Thứ bảy tuần trước, học trò (cán bộ Đòan ...) họp với Ban Giám Hiệu, góp ý với nhà trường ... Nghe nguồn tin hành lang như là "các con xin bớt học theo dự án", xin học theo ... truyền thống (chép, chép thôi !). Học theo dự án (Intel Teach to the Future) có tính tích cực là từ nhu cầu, vấn đề thực tế ta đi tìm cách giải quyết, nảy sinh nhu cầu kiến thức ... Thế là đi tìm, đi nắm kiến thức đó với phương tiện thời đại (PC, net, multimedia ...). Thầy chỉ là người hướng dẫn, đặt ra yêu cầu. Các con làm việc nhóm để giải quyết. (xem trang web "học qua dự án")
Cảm giác của Thầy là hụt hẩng - lần thứ hai - hình như cái con cần hơn là điểm số,là không phải lao động là muốn "mì ăn liền" ? Lần thứ nhất cách đây 2 năm Thầy viết email chia sẽ "cái nhìn về Intel" với các bạn đồng nghiệp mình. Nên chăng post cái thư này cho các con cùng đọc - thầy trò cùng tần số thì mới cộng hưởng được -Vật lý 12 nói vậy, phải không con ?
> Sent: Wednesday, March 02, 2005 5:38 AM
> Subject: Chuc mung cac tiet thao giang !
.. . Xin chuc mung co Suong Mai va thay Le Hong Phong da hoan thanh tiet thao giang !
> Phương :
.. . Các bạn thân, rất chân thành cảm ơn các tiết dạy của các bạn, và cũng xin được chia sẽ những mệt nhọc, những cảm xúc của các bạn vào giờ phút này .... Nhìn thấy thành quả của các bạn là thấy cả một chặng đường phải nói là rất tâm huyết mới làm được, biết bao khổ nhọc trong đó. Nhưng đó là niềm vui, của chính chúng ta, phải không các bạn ? Nếu chúng ta làm 1 công việc mà thấy chán chắc là không làm nổi ! Chúng ta làm 1 công việc mà không thấy niềm vui phía sau thì cũng ...chán vô cùng ! Cái niềm vui chúng ta hy vọng đó là gì ? Phải chăng là nhen lên một ngọn lửa cho các em (cái hình bóng tuổi nhỏ của chính mình) một niềm vui lao động (thật đó), một niềm vui thành công, một niềm vui học tập, một khám phá "khó quên" nào đó ...
Và bản thân chúng ta cũng như những học trò MỚI, cùng học, cùng làm với các em thật là "đầm ấm" vô cùng. Chúng ta cũng học, từ những chuyện linh tinh cỏn con về tin học (học ngay ở các em). Chúng ta cũng cùng học một bài học với các em, cũng thấy mới vô cùng, cũng lần mò trên mạng để tìm điều mới và hay, và cùng suy nghĩ, dường như không có khỏang cách THẦY - TRÒ nữa. Ai dạy, ai học ? Chúng ta chỉ hơn các em kinh nghiệm giải quyết (chỉ vì chúng ta là người lớn thôi). Làm sao biết hết ? Thật vậy nếu không học, không tìm như các em, chúng ta không đủ tự tin để giải quyết, phân xử, hướng dẫn ý kiến của các em cho tròn trịa ..., và hiển nhiên là chúng ta ...chúng ta bị bóc trần "mặt nạ" ông thầy ra (cũng biết ... tầm tầm thôi, thiệt là qúa đáng!).
Phải thấy rằng cùng với nhau ,với cái "hội Intel" này : chúng ta như thành "đồng ... đảng" của nhau (bí thư là thầy Song Minh, chủ tịch là cô Tuyết Xuân, hi hi ), và cũng chia sẽ với các em thầy trò như "một hội " "một thuyền" ..., ngòai cái " kính" nhau còn cái "iêu" "đòan kết" giúp nhau ! Chúng ta thấy nể phục các em, các em là động lực , là nhân tố kích thích cho chúng ta, các bạn ơi, "anh dũng tiến lên"... Nào !
