảng trời đất chẳng vì thân đã chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy khí phách cương trực và chính đại đó hay sao?” (4a).

Bạn nghĩ gì về hai lời bàn này? (Theo “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo Dục) (nguồn :Tạp chí Quê Hương ) >

tphuong nghĩ gì ?
Kính Bái

Giselle

(*) Giselle is a ballet by Adolphe Adam. It has 2 acts, 2 scenes, with a libretto by Jules-Henri Vernoy de Saint-Georges and Théophile Gautier and was originally choreographed by Jean Coralli and Jules Perrot (the principal Ballerina's dances). The choreography of nearly all modern productions derives from the revivals of Marius Petipa for the Imperial Ballet (1884, 1899, 1903).

Giselle was first presented by the Ballet du Théâtre de l'Académie Royale de Musique, Paris, France, on June 28, 1841 (wikipedia)


xem trên YouTube < Giselle>

Một ngày ở trường

một ngày ở trường ...





photo tphuong

Phụ nữ nuôi người



"Women in art" on YouTube (from eggman913)

Xem danh họa phụ nữ phương Tây, rồi chợt nghĩ, người phụ nữ VN hình như đẹp có "khác" ? Cái đẹp không tung hô ở cuộc thi, mà ở cái "đức" hy sinh khiến người ta phải phục, phải yêu ?

“Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng/ Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Ngừơi phụ nữ trong mắt ai : nhà thơ Tú Xương , nhà thơ Lưu Quang Vũ, trong bạn, trong tôi ... Đẹp hòan hảo bởi tố chất "hy sinh". Phải hy sinh, chẳng lẽ đó là "thiên chức" ? hay tại cuộc sống dân mình vậy nó phải vậy ? hay bởi nghiệp đời thế nên phải thế ? hay bởi ĐẤT NƯỚC mình "rừng vàng biển bạc" trớ trêu ... "ai" ?

Xưa, thân cò lặn lội ở mom sông.

Nay thân cò phiêu bạt xứ mà tênh tang tập vé số, mà võng vẹo gánh ve chai, mà lắc lư đùm đề bọc, bịch !

Mà còn xa kia Sing, Hàn, Tàu ... ai nghe phiêu bạc xứ : trơ trụi thân tan bên bờ xa lạ ... !!!


ĐÂT NƯỚC này nuôi ai ? để thẹn sao phụ nữ nuôi NGƯỜI ?


tphuong

Intel ISEF

(*) International Science and Engineering Fair - Hội thi Khoa học Kỹ thuật (cho hs trung học phổ thông).


đăng ảnh ... tạm, mời xem thêm (thông tin về ISEF):

www.societyforscience.org/isef
www.intel.com/education/isef.index.htm

& xem ... chơi :

Khả năng tư duy logic của người Việt là không kém ai, nhưng tại sao lại không dẫn đến những kết quả cụ thể trong thực tiễn? “Tại sao tư duy logic tốt mà lại quá ít (hay chưa có) nhà khoa học tầm cỡ thế giới? Tại sao có nhiều người thông minh mà lại quá ít thiên tài? Hay tại sao chỉ số giáo dục được UNDP đánh giá cao mà nền giáo dục lại quá nhiều điều dở?” (PGS Hồ Sĩ Qúy). Chuyên đề “Người Việt hiện đại và Tư duy logic” mà Vietimes thực hiện dưới đây sẽ phần nào làm sáng tỏ những câu hỏi này. (Tư duy logic và động lực phát triển xã hội. - Nguyễn Thu Phương (Vietimes) thực hiện)

tphuong


Học với trứng

cho trứng vào cùng một rổ : ai người kém khôn ngoan.
cho trứng vào trong chai : "khoa học" hay như ... làm xiếc
ừm, cho chai vào trong ... trứng, "phù thủy" thử ?
...

("cho trứng vào chai" on ngoisao.net)

vậy mà ai khéo
cho gà con vào quả trứng đấy, hay không ?

tphuong

Optical Illusion

Image Hosted by ImageShack.us


copy on internet <braiden.com >


(soldier-bending-man)

Nghe ... ngóng

đọc trong báo mục tin 12:28 PM, 28/02/2008

lại giật mình ?

... Bởi những năm qua, TP. Hồ Chí Minh đã sử dụng một phần chi đầu tư để chi thường xuyên (năm 2007: khoảng 2.200 tỷ đồng). Ủy ban Tài chính đã nêu ra 5 ưu tiên cho đầu tư phát triển theo trật tự là: hỗ trợ đền bù, tái định cư cho các tỉnh sau phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc; cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội; hỗ trợ cho các địa phương bị giảm thu cân đối ngân sách; hỗ trợ có mục tiêu cho các tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển có số thu ngân sách thấp để đầu tư các dự án công trình cấp bách mà ngân sách địa phương không cân đối được (khoảng 500 tỷ đồng); giảm khoản bù lỗ kinh doanh mặt hàng dầu cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh dầu. (nguồn : báo Đại Đòan Kết)

hỗ trợ đền bù, tái định cư cho các tỉnh sau phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc

là sao ?

tphuong

Donner sans compter

(*) pps 96 Donner_sans_compter by Jacques, NVH chuyển ngữ 10'97



Thanks to M.C ( tiếc là không chuyển nhạc kèm theo pps được ! xin bấm vào Clip bên dưới để đồng thời nghe bài The Wind Beneath My Wings - by Zamphir trong pps này)



Lục bình không trôi ra sông

(*) blogger Mai Ly


Mưa miền Tây kỳ lạ. Không ào ào thoải mái, mà cứ rả rích hơi nặng hạt, thỉnh thoảng trời nắng bừng chốc lát càng làm không khí nóng sệt và con đường ruộng trơn dài thêm. Hai bên đường là những cánh đồng loang lổ vài vạt mạ non và những bụi dừa nước xanh dày. Thỉnh thoảng mới đi ngang một căn nhà, thấp thoáng bóng người mẹ ngồi hóng trước cửa với vài đứa con (thường không mặc áo quần) chơi quanh quẩn. 11g, bữa cơm sáng hồi 9g đã qua, bữa chiều 5g thì chưa tới, trời mưa cũng không thể ra vườn làm vài việc vặt...vả lại, không làm bữa nay thì bữa mai, cũng chẳng có gì khác biệt trong cái nhịp sống nhạt đều như mưa này.
Khó nghĩ rằng cái xã nhỏ bé này chỉ cách thành phố chưa đầy 20km. Căn nhà của cô bé nhận học bổng cách trường 2km đường đất đỏ, băng qua 3 cây cầu gỗ và hai cây cầu khỉ lắt lẻo (Giờ vẫn hoàn toàn không hiểu tại sao tôi "bò" được qua cả hai cầu ấy mà chưa lọt xuống rạch!), Hằng ngày em đi bộ, cũng chẳng có chiếc xe nào chạy được trên con đường này vào mùa nước nổi, khi mà những con đường đất nhỏ bé ngập hoàn toàn trong nước. Em được coi là "may mắn" hơn các chị cấp ba, lướt thướt áo dài với sình lầy...
Cha mẹ em chia tay nhau, em ở với người mẹ kế và ba đứa em lít nhít cùng cha. Người mẹ khá hiền. Bà thuộc loại không phải người xấu, nhưng cũng không đủ sức để mà tốt hơn. Gian nhà không có nền, chỉ là những vách lá dừa dựng trên nền đất ẩm gồ ghề. Mọi sinh hoạt diễn ra trên phản gỗ. Người cha mới trên 30 tuổi nhưng già nua dưới sức nặng của 7 miệng ăn. Với học bổng này, cô con gái lớn sẽ tiếp tục được học, nhưng cái sự học đó chừng nào mới quay về làm đầy hũ gạo trong nhà?... Đôi mắt người cha nhìn bóng những chiếc máy xúc trên bãi cát đen xa xa đầy hy vọng: "Cô à, nghe nói người ta đang quy hoạch xây khu công nghiệp, chắc cần người...."
Tôi gặp một cô bé khác trên chuyến phà đi và về. Bé học lớp năm, cùng trường với cô bạn tôi vừa thăm. Nghỉ hè, bé bán vé số kiếm thêm tiền. Chiếc quần vải đỏ cũ lũn cũn, mũ tròn xòe ra như cái nấm, và chiếc áo đồng phục còn thêu phù hiệu...Trường cấp 2 của xã kề bên trường cấp 1, nhưng liệu những tờ vé số có thể giúp em bước sang đó sau hè này?
Em biết chúng tôi là ai. Em không mời mua vé số, cũng không nhận gói bánh chúng tôi mời. Em chỉ nhìn bằng cặp mắt tròn trong veo. Vang vọng bên tai tôi là câu hỏi từng nghe trước đây khi đi khảo sát: " Sao em không nhận được học bổng như bạn? Vì em chưa đủ nghèo hay chưa đủ ngoan?"...
Em ạ, chỉ đơn giản là vòng tay người đời có khi chưa đủ rộng...Cũng như cụm lục bình hoa tím này, đẹp rưng rưng mà sao nó mắc nghẽn hoài ở góc cột bến phà, chẳng thể trôi thẳng ra sông?
Mai Ly

Đi café muối không ?

(*) học trò tôi đó : blogger Mai Ly
Nói về học trò mình - hoặc những gì thân thuộc của mình - hẳn kỳ kỳ có vẻ khoe khoang ... dởm chăng ? Mà tôi không thể dấu niềm vui khi kể về những kỷ niệm ĐẸP này : - Bạn có nghĩ một ai mới 17 tuổi đã có ý định xin hiến xác cho ĐH Y khoa ? - tôi chắc ít ai từng nghĩ đến điều đó ! - Bạn có dám một mình kỳ cọ xóa hết bút chì ghi bao công thức trên mặt bàn học mà bạn bè mình đã hì hục "ngụy trang" cho giờ kiểm tra sắp tới ? - tôi chắc mình không "mất công" làm nổi ! - Bạn không là cán bộ lớp, dám dằn mặt các bạn "nè dấu tài liệu quay cóp tôi méc thầy à nghe" - tôi chắc hiếm ai "mạnh mẽ" làm được ! ... Xưa, học trò tôi tuổi 17 ( - thầy có đọc "Tuổi 17" không ?), giờ 8 năm qua đã lâu, gặp lại trò trên Blog, đọc blog trò ... vẫn như thấy trò tôi đó , một niềm vui !
Image Hosted by ImageShack.us


Lớp học nhỏ, thường tổ chức ngoài sân, khi có mưa thì dời vào trong nhà. Ba cái bàn nhựa, hơn chục chiếc ghế nhựa lúp xúp giữa những dây quần áo ẩm ướt và những thùng đồ hàng ngổn ngang. Bà ngoại già lập cập kéo ghế ra hiên ngồi để rộng nhà hơn một chút, người mẹ lặng lẽ vặn nhỏ tivi cách bàn học vài bước chân... bật thêm một bóng đèn (cả một sự xa xỉ ở đây!), những mẩu viết chì phát vội... và thế là học.
Những em bé xóm Ghe. Nơi ở cũ của các em giải tỏa rồi, lớp học cũng thôi không bập bềnh trên ghe theo nhịp sóng vỗ nữa mà theo các em về khu ổ chuột tận Bình Chánh. Xa quá và mùa mưa đã về... các "thầy cô" cũng rơi rụng dần...
Nhưng những ánh mắt vẫn đầy khát khao. Xe chúng tôi vừa dừng, các em đã chạy ra đón. Vài nhóc che tờ báo mong manh đội mưa chạy vội vào xóm trong gọi bạn ra học. Những đứa phải "đi làm" chỉ kịp rửa qua mặt mũi, bỏ qua bữa cơm tối cho kịp giờ. Những con chữ nhọc nhằn trong ánh đèn lờ mờ, tiếng tivi lào xào và cả cơn đói. Cố lên em, thầy cô cũng chưa ăn gì.
"Xí Muội, Mén, vẽ hoài không được hình que vậy em? mấy tuổi rồi nè?", "Dạ, 4 tuổi", 'Trời, 4 tuổi mà..." Câu nói chưa hết tắt ngang bởi cái nhìn đầy hy vọng của bà mẹ núp ngoài cửa nhìn: " Mén học được chữ nào chưa cô?"...Chị ơi, nói làm sao để các em chịu rời cuốn vở và cây viết mới được phát mà đi về, nhường chỗ cho mấy em khác... kìa, bé Nhi, 7 tuổi rồi mà tô chữ O chưa tròn,...Lớp học nhỏ quá...
Cậu nhóc buông cây viết chì, nhăn nhó. "Sao vậy em?, viết ráng hết bài nè", "Con đói", "thôi đói quá về ăn đi rồi sang". Được 5 phút, quay lại : "Cô ơi, thôi học tiếp, mẹ nói mắc đan giỏ, chưa rảnh cho ăn". Lúc đó là 8g.
"Cô ơi, nhà con dạo này hết tiền", "Sao con biết?". "Dạ tại tuần rồi ăn cơm với muối ớt, tuần này muối không"... Im lặng. Và tôi hiểu tại sao em ăn ngốn nghiến hết 3 cái bánh ngọt chúng tôi mang sang một lúc.
Lớp học náo nhiệt như cái chợ. Cấu chí nhau, "giành" cô, hờn dỗi, gãy chì, rách giấy... nghĩ lại mà thương các thầy cô cấp I. Hồi đó, mỗi lần có phụ huynh hay trưởng bộ môn dự giờ là cô ...run, khó dạy. Trong lớp học đặc biệt này, thì phụ huynh là "một phần tất yếu". Những gương mặt sạm nắng nép sau cửa sổ, rạng cười nhìn con mình viết chính tả, làm toán...Ông bố gật gù bên chai rượu sau một ngày mệt mỏi, cười mơ hồ khi chúng tôi về : "Tui là ba của thằng Bình, cái thằng cô khen học sáng đó... ba nhỏ này nữa... thầy cô về cẩn thận, đường trơn, mưa ướt...", bà mẹ trùm áo mưa, dẫn con gái vô tận lớp: " cháu nó tới chậm chút, cô cho vào nha cô, hôm nay mua cho nó một cuốn tập nữa rồi"...
Đường xuống Bình Chánh xa không? Xa! Câu trả lời chắc chắn bật ra như quán tính với hầu hết mọi người. Cũng có thể. Xa, nghĩa là chừng 35 phút chạy xe từ Tân Bình, với một "cùi bắp" như tôi, và chừng 25 phút với một "tay lái lụa". Càng xa thêm nếu trời mưa, trời tối... Càng xa thêm nếu tự đi không ai chở.... Nhưng chắc chắn không xa bằng con đường đến với con chữ của các em, càng không xa nếu bạn hiểu các em luôn mong đợi như thế nào. Một giấc mơ, có khi đổi bằng một thế hệ.Tôi nhớ vẻ mặt lúng túng của người cha khi cậu con trai hồn nhiên quay sang hỏi "ba ơi, phân số là gì?"
Nhìn trời mưa, và nỗi lo thiếu người đứng lớp luôn thường trực. Lớp học bên xóm Ve Chai cũng đang chờ, nợ các em một lời hứa...
2 tiếng đồng hồ/ tuần. Ngắn hơn một buổi cafe cùng bạn bè. Cũng có thể coi là một buổi cafe đặc biệt. Không "dễ uống" như capuchino, nhưng là "cafe muối", tốt cho tâm hồn bạn. Nếu có một lúc nào đó, bạn ngẫm nghĩ chưa biết tiêu buổi tối của mình như thế nào, thì đi "cafe muối" với tôi và NUMX nhé!
blogger
Mai Ly

Xăng lên giá hả ?

Image Hosted by ImageShack.us




Hà Nội: Người dân bất ngờ khi xăng tăng thêm 1500 đồng/lít

9:58 AM, 26/02/2008 (nguồn :
Báo Đại Đòan Kết )

Sau thời điểm 11h trưa 25-2, mức xăng A92 tại các điểm lẻ ở một số nơi trên địa bàn Hà Nội đã tăng lên mức 14.500 đồng/lít. Thông tin tăng giá lần này được giữ kín đến phút chót, hầu hết người tiêu dùng đều bất ngờ, không có cảnh đổ xô mua xăng, dầu như hồi tháng 1-2008. (H.A.T)



Tp. Hồ Chí Minh: Người dân “thờ ơ” với xăng tăng giá

9:59 AM, 26/02/2008 (nguồn : cũng ...
Báo Đại Đòan Kết)

Lúc 11h hôm qua (25-2-2008), các cửa hàng xăng dầu tại Tp. Hồ Chí Minh đồng loạt niêm yết giá mới: xăng A92 từ 13.000đồng/lít tăng lên 14.500đồng/lít; xăng A95 từ 13.300đồng/lít lên 14.800đồng/lít; dầu Diesel từ 10.250đồng/lít lên đến 13.950đồng/lít. Tại các cây xăng khách đến mua xăng vẫn lác đác, “người dân biết thông tin xăng tăng giá còn trước cả chúng tôi nhưng hoàn toàn không có cảnh đổ xô mua xăng như những lần trước” (Ngọc Minh)

Đại Đòan Kết hay hay. Người Hà nội "bất ngờ" người Sài gòn "thờ ơ" ?
Ha ha, đọc tin lòng cũng .... "thờ ơ bất ngờ" !!!



Thứ Sáu, 04/01/2008, 07:52 (GMT+7)
Đề án điều hành giá xăng dầu mới:
17.000 đồng/lít xăng?
(Tuoitre)


tphuong

Don Quijote

Image Hosted by ImageShack.us


Múa ballet "Don_Quijote" (on Internet)