Điều mình tâm niệm, phải "mới". Điều mình tâm đắc , đó là cái "mới". Điều mình tâm tư, cũng là cái " mới" . Điều mình tâm ...sự, đó là cái mệt, cái phiền !!! Thật vậy đó, học trò quen học để trả bài, làm bài ...KIẾM ĐIỂM (mà chắc phụ huynh phần nhiều cũng chỉ cần biết và mong muốn điểm của con em mình thôi ???). Khi được hỏi ý kiến trong lớp, thích hay không, muốn hay không cách học này (giơ tay để thống kê) thì em học trò không thích là đứa giỏi nhất lớp, là con người bạn gv cùng môn với minh ! Buồn 1 phút ! (Đó là lớp đã trình diễn bài Lực đàn hồi mà các bạn đã dự và thấy thích). Các em là động lực, là nhân tố kích thích cho chúng ta, các bạn ơi, nghe kết qủa nầy ta ... "anh dũng ... hi sinh" rồi ! Vì sao không thích, vì các em chỉ muốn diễn kịch, họat cảnh, đại lọai thứ gì có ...văn nghệ ( nói "đúng sự thật" là có ...chơi). Có lẽ từ "bài tập" Power Point, Publisher, Web làm các em thấy không khí ... có mùi học hành qúa chăng ? Các em biết công dụng khác nhau của 3 lọai bài tập nầy, nhưng các em (tuy chưa làm) đã có ý kiến là chán vì ... cà lăm ! (có cùng 1 nội dung ?)
Nói chi mấy em, chúng ta cũng đánh giá tiết dự giờ nào là "sinh động" là "nhẹ nhàng" ...nào là dễ tiếp thu .... Cái gì là bản chất là cần thiết ? "Cô bé lọ lem" hay là "cái áo"? Cân phân đâu nặng, đâu nhẹ ?Ta mong muốn ở sự làm việc (nhiều), tư duy (bậc cao) của các em ? Hay cần ở hình thức diễn đạt của các em (có ngưới nói có duyên và ngược lại) Những lớp chuyên lớp chọn, chỉ quen nghiêm túc, từ ngữ "hàn lâm" , nói chỉ sợ sai (không giống sách), lớp "làng nhàng" quen vô tư phát biếu "trong và ngòai giờ", đồ chơi thì nhiều, tài năng thì lắm ...; nên 2 lớp (ví dụ như thế) cũng khác nhau lắm chứ ? Ta thấy gì : xem vở diễn ? cũng cần hiểu cái hậu trường ? - sự làm việc nắm bắt kiến thức ! Có hứng thú các em mới tận lực tìm, khám phá tra cứu, tư duy sáng tạo ... chứ nếu không thì ...chắc là các em chỉ làm công việc của nội dung bài học (chép SGK, rồi chờ trả bài, chờ đi thi ...trúng tủ, hu hu). Học theo cách nào thì cũng đi ....thi. Thi theo cách nào thì phải dạy cho các em để ...đậu. Vậy có đảm bảo dạy... kỷ năng (tìm/ hiểu / giải quyết), thi... kiến thức . Đậu chăng ?
Điều các em tìm hiểu (trên mạng) và điều SGK nói (đáp án) nếu có khác biệt, học trò trông mong ở ta , ta "nhân danh ông THẤY" nói gì và được nói gì ? Dám nói gì để học trò thi ... phải đậu ?
Ta nói gì với những em khác hòan cảnh (không phương tiện, vất vả mưu sinh, thiếu thời giờ) rằng trong học tập cũng có giai cấp nữa sao ?
Thôi thì , dù "tâm niệm" tâm đắc" tâm sự" hay"tâm tư" gì gì đi nữa thì CHỮ TÂM kia mới là chính, phải không các bạn.
Gv Phươnga
29 tháng 3, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét