02 tháng 1, 2008

Ta / Chúng ta

Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ thảm nạn lật đò tại bến Cà Tang (mỏ than Nông Sơn, thuộc xã Quế Trung, huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam), làm 18 em học sinh trường THCS Quế Trung thiệt mạng vào chiều 19-5-2003. Ta ở đâu, chúng ta ở đâu ? Không tin rằng sẽ thấy, hay không thể thấy trước được ? Vậy mà ta lại thấy đó cái ngày đau thương này ! Rồi cái ngày ông lão già nua chèo con đò ọp ẹp ra tòa lãnh án ! Lại chẳng thấy gì sao, ta và chúng ta ? Hay chỉ thấy ta và chúng ta lúc này nè : Chiếc cầu tình nghĩa của bao tấm lòng đồng bào cả nước được dựng lên. Ngày khánh thành cầu 29.4.2005 anh Đặng Tiến Sĩ - cha của em Đặng An Sơn (một trong 18 học sinh bị chìm đò tại bến Cà Tang) xúc động nói: "Nhờ tấm lòng của đồng bào cả nước mà làng mỏ chúng tôi có được chiếc cầu mới này. Từ nay các cháu học sinh của làng Nông Sơn sẽ không còn vất vả khi đến trường ..." Rồi 1 năm sau, bạn hãy đọc tiếp :


Thứ Tư, 26/07/2006, 07:21 (GMT+7) Quảng Nam: cầu Nông Sơn kêu cứu !
Khi thấy chiếc xe tải hiệu Kamaz từ mỏ than Nông Sơn chở gấp hai lần tải trọng cho phép đang phóng bạt mạng qua cầu, chúng tôi tỏ vẻ bức xúc, ông Nguyễn Nam, nhà ở làng mỏ Nông Sơn, liền nói: “Một chiếc ăn nhằm chi. Ban đêm hàng đoàn xe tải lớn chở thiết bị thi công thủy điện Khe Diên ầm ầm chạy qua mới thấy xót cho chiếc cầu. Rồi hàng đoàn xe chở than, đất đá làm Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn bất kể ngày đêm chở quá tải cứ thế chạy qua cầu. Kiểu này chắc cầu sẽ sập mất thôi...”. Nhiều người dân làng mỏ Nông Sơn chúng tôi gặp ai cũng lo cho số phận chiếc cầu. “Bà con tui nhiều lần báo cáo với chính quyền địa phương rồi. Lúc đầu huyện cử đoàn kiểm tra, lập trạm chốt kiểm tra, được vài tuần rồi đâu lại vào đấy. Quá nóng ruột, bà con tiếp tục báo cáo. Nhưng chính quyền địa phương vẫn làm ngơ...” - ông Nguyễn T. kể ...


Sao kỳ vậy ? Ta ở đâu, chúng ta ở đâu ấy vậy ? Nếu ở VN, nếu da vàng mũi ... tẹt đương nhiên là "biết" khỏi cần ... "thấy" - mà lại biết rất như là " chuyện thường ngày ở huyện" ? Là tại ... trời nè, tại ... không "có lực" nè, tại ý thức "dân ... gian" vậy đó, hay tại ... có chấm chấm chăng (tội lỗi ! tội lỗi !) ?
Cũng như, một làng ngọai ô Hà nội, có cây sưa qúy lắm (nghe ì xèo ở thảo cầm viên bị cưa mất một cây rồi), các cụ phải tự thân lập đội chia nhau canh phòng kẻo mất ! Chỉ tin ... ta, không tin ... chúng (ý , chúng ta) Cũng như đi bên lề phải nhé, chỉ tin ta biết cái "phải", chẳng tin ... chúng ? Cũng như muốn nói Tổ Quốc ơi, phải có thẻ đỏ vẩy vẩy nhé, ấy kẻo coi chừng bị KHÔNG TIN được ! Cũng như nhiệm vụ năm học cấm "xuyên tạc giáo dục" nhé. Úy trời, cái chữ GIÁO DỤC nghe là thấy đẹp mà "xuyên tạc" là làm sao - cũng như Văn hóa mà đi với "đồi trụy" là ... hết biết, hay ta "già dốt dốt" ? Vậy là KHÔNG TIN chúng ... ... (/ta ?) được ! ...
Có phải cuộc sống rồi dạy con NGƯỜI ... niềm tin rơi, thản nhiên cho rụng chẳng buồn "lệch kê lấm rửa" ? Ta / chúng TA, rớt chữ ... ta "cuối cùng" ! Hu hu !


tPhuong (ta mất ta rồi ta ơi !)

Nghe mà thật ...!

(VTV1)


Thứ Ba, 13/11/2007, 08:02 (GMT+7)

Người lớn lạnh lùng, một học sinh chết tức tưởi. Chân dung em Hồ Phi Hiền

TT - Chiều 12-11, khi chúng tôi trở lại xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn (Đắc Lắc) thì hàng ngàn phụ huynh, học sinh, thầy cô giáo nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng về cái chết rất đỗi thương tâm của em Hồ Phi Hiền, học sinh lớp 6 Trường THCS Trần Quang Diệu.

Nghe đọc nội dung toàn bài: (xem )


Cô giáo... dán miệng trẻ mầm non? 01-12-2007 23:59:39 GMT +7 DUY TÍNH

Nhìn con thở thoi thóp và hôn mê, chị Thùy như muốn ngất đi. Ảnh: D.TÍNH

Mạn nhân là bé Đỗ Ngọc Bảo Trân, 18 tháng tuổi (tạm trú quận Gò Vấp). Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định, khả năng hồi tỉnh không thể nói trước được. (xem)




Tối qua, một Thư ký Tòa soạn Báo Pháp Luật TPHCM sau khi đọc bản thảo đã than trời. Anh điện thoại gặng hỏi từng phóng viên của mình: Có đúng là các quan chức giáo dục từ Trung ương đên địa phương đã nói như thế không?

Thanh tra Bộ Giáo dục thì đến hôm qua vẫn chưa biết vụ bé Trân vì chưa được báo cáo (dù công an đã khởi tố vụ án); Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm Non nói đó là chuyện của cơ sở. Còn Sở giáo dục thì nói chưa kiểm tra nên không chịu trách nhiệm.

Khi trẻ nằm cấp cứu cả tuần và sắp chết mà người ta vẫn không xác định được cơ quan nào chịu trách nhiệm về mặt quản lý nhà nước.

Bố cu Hưng không bình luận gì. Vì không biết bình luận gì nữa. (xem)


Ở trang ngoài của tớ có bạn đặt câu hỏi thế này:

Nếu chuyện xảy ra cho con anh, anh nghĩ sao?

Ý nói tớ sẽ nghĩ sao nếu con tớ bị người ta dán miệng đến chết. Tớ có thể hỏi ngược lại như này:

Nếu cô giáo ấy là em gái bạn, bạn nghĩ sao?

Ý tớ nói bạn nghĩ sao em gái bạn bị đám đông ùn ùn nổi giận vì một hành động mọi người từng coi là bình thường.

Nhưng nói chung không nên hỏi những câu như vậy. Câu hỏi kiểu "thử tưởng tượng chuyện xảy ra với bạn" là câu hỏi hay, để mình biết đặt mình vào địa vị người khác. (xem )




NTV (3/12/2007 8:31:04 AM): Bà chị khỏe k ?

Pham Tuong Van (3/12/2007 8:33:42 AM): Em oi

Pham Tuong Van (3/12/2007 8:33:46 AM): chi dang can giup do day

Pham Tuong Van (3/12/2007 8:33:50 AM): khung hoang wa

Pham Tuong Van (3/12/2007 8:33:58 AM): nhoc chi tiep tuc bi bao hanh

Pham Tuong Van (3/12/2007 8:34:16 AM): va con bi khung bo hoi dong, bi 1 co giao doa bat bo tu k cho gap bo me nua

Pham Tuong Van (3/12/2007 8:34:42 AM): 1 co khac lay kep bam tai lieu, loai to, doa kep dut ngon tay no, mot co bao no la do du con, lam ca lop noi theo

NTV (3/12/2007 8:36:27 AM): humm,

NTV (3/12/2007 8:36:37 AM): Chị cần giúp gì vậy ?

NTV (3/12/2007 8:37:12 AM): Bọn giáo viên bây giờ sao ngu thế k biết ?

Pham Tuong Van (3/12/2007 8:45:40 AM): chi cang thang wa

Nguyen Tuan Viet (3/12/2007 9:13:12 AM): Em giúp gì được chị nào ?

Pham Tuong Van (3/12/2007 9:18:35 AM): co le chi can 1 chu giang ho anh chi den truong

NTV (3/12/2007 9:18:44 AM): hì hì

Pham Tuong Van (3/12/2007 9:18:47 AM): chu xu su kieu tri thuc nhu the nay k hieu wa

NTV (3/12/2007 9:18:54 AM): Chả giải quyết được đâu!

Pham Tuong Van (3/12/2007 9:19:07 AM): chac la chi phai thue 1 chu dao kinh den, kieu doi no thue, den ngoi ben canh

NTV (3/12/2007 9:19:26 AM): Cháu học lớp mấy rồi chị ?

...

NTV (3/12/2007 9:23:38 AM): Humm, em chỉ chị mua cái này!

Pham Tuong Van (3/12/2007 9:23:46 AM): noi la thay no van binh thuong nen thoi

NTV (3/12/2007 9:24:31 AM): http://www.hangdocdao.com/productdetail.php?kind=hangmoive&idsp=12&id=187&cmt...

NTV (3/12/2007 9:25:11 AM): Hí hí!

NTV (3/12/2007 9:25:57 AM): Chị định tính thế nào

Bạn biết không? Cái vật mà chú sĩ quan an ninh này khuyên mình nên mua chính là thiết bị nghe lén từ xa, giá 2,4 triệu đồng. Có loại nào ngon bổ rẻ hơn k ? Có ai cho thuê k nhỉ? Hay là thành lập 1 club để cùng share những thiết bị tương tự ? (xem)


Sau khi biết hôm qua cô giáo lột quần con tôi chìa mông nó ra trước mặt các bạn trong lớp đánh đòn (vì lỗi rất nhỏ nhặt là nói chuyện trong giờ) thì tôi phải khẳng định với con tôi rằng: Không ai có quyền đánh con. Không ai có quyền lột quần con ra, vì con là con gái, và ngay cả học sinh nam cô cũng không được phép làm thế. Nếu trước đây mẹ biết sớm thì ngay cả khi các bạn khác bị đánh, mẹ cũng đã đứng ra nhắc nhở cô giáo rồi. Nhưng cô đã từng đánh được nhiều các bạn khác trong lớp không có nghĩa là cô có quyền đánh con. Và mẹ sẵn sàng cho con bỏ học. Và mẹ cho phép con có quyền bỏ học ngay lúc đó. Và mẹ hứa là nếu biết con sẽ bị lột quần ra trước đám đông, mẹ không bao giờ thèm cho con học Tiểu học Chu Văn An.

Và mẹ bắt buộc con phải phản kháng nếu ai động vào thân thể con.

Và ngày mai mẹ đến trường để lột quần cô giáo ra đây! (xem )





Còn nhà giáo nói gì ? nói gì ? nói gì ? (chương trình Guest "Sức Sống Mới" VTV1, phát sóng ngày 20.11.07)



tPhương

Ai vô thư viện mà coi

đây là tui nói cái thư viện MiKi : coi gì trong đó nào ? có trò học bài, đọc sách ? thế thì xoàng, mùi mẻ gì ! thư viện nào mà chức năng chẳng vậy vậy !

Ậy coi đi rồi biết ...

Mà xem rồi cũng chưa chắc biết : dàn máy mới này cài windows chính hiệu, office chính hiệu (chẳng phải đồ pirate !) , mỗi máy một dĩa cài đặt riêng thế mới ghê chứ !!!

Rồi còn wireless cho thầy trò ôm laptop cá nhân đến "ké" ... Hấp dẫn mại vô, vô ... Đâu còn cái năm nảo năm nao vừa mơ vừa gào ...

Ai vô thư viện coi đi, để "ra sông nhớ suối có ngày nhớ đêm "...

Còn tôi ra coi cái hành lang bên ngòai, nhắm nhe rồi á, ở đó có trời (một khỏanh), có cây sứ trắng (một góc), có cỏ (một thảm) có NƯỚC (một hồ) ...

có băng ghế vắng !


tPhương

Liên hoan âm nhạc châu Âu 2007


Ngũ tấu LARGO trình diễn ở Nhạc viện TP.HCM, tối 3.12.2007

Largo Luxembourg Jazz Quinted
Thành viên :
Gast Waltzing : trumpet
Rainer "Elute" Kind : Trống/ Drums
Thomas Bracht : Keyboards
David Laborier : Guitar
Rom A.Heck : Bass



Largo phát hành album đầu tiên năm 2003 với nhãn hiệu hãng Warner, dưới tựa đề Fables of Lost Time. Họ là ban nhạc Jazz châu Âu đầu tiên được mời biểu diễn tại Liên Hoan Nhạc Jazz Clearwater tổ chức vào tháng 10 năm 2003 và tại trung tâm Kenedy ở Washington DC. Họ thu album thứ hai cho Warner Jazz vào tháng 12 năm 2004 và tháng 1 năm 2005, album này được phát hành trên quy mô quốc tế vào tháng 1 năm 2006. Đứng đầu ban nhạc là Gast Waltzing, người sáng lập khoa nhạc Jazz Nhạc viện Luxembourg và hiện nay vẫn là trưởng khoa này. Trong sự nghiệp đầy uy tín của mình, Gast đã phát hành hàng chục album từ thể lọai cổ điển đến jazz cho khiêu vũ và đã sáng tác nhạc cho hơn 100 phim truyền hình và phim điện ảnh. Dự án âm nhạc mới nhất của Gast mang tên LARGO vừa thể hiện kinh nghiệm phong phú của anh, vừa một phần nào đó cho thấy những dấu hiệu của một sự chuyển hướng.


Âm nhạc của Gast chịu ảnh hưởng từ rất nhiều nguồn : ở dòng nhạc kinh điển, Gast yêu nhạc của Bach, Beethoven, Debussy và Ravel ; ở dòng nhạc Jazz, Gast yêu mến các ngôi sao như Charlie Parker, Duke Elington, Louis Armstrong, John Coltrane và Miles Davis ; sang đến các nhân vật đương đại thì có Tricky vàDJ Logic. Với một nền móng gồm tòan những người hùng âm nhạc như vậy ; bất kỳ sự chắt lọc đam mê nào của Gast chắc chắn đều đi theo hướng chiết trung. điều Gast đã làm được chính là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn những thế giới nhạc chuyên biệt đó, để mỗi mảng thể lọai có thể hổ trợ, nêu bật và nâng cao cho nhau.

(Trích brochure : European Music Festival 2007 - European Union - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)


mk'tv : tPhương

Chữ gì đây là cái chữ gì đây ?


Đọc như "vè ... lô tô" để đố chữ bạn đó ? Hề hề, không phải làm khó hay dốt mà treo chữ ... ngược đâu nhá.

Vào Chợ Lớn mà xem người Hoa treo chữ này ! Nhận ra chữ Phúc liền há (bộ Tam Đa : Phúc - Lộc - Thọ ngày tết ta thường thấy í mà)

Image Hosted by ImageShack.us
Chữ đúng là vậy sao lại treo ngược đời ? Tôi đem cái ngạc nhiên này hỏi người bạn người Hoa. Bạn cười bảo đúng : Phúc quá chịu không nổi, phải đảo lại ! Gì quá cũng không tốt ? Tôi hỏi sao Phúc nhiều mà lại không tốt. Bạn cười to (không biết thật hay giỡn) : thì phải chừa lại cho con cháu chứ ! CHỪA LẠI CHO CON CHÁU ngheeeen ... các Bác ?

Vậy khi nghe người ta xúyt xoa "Phúc đức quá, quý hóa quá " chẳng lẽ mình lại nhăn mặt xua tay í ới " no, no " ? Tôi đi tìm hiểu tiếp, có bạn dạy cho rằng : mày ngu quá, Phúc đảo là Phúc đáo đấy, Phúc đáo hay gấp 10 lần Phúc. À, cái này nghe ra được được !

Tôi OK cái rụp, không hỏi thêm nữa ? (không biết có "tiên sinh" nào chỉ giáo thêm không ?) . Thấy thích thật đấy, vì tôi tự mình hiểu tới tới luôn vầy nè :
- thì như "Xuân" đâu hay bằng "Xuân đã về" ?
- học trò có điểm 0I thử đảo lại 180 độ xem có phải thành ... 10 chăng ? ĐẢO hay hơn hẳn liền, thấy rõ ?


Không biết bạn có gật gù với cái lý giải ... tâm đắc của Ngu văng Phươn không ? chứ còn tui "tâm đắc" "tâm đắc lắm lắm" kìa, đến nổi ...

định rình treo chữ LƯƠNG (trước phòng tài vụ) đảo lại 180 độ để cho ... Lương ĐÁO !


Hic, hic thánh thần trên cao đọc ... chữ ngược không hà !

tPhương

Robot "xịn"

The robot Keepon (developed by Hideki Kozima and programmed by Marek Michalowski) dancing to the song "I Turn My Camera On" by the band Spoon.


from mmichalowski on YouTube




tphuong

Ảnh trên báo

Thần đồng

“Tiny Literary Giant”
Diane Sawyer---Good Morning America
On Good Morning America, Diane Sawyer called Adora Svitak a ‘Tiny literary giant.” The title seems astute when you measure her diminutive stature against her accomplishments. Though only four feet tall, seven-year-old Adora has written over 250,000 words this year alone. Try that one on for size.
She may be small, but she has big ideas, and, thanks to writing, she has the means to express them. At an age when most kids are still eking out simple sentences; Adora is staggeringly prolific. (xem)

Thần đồng Mỹ đến Việt Nam 00:27:00, 07/11/2007
Cô bé Trâu Kỳ Kỳ, tên tiếng Anh là Adora Sviatak, năm nay lên 9 tuổi, hiện sống ở Seatle, bang Washington, nhân vật được báo chí Mỹ gọi là "đứa trẻ thông minh nhất thế giới" sẽ có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 18.11.2007. Ba đơn vị đứng ra tổ chức cho chuyến đi của thần đồng này là Vinabook.com, Sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM và trường Quốc tế Á Châu, có sự tài trợ của Lãnh sự quán Hoa Kỳ

http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2007/11/7/215019.tno http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2007/11/9/215286.tno
http://www1.dantri.com.vn/nhipsongtre/2007/11/205509.vip

Còn Thần đồng VN ở ... đâu ?
Bên bàn cà phê nghe một đàn anh lớn tuổi ngùi ngùi nói : coi chừng tụi nó còn đang đi bán ve chai, bán vé số, móc bịch ny lông ...đâu đó !
Tôi đi dạy học mà ... giât mình nhói, đâu phải mới nghe ?
... Đậu thủ khoa đại học nhờ gánh cháo lòng (xem)
... Chuyện cổ tích của các thủ khoa (xem)
... Nấu rượu nuôi heo thành thủ khoa đại học (xem)
... Cô tân sinh viên bán vé số (xem)
... Nâng bước chân tài năng (Xem)
Bởi tôi đi dạy học, nên ngụm cà phê đang uống bỗng thẹn đắng - nói gì được!
Tưởng cà phê đen nên đắng, mà y là "nghẹn" dòng thơ bạn gửi, đắng "thấy gì đâu" !

Suy nghĩ về thần đồng văn chương Adora

Ngày 15 tháng 11 năm 2007 báo chí loan tin
“Hàng trăm học sinh Việt Nam giỏi tiếng Anh chào đón thần đồng Adora người Mỹ”
Adora Svitak tuổi lên 10
Sản xuất tập truyện Những ngón tay bay đầy giá trị

Những ngón tay bay của thần đồng huyền bí
Bay từ giấc mơ đất nước nhà giàu
Những ngón tay bay biến thành hàng tiếp thị
Xoa dịu vỗ về xứ sở chiêm bao

Những ngón tay bay không thể điều trị bệnh ho lao
Con nít xóm nghèo vẫn mỗi ngày viêm phổi
Những ngón tay bay không dựng nổi nhịp cầu
Cầu Cần Thơ vẫn trong cơn hấp hối

Những ngón tay bay được soi đường dẫn lối
Để bắt tay lựa chọn bạn bè
Bắt tay trường quốc tế, trường chuyên, trường quý tộc
Công tử nhi đồng, tiểu thư nhí xum xoe

Tội nghiệp Adora đeo kính cận cười toe
Nụ cười toét miệng không phân ranh quốc tịch
Nụ cười y chang các đứa bé vỉa hè
Bán vé số, bán hàng rong rách đít

Những ngón tay bay trở nên cổ tích
Khiến chúng sinh quên hết chuyện hoang đường
Chuyện tham nhũng, chuyện bất công, chuyện mất nhà mất đất
Chỉ còn chuyện loài người ôm giấc mộng văn chương

Những ngón tay bay làm thế giới gần hơn
Nhưng cũng làm thần đồng Adora xa lạ
Nếu Adora sinh trưởng ở Việt Nam
Chắc chắn cô bé sẽ vô chùa quét lá

Ở xứ sở vàng bị chôn dưới đá
Phù Đổng vươn vai đã bị đụng trần
Những ngón tay bay lết bò vì cơm áo
Thiên tài làm gì có chỗ cõi phù vân?

Bùi Chí Vinh (11.2007)


Bởi đi dạy thẹn Buồn. Bẻ phấn nghịch loay hoay. Buồn. Thần đồng tây, ta, lởn vởn ... "tay đôi" trong đầu ? Có lẽ nào là sự "cưa đôi" ?
để Thần cứ bay cao ! còn Đồng ... bán ve chai hay đi bán ve chai chắc!

... thiệt buồn !

tPhương


Image Hosted by ImageShack.us
By adorsvitak.com

(*) Một số thần đồng nổi tiếng

- 7 tuổi, Ainan Celeste Cawley được xem như một thần đồng hóa học. Bố mẹ cậu bắt đầu tìm kiếm một trường ĐH thích hợp cho con vì lo sợ “một trí tuệ thiên tài có thể bị đánh mất”, nếu cậu bé không được tạo cơ hội để theo đuổi việc học tập của mình ở trình độ phù hợp
- Sufiah Yusof đã trốn khỏi trường ĐH Oxford năm 2000 ở tuổi 15 sau những kỳ thi kết thúc năm thứ 3 của cô. Khi cảnh sát tìm thấy cô sau một khu vực săn bắn lớn, cô bé đã đổ lỗi cho bố mẹ mình vì đã tạo quá nhiều áp lực cho con cái, và vì thế mà cô đã không hoàn thành hết chương trình học của mình và trở thành một nhân viên trợ lý hành chính cho một công ty xây dựng.
- Michael Perham, 14 tuổi trở thành người trẻ nhất vượt Atlantic vào tháng 1.
- Bobby Fischer trở thành kiện tướng cờ vua quốc tế ở tuổi 15 và đánh bại Boris Spassky - quán quân thế giới người Xô viết (cũ) trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
- Ruth Lawrence tốt nghiệp thủ khoa môn toán học ở trường Đại học Oxford lúc 13 tuổi năm 1985. Cô hiện đang là giáo sư toán học ở Israel, đã kết hôn và có hai người con.
- Terence Judd đã xuất hiện lần đầu tiên như một nghệ sĩ dương cầm kinh điển ở tuổi 12, chơi ở Festival Hall với dàn nhạc Lodon Philharmonic Orchestra. Ở tuổi 22, anh đã rời khỏi Beach Head, ngay trước giáng sinh năm 1979.
- Vanessa-Mea bắt đầu chơi violon năm 5 tuổi và sớm xuất hiện đều đặn trên TV. Cô bé kiếm được 36 triệu bảng và năm ngoái trở thành người giàu nhất làng giải trí dưới 30 tuổi.
- Jenifer Capriati trở thành vận động viên trẻ nhất lọt vào vòng bán kết giải Wimbledon năm 1991, trước khi giành huy chương vàng Olympic vào năm sau đó. Năm 1994 cô bị bắt giữ vì tội tàng trữ cần sa, sau đó cô quay lại và giành vị trí thứ nhất thế giới. Mặc dù bị chấn thương rất nhiều lần nhưng Jenifer vẫn có thể chơi tiếp ở các giải đấu chuyên nghiệp. (Lê Hà : Times Online)

Lửa thể thao

Lửa thể thao sẽ được truyền lại từ các ngôi sao nầy :


.... Tổ chức vào sáng sớm, lại ngay ngày mở đầu một tuần mới nên không khí trong lành, tinh thần thỏa mái sẽ là một lợi thế của chương trình giao lưu thể thaorất cần đến sự hưởng ứng của khán giả. dù vậy để thổi đúng chất thể thao vào hồn chương trình,BTC đã sắp đặt sự xuất hiện của các 3 ngôi sao thể thao hàng đầu VN : Cao Ngọc Phương Trinh - võ sĩ judo 3 lần liên tiếp vô địch SEA Games, Nguyễn thị Huyền Diệu - võ sĩ vô địch taekwondo 4 lần liên tiếp vô địchSEA Games, Phạm văn Mách - HCV thể hình thế giới, HCV thể hình châu Á xen kẽ với phần biểu diễn của ca sĩ Nguyên Vũ, Minh Thư đang được giới trẻ đón nhận ... (Hạnh Dung, báo Thể Thao số 271 ngày 26.11)




(photo : thầy Qúy)


Trích báo Thể Thao số 271 với title trên trang 1:


Trường Nguyễn thị Minh Khai - niềm tự hào của thể thao học đường Tp HCM (xem trang 5)



mk'tv :

tPhương

(cám ơn thầy Qúy)

Tôi là cái bóp

Nếu là nam, tên tôi còn là "cái ví "; nếu là nữ, tên tôi thướt tha thêm một tẹo thành "bóp đầm". Bóp nam gọn nhỏ khiêm tốn dấu vào túi, bóp nữ xinh xắn kiêu sa nhí nháy cho người nhìn. Tôi sinh ra là cái bóp nam, ừ thì cái số nó phải vậy : Trụi lủi & đen nào được eo iếc nhấn nhá, sắc màu xênh xang dây đeo nhún nhẩy như mấy chị mấy em. Chẳng tay chân, tôi cứ mình mẩy vuông vức gọn, mà cái miệng rộng hết ga ! Khiếp, thế có gì mà khoe ?


Tôi là cái Bóp, quan trọng quan trọng lắm (chỉ dám thua cái két sắt thôi nhỉ) chứa căn cước cuộc đời phải có số có tên. Tôi là cái Bóp có nghĩa là chỉ riêng tôi nhốt được cái hình chứa vô lượng niềm vui để nhìn lúc vắng (bóp không Tim mà vẫn ... tình chứ ?) Tôi là bóp có cái ruột (ruột bóp) ... bự chứa hòai những đồng lương tháng tháng chẳng cần đầy (... Ai là Ai thì biết) ? Hê hê ... nhờ cái "ruột - rà - thân - thích" tiêu hóa OK (ngó "cái bóp" tui lép kẹp, hì hì ...) Còn "nghía" cái mặt bóp thì ... một không gian ... phẳng ! thật thà như ... Bóp chẳng trang điểm, chẳng thở than (có thấy cái mũi đâu mà .. thở) cần mẫn xì xẹp há mở rồi mở há rất ...vui ! Chẳng đẹp hình mà đẹp bụng, Bóp tôi coi cũng ... được, thế là đáng khoe rồi ?


Bạn ơi tôi là cái Bóp chẳng nhẹ tênh vì nhỏ nhắn vậy đâu, vẫn khẳm nặng những và những ngăn đầy ! Ngăn nầy "căn cước" tui, bằng lái, thẻ bảo hiểm, ngăn này hình thương, ngăn này ... thời khóa biểu (tại già hay quên !), tòan những ngăn ... nặng ký đi với cuộc đời ? Nặng hơn nữa là những tình đầy, là lo toan gia đình thân thích, là góp niềm vui khi vui bạn bè, là chia xẽ nhau lá lành lá rách, là đi liền cả đời sống trong Bóp nhỏ ... thương thương. Tôi là cái Bóp nhiều ngăn ...



Tôi cầm cái Bóp, cười cười với bạn :
- thế có ... gì trong này không ?
- cái ông này, được voi đòi ... tiền (hi hi, nguyên văn bạn nói là "đòi tiên")
- thì hỏi theo ... lệ vậy mà.
- vậy muốn ... gì nào?
- ừ nghe người ta nói Bóp mới mà có xu hào rổn rảng, giọng nói mới sang ...
- ngừơi ta nói hay ông nói ?
- hi hi (dám chắc nụ cười tui dễ thương lắm !)
- nè, "lót ổ" rồi đó ! (bây giờ tôi cười ... hết biết ! nhắm tít mắt nên có thấy ... xấu đâu !)



Tôi là cái Bóp nằm trong ... túi quần bị đè ? Không, phải đi sắm veston, bỏ trong túi áo bên trái cho gần trái tim ấm áp tình bè bạn chứ. Mà, chậc chậc, ba tôi hay thật, chân không dép, người không Bóp, không có gì nhét túi sao vẫn CÕNG nặng được anh em bọn tôi tươm tất đàng hòang với bao tình có Bóp nào chứa nổi ?

Tôi là cái Bóp ? ủa tôi là ...

tPhương mà !
(cám ơn H.B, các bạn hữu quen và chưa quen, tất cả học trò chia vui với tôi ngày sinh nhật vừa qua)

Chèo thuyền rồng ra biển chơi ?

Ai tin được thì cứ vui vẻ tin. Ai càu nhàu thì xem hình làm ... bằng chứng ? Chèo từ "Đầm Sen" ra biển Vũng Tàu hả ? Tại không có đường sông nước từ Đầm Sen ra sông Sài Gòn thôi, chứ mà có coi ... biết đâu đó ! (hà hà, không dám giành chức của Bác BA PHI đâu ... nên phải nói thòng "biết đâu" chứ nào dám nói ... trạng !)


Mà tòan tài tử gạo cội U50 của Mi Ki đó. Nhìn hình nhảy bao bố xem, bay bay như là Harry Potter (tập ... 49) đã dễ sợ. Ai dám nói gv trường tui ... già ? (hơi dư tuổi trẻ nên còn ... ham dzui hơn tuổi trẻ hé hé ...)




(photo by tPhương, thầy Qúy, thầy Tuấn)


Và đây, mời xem tiếng hát ... truyền hình nữa nè (chỉ truyền hình : no music, no voice) >







Ủa , no sound mà vẫn nghe "chùm chách, chách chùm chách" khi .... xem hình ? Lọa nghen : nghe bằng hình đã con mắt nhỉ ?





Ai đồng ý với tPhương xin giơ tay lên :


tPhương

Cây nhà lá vườn

văn nghệ mừng 20.11 ở "sân khấu" trường mình.


mời thưởng thức quà "cây nhà lá vườn" của thầy- trò không hà :















và thầy Tường An :


tức quá, tiếc quá clip thầy Tuấn ôm đàn hát bị trục trặc ... kỹ thuật không ghi được !!! vô cùng xin lỗi thầy Tuấn và học trò tôi ơi. Xin xem hình đã post (Lễ 20.11)mà tưởng tượng thêm lời thêm nhạc còn đọng trong tâm tưởng rằng ....



Cám ơn tất cả,


tPhương

Nửa đời hương phấn

(*) trích đọan cải lương "nửa đời hương phấn" (sọan giả Hà Triều - Hoa Phương)


thương tặng đồng nghiệp tôi , những người ... giả từ vũ khí.

nói với học trò, các con dự lễ xong ra về, có biết đâu trong hội trường A là những nước mắt của thầy cô - đồng nghiệp đã về hưu và những người còn lại - buồn và hẳn là sẽ nhớ lắm !







[More videos from gvphuonga]

Tên bài nhạc là nổi lòng, nửa đời hương phấn, chỉ mới nửa đời là luyến tiếc bao nhiêu. Cô Hòai hát chia tay, mọi người cố chọc cho nhau cười ...


nụ cười "hương phấn TRẮNG"


tPhương


Trường mình Lễ 20.11

thương tặng học trò ở xa

t.phuong

(thầy làm "phóng sự " bằng hình, nhờ trò MK thêm "phóng ... đại sự" bằng lời cho các anh chị MK ở xa được ... nhớ !)

(ngày mai : Văn Nghệ 20.11 "cây nhà lá vườn")

Y như Mẹ là cô giáo


(photo : thầy Quý - báo chưa ra lò : chú thích tPhương)

Đó là cảm nhận của tôi - đầy ... ganh tỵ - khi đọc bài viết này trên báo tường 12C. Lời cảm ơn đứa con nói về mẹ - đầy trìu mến tin cậy biết bao ! có phải mẹ y như là cô giáo ?
Cảm ơn Mẹ!!! Mẹ ơi , con đau lòng quá ! Đúng là con đã “Không dám nhìn đời vắng một người đi xa” .Con đã không đủ can đảm nhìn theo bước chân bạn ấy ra đi .Con đã khóc , khóc thật nhiều . Con chới với trong nỗi nhớ , nhưng con không lạc lối vì bên con luôn có mẹ , mẹ ơi ! Cám ơn mẹ vì đã yêu con hơn chính cuộc sống của mình . Cảm ơn mẹ vì đã lau khô những giọt nước mắt chan chứa trong con . Cảm ơn mẹ vì mẹ đã hiểu và trân trọng những rung động đầu đời của con . Cảm ơn mẹ vì đã dạy cho con hiểu ý nghĩa của tình yêu , tình yêu luôn đồng hành đau khổ_hạnh phúc . Một lần đau khổ là một lần hiểu rõ hơn giá trị của hạnh phúc , con sẽ đứng lên thật vững vàng từ chính những nỗi buồn , mẹ nhé ! Cảm ơn mẹ vì đã trao cho con niềm tin quí giá . Mẹ luôn tin tưởng nơi con ,đó chính là điều mà con mong mỏi nhất và tự hào về mẹ . Mẹ biết không? Nếu có ai đó hỏi con về mẹ , điều duy nhất con có thể trả lời là nở một nụ cười thật hạnh phúc . Cảm ơn mẹ vì mẹ là một người mẹ tâm lí , nhân từ , luôn biết lắng nghe tâm tư tình cảm nơi con . Cám ơn mẹ vì mẹ thật sự là một người bạn chân thành , thức cùng con trong nỗi cô đơn , khóc cùng con trong nỗi nhớ . Cám ơn mẹ vì đã gieo vào lòng con hạt mầm hi vọng vô cùng quan trọng . Con xin cám ơn mẹ ! Mẹ thân yêu! Một ngày nào đó , tình yêu sẽ đến bên con . Con sẽ yêu thật chân tình bằng cả trái tim , yêu nhiều hơn những gì con có thể . “Một ngày nào đó” vẫn còn ở tương lai , con ý thức rõ rằng con phải học , phải sống thực xứng đáng với niềm tin mẹ dành cho con ngay trong hiện tại bây giờ . Mẹ đừng lo , mẹ nhé! Và mẹ ơi con cũng yêu mẹ rất nhiều! Con của mẹ. Ngọc Thúy (báo tường 12C)
Chợt nghĩ, chắc là người mẹ cũng iêu con nhiều lắm lắm ? Còn phải nói !
tPhương ... vớ vẩn ?

Sự trở về


20.11, mỗi năm cái ngày này lại trở về. Trò trở về trường. Tình trò thầy lại quây quần làm ta sướng há, chẳng cần care cái "nghĩa" thầy trò được "ai ai" hâm lại ! Cái ngày 20 có gì lạ đâu ? mà ngày thường vẫn nhớ đến thầy đấy, thấy ... êm ; còn ngày này nhớ thầy thì lại thấy ... sao sao đó ?
Nên hoa trong ngày này mắc kinh khủng - !!! -
Nên hương trong ngày này "màu" ... khói nhạt - !!! -
Nên tung hê trong ngày này ... ơn ớn - !!! -

Người lớn đầu bạc hay trẻ đầu xanh, ai chẳng có một người thầy trong cuộc đời mình, để yêu và kính ! Buồn thay cho ai ... không có người Thầy để nhớ ! Vì thật tội cho ai quá hãnh tiến hay quá bất hạnh đến suốt Đời không gặp được "người thầy của ... mình" để biết nói nhớ, biết cái ơn tròn méo ra sao !

Nhớ và kính, không kính sao gọi là thầy ? Khi "xúi" học trò về thăm trường cũ, đơn giản là thăm thầy, tôi cũng không nghĩ đến ... vầy : (trích blog Moon)


...Trời trở lạnh,tháng 11 lại về…mới đó, đã 2 năm…năm nay nữa là đúng 3 năm…3 năm từ khi mình ra trường…ngôi trường cũ giờ sao…lạ lẫm với nó quá…thầy cô nó vẫn ở đó, vẫn đang chăm sóc cho đàn em nó…vậy mà…về trường…nghe sao lạ quá…

"Thứ 2 cho các con nghỉ để về thăm thầy cô cũ…” nghe thầy Phương nói … sao nói … là lạ … mỗi lần nghĩ đến trường cũ …c ảm xúc đó lại dâng trào, cái cảm xúc được trở về nơi mình từng rất hạnh phúc, nơi đã xảy ra bao nhiêu chuyện vui, buồn, giận, hờn, xấu hổ, mắc cỡ, quê độ nhưng hạnh phúc, tự hào, sung sướng,
…3 năm, con về lại trường, trở lại nơi gắn bó với nó suốt 4 năm trời
…3 năm, con trở về, để được làm 1 đứa học sinh cuối cấp II, được thầy cô chăm sóc
…3 năm, con trở lại để tìm lại ký ức 1 thời rất đẹp của mình
…3 năm, con quay về, tìm thầy cô … nhưng … nhìn qua nhìn lại, con thấy lạ hoắc.


20/11…về lại trường, trước là thăm thầy cô, sau là thăm lại lớp cũ … thế mà … chưa năm nào … có đủ 45 đứa … chưa năm nào … Về … hay không ? 2 năm, năm nào cũng kháo nhau câu đó … có đứa ừ, có đứa lại ko được vì bận học, có đứa … đi luôn … Ừ thì đó là quyền của bạn mà, nó đâu ép được…


…Năm nay, nó lại về … nhưng không phải đúng ngày lễ … về ngày thường … để tìm lại … cảm giác bình yên …


phuonga Offline : chỉ cần cái ý tưởng VỀ, là đã về rồi ! một sự trở về với ký ức của mình, thời mình, là Tình Cảm rất riêng, có cần phải bạn bè đồng cảm theo ta, như ta ? - còn hẹn hò rủ rê nhau về đúng ngày đúng dịp là trở về của cái lẽ cái lệ ! Moon ơi, về trường cũ có cái buồn "chẳng ai tắm hai lần trên một dòng sông", đâu nào đủ bạn bè ? đâu nào đủ thầy cô xưa ? Moon sẽ làm gì khi Trái Tim nhớ ? Thà đành về, dù ngày rất thường, dù ngày rất một mình, dù ngày Thầy Cô chẳng biết ta về, ừ về trong tâm tưởng, về đi khi chạm thấy cái ngày xưa ... vẫn mãi đủ bạn bè, Thầy Cô ngày ta còn bé ...



Về không ? Có đây, một chốn để về dù cái ngày rất thường, dù Thầy không gặp mặt :

Chốn đó, chính là những trang học trò, những bài báo tường ngộp cảm xúc. Xin bạn người thầy đầu bạc hay trò đầu xanh, lại qua đây mà ngắm với từng nổi nhớ ngậm lại, mà RIÊNG - nhớ - Thầy bằng SỰ TRỞ VỀ lặng lẽ:



Cám ơn Báo tường MK (*) đã cho tôi thêm nhiều lần cảm xúc


tPhương



(*) xem slide show

Thiệp mừng 20.11

MỘT chùm Thiệp : ngắm đi rồi thấy Thiệp của mình, bạn mình đẹp quá ta ?




(mời xem Slide Show đầy đủ các thiệp big size cho đã mắt & xem ... ít ít chỉ mot so thiep K.10 ! Photo by gvphuonga)





MỘT Thiệp (mừng 20.11) ... hợp Ý (tPhương không biết tác giả và của lớp nào ?)



Image Hosted by ImageShack.us

thiệp học trò mung 20.11 (by Chau Chan Quyen 12A4 )

nên cảm xúc bình ... chơi :


"Thầy Cô là cơn gió đưa thuyền em ra khơi"

Đẹp, chứa chan tình cảm, Khúc "Học du" "Dạy du" này êm dịu quá. Bất giác tôi mĩm cười, rồi có khi nào thầy là cơn ... bão, nhồi thuyền con ... hết hơi không?


Chọc chơi thôi ! Phải khen là sáng tạo lắm, cái ý tưởng của tranh trên tấm thiệp 20.11 này hay thật, tuyệt, trên cả ... điểm 10 (e hèm, thầy không "có chân" trong ban chấm giải ở cuộc thi triễn lãm thiệp này đâu nhé !)

"Hảo công phu, công phu" Coi kìa kìa cắt ra bao nhiêu là chữ nhấp nhô .. trồi sụt (giống ... quá !), Chữ đầy, bao la ... "thiên địa quỹ thần" (y ... biển mênh mông thiệt). Vậy ra đây là "biển chữ" - hèn gì chết chìm / chết ngộp cũng giống nhau thôi ?

"Hình tượng, hình hình tượng !" nữa chứ ! Có phải đây là "biển và chữ" : biển nuôi cá tôm cho người nhấp cần câu quăng lưới bắt, tựa như trong "biển ... học" có chữ cho người ngụp lặn vớt ... mò (còn ai giỏi giang xúc ... cả bồ cho tiện ?)


"Biển chữ", hay "biển và chữ" ? Thắc mắc ghê !

Hình này con lướt trên "biển chữ" du lịch khám phá đó đây ? Hay hình này "biển và chữ" phải dong thuyền ra khơi (như vô rừng mới bắt cọp) thì mới có chữ để ... câu, để xúc ?


"Thầy Cô là cơn gió đưa thuyền em ra khơi"

Gió ơi hỏi gió ra biển, thấy ... nước ... đầy bụng chưa ?




tphương (hì hì)

Dễ thương Một

Image Hosted by ImageShack.us

photo : thầy Quý

Chiều tan trường vắng, bảo vệ tắt bớt đèn dãy hành lang, lại thêm cơn mưa sầm sập vừa rồi nên bóng tối đổ xuống lẹ. Có lẽ bởi bóng tối vây quanh nên ánh đèn phòng thư viện chợt sáng ấm áp ! Vẫn còn đèn giờ này lạ chưa ? Tôi tò mò đến, à thì ra còn vài học trò : em lui cui gắn thêm bài viết, em loay hoay tô thêm cái tựa, em bò ra gắn nẹp cho báo tường của lớp. (20.11 mà !) Và kìa, trên bàn bao màu sắc thiệp "made by tự tui" lúng liếng ! Đèn phòng sáng, màu sắc lóng lánh; ngòai trời tối vắng, mà ở đây có trò cặm cụi, có thầy loanh quanh ... không khí như ấm hẳn dù cơn mưa còn lạnh ! Sao buổi tối này dễ thương quá, thư viện trường dễ thương, thầy Qúy tận tình dễ thương, và học trò thiệt dễ thương, đến cả tờ báo tường các tấm thiệp cũng ... dễ thương nữa (gì cũng dễ thương hết) ! Hình như cái họat động bên ngòai lớp học mới thật "kết" thầy trò hơn là ... trong lớp ? Nói chuyện, dạo, ngắm, đọc mấy bài viết ... mà thấy sướng, sướng hồn nhiên ... chẳng tiền bạc ! Tôi đã lui cui chép tay lại, rinh về đây đôi ba cái "dễ thương" "hay hay" để nói : Cám ơn trò !


MỘT VĂN nè :


LẦN ĐẦU TIÊN ... NHẤN CHUÔNG,

Ấy da ấy da. Hôm qua lúc đang bon chen ở phòng cô Bộ để giải quyết việc của lớp í mà thì cô kiu nhấn chuông hết giờ chơi. Mình bon chen lại nhấn chuông liền. Úi cha cái cảm giác nhấn chuông ấy mới sướng sướng đã đã làm sao ...


Có lẽ suốt 3 năm cấp 3 mình sẽ tiếc nhất là không có những lần trực trường. Lớp mình ít quá nên không có cơ hội đó. Mình muốn biết cái cảm giác đến trường trước mọi người thế nào. Muốn biết cái cảm giác đến trường buổi sáng sớm khi không có ai ở đó. Muốn có cảm giác được "ghi tên" người ta. Vì tòan thấy người ta ghi tên mình mà có bao giờ được ghi đâu. Mình muốn có được trong tay chùm chìa khóa để khóa của vào những buổi cuối giờ. Muốn là người đựoc báo cáo trực tuần. Nhưng ... những cái muốn ấy sẽ không bao giờ đến.


Có lẽ các bạn đã từng trực trường, đã từng biết được những cảm giác ấy nhưng mình thì không. Có lẽ các bạn trực và chán nhưng mình chỉ muốn được một lần như thế ... Đó sẽ là những kỷ niệm nhớ nhất trong đời đi học của mình ...


Reng ... reng ... reng ... tiếng chuông nghe bình dị mà quá đổi thân thương.


12C (Khánh Vy)



MỘT THƠ nè :



Image Hosted by ImageShack.us

Thiên Bảo, tác giả bài thơ :
ĐẠI GIA ĐÌNH



Lớp mình là đại gia đình

Bốn hai “nhân khẩu”, tính tình khác nhau

Vân Anh cẩn thận trước sau,

Cá Pống nhí nhảnh, lau nhau nhất nhà!

Hải Châu lành tính thật thà,

Minh Châu học giỏi, đẫy đà dễ thương.

Xuân Dung siêu Hoá khác thường,

Đại Dương hâm mộ điên cuồng Britney.

Minh Đăng giỏi Toán nhất này,

Nói cười nhí nhố suốt ngày là Đoan.

Hà năng nổ công tác Đoàn,

Hạnh thì xinh xắn nhưng mà...Stinky!

Ông Hoàng làm thủ quỹ nì,

Huệ là “ác phụ xắcxi” yểu xìu.

Mỹ Huyền còn gọi cú Milk,

Nguyệt Hương ma mới nhưng siêu hoà đồng.

Mai Khanh hai má hồng hồng,

Khiết được cả lớp cùng đồng lòng chôn (sát gốc cây mận).

Minh Khuyên danh tiếng như cồn,

Dạo này nổi nhờ tin đồn Vàng Anh !(há há há)

Lan Linh tròn tựa trái banh,

Hoàng Nam vì thế mà đành tương tư.

Phương Mai làm bếp rất cư!

Kim Ngân hiền dịu, họ Từ chết mê.

Tôm Khô thì quá là ghê!

Cãi nhau, đá đểu cũng nghề như tui (hehe) ^^

Thuý Ngọc hát suốt ngày thui,

Thanh Nguyên đầu núm, xong rùi bán nhang.

Mồm to tính khí ngang tàng,

Miệng hùm gan sứa là nàng Minh Nguyên.

Cẩm Nhung cười rất là duyên,

Còn Quang Phát, tính tình hiền, dễ thương.

Misa ai dám coi thường?

Lớp phó kỷ luật cao cường võ công!

Phương Quỳnh vui vẻ hoà đồng,

Vân Thanh trầm tính và không nói nhiều.

Thanh Thanh dáng vẻ yêu kiều,

Lê Thảo tầm vóc phì nhiêu mỡ màng.

Nghiêm Thảo có giọng ca vàng,

Hồng Trang cao ráo, dịu dàng, rất cute.

Kim Trang thì nói...hơi nhiều,

Nhí nha nhí nhảnh, yểu điệu dễ thương.

Linh Trang tâm tính khác thường,

Nửa tưng nửa tỉnh khôn lường được đâu!

Diễm Trinh trông rất là...ngầu

Nữ nhi dũng cảm đối đầu Miss Linh

Bạn Vũ thì quá tự tin,

Lúc nào cũng nhận mình xinh rạng ngời! (ack ack)

Bí thì giỏi giang quá trời!

Đoàn trường cũng phải hết lời ngợi ca.

Anh Thư nhõng nhẽo nhất nhà,

HoàngYến tốt bụng thật tha lắm nha!

Còn đứa nhất quỷ nhì ma,

Phá làng phá xóm chính là tui đây!

Làm thơ con cóc suốt ngày,

Nhố nhăng xuyên tạc không tày một ai

Lớp mình có một không hai

Mỗi người một vẻ chẳng ai so bì

Học tập chẳng phải nhất nhì

Xét về vui nhộn ai bì kịp ta?

Thơ này tui viết thiệt thà

Động viên tui tí, cả nhà vỗ tay!!! (hô hô hô)


Lê Quang Thiên Bảo (11A12)


Dễ thương "một" là dễ thương "số dzách" hay còn ... chùm dễ thương hai, ba, bốn ... bồi, đầm, già, ách ? Chờ bạn đóan đến ... ngày mai thôi nhé !


tPhương

trường Mk, trò MK, cô MK



sáng nay vừa mới "tiếng sáo ... Thầy Phùng", ừ giáo viên cũng là nghệ sĩ ha,

thì chiều nay cô "Mỵ nương ... Thu Hà" xuất hiện (với hs 12A1) !




Hà hà, vui vì ... hs comment khen trường làm ta phổng mũi.

này nhé, xem phòng học 10 laptop, 1PC với màn hình LCD và máy phóng ... hì hì

(các camera đang quay là của đài truyền hình (?)


chúc mừng cô Thu Hà và hs 12A1




tPhương

Trường MK, trò MK, thầy MK

thầy Phùng và lớp 12A3, sáng nay với bài Sóng Âm




ghi tặng bạn đồng nghiệp và học trò thân ái



tPhương

Trên báo, còn sau báo ?



Đọc xong cuốn truyện, gấp sách lại, bao giờ cũng là những ... dư âm chẹp chẹp tiếc, gật gù hay, hoặc chán phèn phẹt ... Tay vuốt cuốn sách cho vuông vắn lại, thì cũng vừa "gút" một lời bình (của Ngu Văng Phươn í mà!) truyện dở hoặc hay ? Còn đọc báo thì sao nào ? Thà nói thiệt để ... "bị đòn" há : xong tờ báo hả, chả buồn gấp, quăng ịch ra ghế ..., tự hỏi, không hiểu mình muốn ... "óanh lộn" ai đây ?
"óanh ai, ai oánh bây giờ óanh ai ?"

Thứ năm, 18/10/2007, 11:33 GMT+7 Bán con ruột giá 20 triệu đồng (xem) Do thiếu tiền tiêu, Nhân đã chở con trai 1 tuổi đi bán được 7 triệu đồng. Sau đó, ông bố này tiếp tục bán nốt con gái 5 tuổi với giá 13 triệu đồng.
22:53' 05/11/2007 (GMT+7) Hà Nội: Một em gái bị dùng nhục hình suốt 10 năm (xem) Ra Hà Nội làm tại một quán phở từ năm 10 tuổi, Nguyễn Thị Bình đã thường xuyên bị ông bà chủ dùng dây điện thắt nút quất liên tiếp vào mặt, lưng, dùng kìm kẹp vào mạng sườn, dùng dao chọc tiết lợn đâm thẳng vào đùi, dùng gót guốc nhọn nện vào vùng kín...
Thứ ba, 13/11/2007 Móc mắt, giết chết một học sinh lớp 2 để tống tiền... (xem) Người dân xã Thanh Long và khắp cả vùng miền núi huyện Thanh Chương bàng hoàng bởi lần đầu tiên, trên mảnh đất hiền hoà này xảy ra vụ việc tưởng chỉ có trong phim: Giết chết, móc mắt một học sinh lớp 2 rồi gọi điện tống tiền...
Thứ ba, 13/11/2007, 20:12 GMT+7 Thành sát nhân sau một tháng bỏ học (xem) Một tháng sau khi bỏ học lớp 10, rời quê lên Hà Nội làm thuê, Lê Ngọc Chung ra tay giết và đâm trọng thương 5 người trong gia đình ông bà chủ giữa đêm khuya.
"xử ai, ai xử bây giờ xử ai ?"

05:53' 10/11/2007 (GMT+7) TP.HCM: Xây chung cư nứt nhà dân, còn... kiện ngược(xem) (VietNamNet) - Chung cư Daewon Hoàn Cầu thi công, 20 hộ dân phường 22, quận Bình Thạnh (TP.HCM) sống quanh công trình liều mạng sống trong những ngôi nhà chờ sập và chờ bị chủ đầu tư chung cư này... kiện
Thứ ba, 13/11/2007 Hai doanh nhân làm đơn "xin ở tù" (!) (xem) Ông Trương Thành Niên đang ký tên, đóng dấu vào đơn "xin được ở tù" Ảnh: Đ.M Lá đơn "xin được ở tù" ghi ngày 9.11.2007 là của hai ông Trương Hoàng Dũng và Trương Thành Niên, hiện là Giám đốc và Phó giám đốc Công ty TNHH Nhật Tân (số A018, đường Hoàng Lê Kha, P.3, thị xã Tây Ninh) gửi cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh. Trong đơn, hai doanh nhân này trình bày lý do "xin được ở tù" là bởi Cục Thuế tỉnh Tây Ninh đã trì hoãn việc hoàn thuế, khiến doanh nghiệp bị phá sản, bị chủ nợ truy đuổi nên phải xin được ở tù để trốn nợ.
v.v....

Có cảm giác nặng, thôi thì quẳng tờ báo ... nhẹ tênh, nhẹ chưa ? Sao nhẹ được, đâu chỉ một cái tin, vụ việc "lên" báo là thấy thủ phạm ... (chưa ?) Con người, sự việc dính đến xã hội không ? có là hệ lụy nhân quả của xã hội không ? "Hiền dữ phải đâu là tính sẳn" Nhà nghiên cứu ... "ngâm cứu" đi, nhà xã hội học ... "phản biện hộ" đi, còn nhà ... ta "đổ thừa" nhà ... mình đi !
Đã thấy trên Báo, thử hỏi còn .... sau Báo ? Báo ơi !

tPhương

Tham nhÕng


photo : vietbao.vn


Dạy phòng, chống tham nhũng trong trường học (xem) Thứ hai, 05 Tháng mười một 2007, 19:26 GMT+7 Dự kiến từ 2008 - 2010 sẽ hoàn thành xây dựng chương trình và thực hiện thí điểm việc giảng dạy tại một số trường. Sau đó sẽ đưa vào giảng dạy chính thức tại tất cả các trường CĐ-ĐH, THCN, trường chính trị và cán bộ quản lý trên toàn quốc. Đó là một trong những nội dung tại Hội thảo góp ý kiến vào Dự thảo đề án “ Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo” do Thanh tra Chính phủ tổ chức tại Hà Nội ngày hôm nay 5/11. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Chương trình “Tăng cường năng lực tổng thể Ngành thanh tra” (POSCIS). Đề án do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan hữu quan xây dựng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về việc “Đưa nội dung Luật phòng, chống tham nhũng… vào chương trình giáo dục” và Quyết định số 30/2006/QĐ-TG ngày 6/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện.

Quang cảnh hội thảo. (Ảnh K.O) on vietnamnet.vn


Nói đến chuyện DẠY, mình ngứa ... đầu quá ! Dạy thì phải có mục đích yêu cầu, dạy ai, dạy cái gì, dạy như thế nào ...? (he he). Vây nên tội nghiệp cái đầu, ngứa quá : - Mục đích yêu cầu tốt đẹp khỏi bàn, nhưng thắc mắc rằng bài sọan vuông tròn sao đây ? Sọan về cái "phạm trù" đạo đức, hay sọan về cái "đường đi mánh vào" để phòng để ... "gượng", mà sọan cái "bị lộ" hay cái "không dám lộ" ? - Dạy ai đã chỉ rõ mà .. chưa sáng ? Vì đối tượng có "nhu cầu" cần học cấp bách trước là con nít học trò hay người lớn mần việc ? - cái người lớn phải "bù khú" giao tế xã hội chứ tuổi học trò sáng lắm ! (các em rất tự trọng, dễ tổn thương lắm, đấy, đã có vụ dại dột do không đựng chịu nổi cú shock tai tiếng của cha mẹ mình !) - Còn "ai" dạy ? thắc mắc là ... ai DÁM dạy há ? Người "sạch" thì chắc là ... thiếu "kinh nghiệm thực tế", người kinh qua "chiến trường" ... có kinh nghiệm "under table" nhưng liệu đủ đạo đức để bắt người khác học không ? (học... ầu ơ cười hinh hỉnh!) - Dạy như thế nào : đâu phải nhà trường là cái "điểm" dạy đâu mà cứ tưởng "trăm sự nhờ thầy". Cái xã hội dạy, dạy mãnh liệt. Cái gương người lớn sờ sờ : nhìn thấy hiểu hết trơn, còn nghe là nghe ... "vậy mà" chứ chẳng "nghe ra" đâu, dù ra rả ! - Mà "học đi đôi với hành" thì ... rối, người người lo thủ, lo bịt, ối "tham nhũng thế, thế chiến" mất ! Đố lấy ai rãnh mần việc !

Bắt đầu từ tiểu học? (xem) Một nội dung được bàn thảo sôi nổi là đưa nội dung phòng, chống tham nhũng bắt đầu từ cấp học nào, đối tượng nào... . "Đặt vấn đề giảng dạy từ bậc tiểu học là vô lý" - Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (Trường ĐH Phương Đông) Nguyễn Hữu Trí bày tỏ: "Ở đối tượng này, các cháu còn nhỏ, chưa thể tiếp thu, giải thích vòng sẽ mất thời gian, hiệu quả chẳng tới đâu".

Đọc đến đây hết ngứa đầu thì ngứa ... miệng ! Dạy con từ thưở còn thơ vậy á ? Hay a. Dạy con đừng THAM, đừng NHõNG .... nhiểu , đừng ... vấu, cắn, cạp ... bạn là đủ, cần gì phải dạy ...THAM NHŨNG .. hòanh tráng -vĩ mô -khủng vậy ! (nhạc) Nếu hỏi rằng "Ba ơi tham .. nhÕng là gì hở Ba ?" thì Ba rằng "Á, nó là cái xì trum rất xì trum như truyện xì trum ấy mà ! "
tPhương

Gia + Long

(photo Nguyen dang Thai)



(phần tiếp : Ăn Trái Nhớ Kẻ Trồng Cây - Ts. Gs. Lê đức Phúc Hạnh Phúc - đăng trong Gia Long Hạnh Ngộ (Đại hội Thế giới Kỳ III) 2007, nam Cali)
Một điều lý thú mà tôi được biết qua bài viết không phải chỉ "lịch sử các cây mít trường" mà còn là tên trường Gia Long như một từ ghép của Gia định và Thăng long ? Ừ, hay ! Cái tên gọi ý nghĩa chợt dưng lùa dậy cơn sóng cảm động nào làm tôi yêu mến lịch sử ngôi trường thân thương hơn nữa ! Xin mời bạn cùng đọc :

... " Các cô nữ sinh nội trú Gia Long đã ra đi, đã rời khỏi ngôi trường Gia Long thân yêu để tiếp tục cuộc hành trình mới, mang theo bao kỷ niệm êm đềm, bao nhiêu chuyện vui buồn của "cuộc đời nữ sinh nội trú Gia Long", nhưng các cô đã vô tình không mang theo những cây mít mà mình đã vô tình trồng lên hay các cô đã vô tình hoặc cố ý trao lại cho đàn em mà họ cũng vô tình không quan tâm đến chúng. Các bồn hoa xinh đẹp không còn nữa, các bồn hoa đã tan biến theo năm tháng, theo thời gian, còn lại những cây mít lẻ loi như bị các cô nữ sinh Gia Long bỏ rơi, chơi vơi giữa dòng thời gian ; niên học này qua thì niên học khác đến, những cây mít vẫn còn đó, dù đã già cỗi theo thời gian, nhưng vẫn còn cho nảy sinh ra nhiều trái mít chín thơm ngon ngọt ngào mà đàn em được thưởng thức, khen ngợi ai đã vô tình trồng lên những cây mít này. Thưởng thức múi mít thơm ngon mà không nhớ đến kẻ vô tình trồng cây mít thì thật là bất công và buồn cho "kẻ trồng cây"
" Mỗi lần nhớ trường Gia Long, nhớ mái trường thân yêu, nhớ lớp học, nhớ lúc còn đứng trên bục giảng, đứng trước bảng đen, đứng trước các cô nữ sinh Gia Long ngây thơ và hồn nhiên, nhớ những tà áo dài phất phơ trong giờ ra chơi, đi dạo trên đường Catina (con đường từ cổng trường vào thẳng hồ bơi và thư viện) hoặc lang thang trên đại lộ Lê Lợi (con đường có cây mít lớn ngang trước phòng Hiệu Trưởng và phòng Giám Học) tôi lại tìm cớ vào thăm trường. Đi qua văn phòng học vụ, phòng Hiệu Trưởng, nhìn những cây mít tuy đã già cõi, nhưng cành lá vẫn còn xanh tươi, nhìn những trái mít trên cành tôi lại liên tưởng đến hình bóng những cô nữ sinh Gia Long đang chạy lúp xúp chung quanh sân trường trong giờ thể dục, tay móc túi cầm các hột mít liệng vào các bồn hoa xinh đẹp, mặc dù không biết các cô nữ sinh Gia Long nào đã vô tình trồng lên những cây mít to lớn, cành lá xanh tươi, cho nhiều trái mít chín thơm ngon và ngọt ngào như vậy. Nghĩ đến đây tôi không sao ngăn nổi xúc động, tâm hồn tôi cảm thấy như đang sống lại những ngày dưới mái trường Gia Long thân yêu, nhớ lại những giờ giảng dạy, nhìn những mái tóc thề Gia Long đang miệt mài trên những trang giấy, trên những quyển sách, sống lại những kỷ niệm vui buồn cùng các cô nữ sinh Gia Long hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng như những hạt sương mai. Tôi cũng còn nhớ lại hình ảnh các cô nữ sinh Đệ Nhất (lớp 12) ôm nhau khóc khi phải rời khỏi mái trường, lớp học thân yêu để bay xa đến những phương trời vô tận, tạo lập cuộc đời mới như những cánh chim con đã đủ lông đủ cánh "ra ràng" sắp bay xa lìa tổ ấm. Tôi cũng còn nhớ lại trong nhiều niên học, cuối năm học đã đứng ra làm " Thầy chẩn tế", đọc "sớ", đọc họ và tên tuổi các cô Đệ Nhất Gia Long, cúng "Tổ các Quan", cầu nguyện "Các Quan" phù hộ cho tất cả nữ sinh Đệ Nhất Gia Long gặp nhiều may mắn, thi Tú Tài đỗ nhiều, đỗ cao và cầu xin cho các cô được xuất ngoại du học, sau này trở về quê hương, quê cha đất tổ xây dựng đất nước. Có lẽ bây giờ khi các cô cự nữ sinh Gia Long đọc lại câu truyện này, chắc các cô cũng không sao quên được những kỷ niệm êm đểm trải qua từ lớp Đệ Thất đến lớp Đệ Nhất dưới mái trường Gia Long yêu quý ; chắc các cô không bao giờ quên các Thầy Cô, các bạn cũ đã cùng mình chia sẽ những vui buồn của cuộc đời " Nữ sinh Gia Long" và chắc các cô cũng nhớ lại đã cùng các bạn chia cho nhau những trái me chua, những trái mận chát, những múi mít chín thơm ngon ngào ngạt ... và chắc chắn những kỷ niệm này không bao giờ phai mờ trong tâm hồn mình, dù mọi người "Nữ sinh Gia Long" có người đã ra đi vĩnh viễn, có người đã hơn hai phần ba cuộc đời, có người tóc đã bạc phơ, nhưng bây giờ vẫn còn luyến tiếc cái thời "Nữ sinh Gia Long" xa xưa đó.
" Bao thế hệ đã đi qua, bao thời gian năm tháng đã trôi qua, những thế hệ Gia Long đã tuần tự và lần lượt ra đi và mãi mãi ra đi, nhưng ngôi trường Gia Long thân yêu và cổ kính, mặc dù đã thay tên đổi họ, trong hàng chữ "Lycee Gia Long" đã bị làm sơn vàng trộn lẩn ciment che lấp và phủ kín, nhưng hình tượng Gia Long vẫn tồn tại. Lycée Gia Long vẫn còn đó, mãi mãi Gia Long vẫn in sâu trong tâm khảm, trong tâm hồn các cựu nữ sinh Gia Long ; Gia Long không bao giờ phai mờ trong ký ức của mọi người, dù là cựu nữ sinh Gia Long, dù chưa một ngày là cựu nữ sinh Gia Long. Mỗi lần đi qua trường cũ Gia Long, dù đã thay tên đổi họ, nhưng lòng người vẫn mãi mãi nhớ đến hai chữ "Gia Long", nhớ đến ngôi trường Gia Long thân yêu và cổ kính, kết hợp hai thành phố Gia Định và Thăng Long, chữ đầu của Gia Định, chữ cuối của Thăng Long, đánh dấu sự thống nhất của đất nước việt Nam yêu dấu, đánh dấu cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam trên dòng lịch sử, và cũng không thể không nhớ đến những cây mít xanh tươi trong sân trường do các nàng cựu nữ sinh nội trú Gia Long đã vô tình trồng lên.

" Nếu những ai trong các nàng cựu nữ sinh Gia Long, dù nội trú, bán trú hay ngoại trú, dù còn ở trong quốc nội hay sống ở quốc ngoại, dù bay xa về các phương trời xa xôi vô tận cách xa ngàn dặm, hoặc lưu lạc trên chốn đất khách quê người, nếu còn nhớ quê cha đất tổ, nhớ quê hương yêu dấu, trở về thăm cố quốc, thăm người thân, thăm thầy cô cũ, thăm bạn bè còn ở lại thì cũng đừng quên ghé thăm ngôi trường cũ Gia Long thân yêu và cổ kính, thăm lại lớp cũ trường xưa, nơi mà mình đã miệt mài đèn sách cùng thầy cô, cùng bạn cũ qua bao năm tháng và cũng đừng quên thăm lại, nhìn lại sân trường Gia Long luôn luôn có "Tiếng quốc vang" với bóng mát của những hàng cây cổ thụ tỏa bóng khắp sân trường, với những cánh phượng "hoa học trò" tươi đỏ chào đón mùa hè vui tươi đỏ thắm như các nàng nữ sinh Gia Long hồn nhiên, nhí nhảnh, trong sáng như những giọt sương mai đầy nhựa sống : cũng đừng quên thăm lại khu nhà chơi chen chúc nhau, tận hưởng hơi ấm trong những chiều mưa ; thăm lại hồ bơi Gia Long với làn nước trong veo xanh biếc mà mình đã bao lần tung tăng bơi lội cùng các bạn, ngâm mình dưới làn nước mát Gia Long trong xanh trong các giờ tập bơi ngoại khóa và cũng đừng quên chậm rãi bách bộ trên "Đại lộ Catina", con đường dẫn từ cổng trường Gia Long đến tận hồ bơi và thư viện ; thăm bệnh thất mà đã nhiều lần mình bị cảm sốt, nhức đầu, chóng mặt cùng bạn bè vào nằm dưỡng bệnh trong các giờ học ; thăm lại thư viện Gia Long với bao sách hay sách quý mà mình đã cùng các bạn vào đọc sách trong các giờ Thầy Cô vắng dạy ; cũng nên đi qua "Đại lộ Bonnard" con đường có hàng cây mít xanh tươi, song song trong khung cảnh bình hành với đại lộ Phan Thanh Giản ở phía ngoài cổng trường Gia Long ; nhớ lại những giờ ra chơi, những lúc tan học vui vẻ và rộn ràng như "Đàn ong vỡ tổ" ; nhớ lại nhũng hình bóng của các nàng cựu nữ sinh nội trú Gia Long đang chạy lúp xúp quanh sân trường trong các giờ thể dục, trong các buổi ban mai đã vô tình trồng lên những cây mít xanh tươi, dù đã trải qua bao thế hệ Gia Long, dù đã già cỗi trở thành những cây cổ thụ, nhưng đến mùa vẫn đơm hoa kết trái, vẫn cho ra những trái mít chín tỏa mùi hương thơm ngào ngạt và nếu may mắn gặp mùa mít chín, mình vào thăm trường cũ Gia Long, được mời thưởng thức những múi mít chín thơm ngon thì cũng đừng bao giờ quên những người đã vô tình, những nàng cựu nữ sinh nội trú Gia Long đã vô tình trồng lên những cây mít, đã vô tình vĩnh viễn ra đi và mãi mãi không bao giờ trở lại thăm viếng và săn sóc, bỏ mặc những cây mít già cỗi đứng bơ vơ, cô đơn và trơ trọi với thời gian.
" Chúc các cô cựu nữ sinh Gia Long luôn luôn vui vẻ, trẻ đẹp, yêu đời hạnh phúc và gặp nhiều may mắn. Có được tâm nguyện mà tôi đã thường nhắc nhở các cô nữ sinh Gia Long trước khi xa lìa lớp cũ, xa lìa khỏi mái trường Gia Long thân yêu là : " Dù bay xa về mọi phương trời vô tận, mình cũng đừng bao giờ quên Quê Cha Đất Tổ và nếu mình có làm nên sự nghiệp thì cũng đừng bao giờ bỏ rơi các bạn đồng hành !" và " Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây".
Ts. Gs. Lê đức Phúc Hạnh Phúc (Đặc san Gia Long Hạnh Ngộ 2007, nam Cali)

Mít trường

Sân nhà có mít. Sân trường cũng có mít, mít ... cổ thụ ! Đến trường gặp mít, về nhà gặp mít. Và Mít trong lòng tôi như một biểu tượng tuy xấu ... vỏ mà rất đẹp ... ruột. Ăn cũng chia đều được ... từng múi với nhau, hưởng hương hoa cùng cả xóm cả trường, lửng lừng mùi mít chín ....
Entry này là hồi 2 của loạt bài "Nhà có cây mít vàng, trường có cây vàng mít". Xin nhờ và xin phép Ts. Gs. Lê đức Phúc cho tôi được trích lại nguyên văn "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây" cho các em học trò MK tôi tỏ tường "sự tích cây mít trường mình", và cám ơn người bạn Trưng Vương thân qúy đã tặng tôi tập Gia Long Hạnh Ngộ (Đại hội Thế giới kỳ III) 2007 ờ nam Cali nhờ đó tôi đọc được bài viết thú vị này.


" Hàng năm vào khoảng tháng năm, tháng sáu của Đệ nhị lục cá nguyệt của niên học, mỗi lần chuông reo báo hiệu giờ ra chơi của các nữ sinh Gia Long, các thầy cô về phòng giáo sư của trường Gia Long để nghỉ giải lao sau các giờ giảng dạy. Mới đi qua phòng giáo sư, tôi đã nghe mùi thơm của mít chín tỏa ra làm cho tôi chịu không nổi và tôi bị cuốn hút bởi mùi thơm của các múi mít. Vào phòng giáo sư, tôi được chị Giám học Huỳnh Thanh Nhạn và chị phụ tá Giám học Nguyễn Ngọc Ánh vui vẻ mời các thầy cô và tôi dự tiệc "Mít chín Gia Long". Tôi thấy các dĩa mít đã được bóc ra từng múi chín vàng óng rất đẹp và rất thơm đặt la liệt trên các bàn trong phòng giáo sư.
" Các anh chị giáo sư vừa ăn mít vừa trò chuyện rất vui vẻ và chẳng bao lâu các đĩa mít trên bàn đã vơi dần. Người nào cũng khen mít chín thơm ngon, mùi thơm rất đặc biệt, ăn vào phải ngậm mà nghe để thưởng thức sự ngọt ngào ngon thơm của mít. Chị Giám học Huỳnh Thanh Nhạn vừa cười vừa bưng dĩa mít đưa lên cao và nói : " Đố các anh chị giáo sư biết ai đã trồng các cây mít có trái thơm ngon như thế này không ? Ăn mít thơm ngon thì cũng phải phải nhớ đến người trồng cây mít chứ". Tôi và các anh chị em giáo sư vẫn còn bỡ ngỡ về câu hỏi của chị Giám học (đã quá cố). Không ai biết, nên không có câu trả lời, chị Giám học nói : " Anh chị có biết không ? Có biết ai đã trồng các cây mít ngon đó không ? Anh chị hãy nhìn phía trước văn phòng học vụ, phía bên phải phòng Hiệu Trưởng có cây mít lớn, nặng trĩu những trái mít chín thơm tho đó là do các cựu nữ sinh nội trú Gia Long trồng đó. Nhờ các cựu nữ sinh nội trú Gia Long vô tình đã trồng lên các cây mít đó mà bây giờ, hàng năm có nhiều trái chín và chúng ta thưởng thức được những múi mít vàng óng ngọt ngào và thơm ngon như thế này." Chị Giám học chưa nói rõ nguồn gốc các cây mít do các cựu nữ sinh nội trú Gia Long đã trồng như thế nào, câu chuyện chưa kết thúc thì chuông đã reo báo hiệu giờ vào học, nên câu chuyện " Nữ sinh nội trú Gia Long trồng các cây mít" đành phải gác lại.
" Các anh chị giáo sư ra khỏi phòng, mỗi người đi về một hướng đến lớp mình tiếp tục giảng dạy mà người nào cũng thắc mắc tự hỏi làm sao mà các cựu nữ sinh nội trú Gia Long trồng được các cây mít có trái thơm ngon như vậy. Và câu chuyện này làm tôi tò mò và sau đó tôi đi tìm hiểu về các cây mít ngon của trường Gia Long. Câu chuyện như thế này : các cựu nữ sinh nội trú Gia Long "bị nhốt" trong trường suốt cả tuần lễ, ngoài việc lo miệt mài đèn sách, học hành, mọi hoạt động khác từ bữa ăn, giấc ngủ, vui chơi, giải trí v.v... đều phải tuân theo nội quy của trường một cách có thể nói là khắc khe. Do đó các cô luôn trông cho thời gian trôi mau, trông mau cho đến ngày thứ bảy để được "sổ lồng", được ba má đón về sống với gia đình, được hít thở cái không khí tự do. Thôi thì tha hồ vùng vẫy, tha hồ bay nhảy, tha hồ đi chơi, đi thăm viếng ; đi chợ, đi phố mua sắm, ăn uống cho thỏa thich và mua sắm những thứ cần thiết cho tuần lễ sắp đến ; vì chỉ có ngày chủ nhật thôi, khoảng bốn hay năm giờ chiều phải nhập trường, do đó các cô tận dụng triệt để thời gian tự do của ngày chủ nhật. Con gái, nữ sinh thì thích ăn các loại trái cây, như me, xoài, ổi, mận, nhất là gặp mùa mít chín thơm ngon, làm sao bỏ qua và quên những thứ trái cây chua chua, ngọt ngọt này được. Cứ ăn một bụng no nê cho khoái khẩu đã, khỏi cần ăn cơm cũng chả sao, ăn một bữa nhịn cả tuần cũng được ; và nhớ lại những ngày nội trú trong trường, thèm một trái me chua, một múi mít chín, một quả mận, một trái ổi v.v ... thèm đến chảy nước miếng mà không làm sao có được. Còn nếu gặp may được bạn bè cho trái me chua hay múi mít chín thì cũng phải thu dấu và phải chia đều cho các bạn cùng lớp và nếu bị các bà giám thị bắt được thì "đời tàn" rồi, chủ nhật tới sẽ bị cấm túc, không được về thăm ba má và gia đình. Các bà giám thị thì luôn luôn canh chừng, luôn luôn nhòm ngó như "cú rình nhà bệnh", mọi cử chỉ, mọi cái nhìn, mọi dấu hiệu truyền cho nhau đều không lọt qua khỏi cặp mắt của các bà giám thị. Thôi thì cứ ăn cho thật nhiều, ăn cho "đã" cái miệng và tìm đủ mọi cách đem me, mít, ổi, mận v.v ... vào trường để ăn cho đỡ thèm trong các ngày thứ hai, thứ ba ... Các cô nữ sinh nội trú Gia Long cũng tìm đủ mọi cách đem được các loại trái cây vào trường nhờ dãy trường ở bên đường Trương Công Định thấp. Một số vào trường trước, chia nhau canh chừng các bà giám thị, một số ra dấu hiệu cho các cô ở ngoài chuồi các gói trái cây vào. Đem trái cây vào được rồi, nhưng còn vấn đề cất và thu dấu những thứ đó thì rất khó, vì mùi thơm của trái cây chín tỏa ra rất dễ bị phát giác, nhất là mít chín thì lại càng khó thu dấu hơn nữa. Loay hoay mãi và cuối cùng thì các cô nữ sinh nội trú Gia Long cũng che dấu được bằng cách gói và bao nhiều giấy, vì thời đó chưa có bao ny lông, để cho mùi thơm của trái cây, nhất là mùi mít chín không tỏa ra. Các cô chia nhau cất giấu dưới nệm giường rất kín đáo và chờ đến mười giờ đêm mới đem ra chia nhau dự tiệc trái cây. Các bà giám thị cũng không ngờ các cô nữ sinh nội trú Gia Long khôn ngoan như vậy. Nhưng khôn mà không gian : cái tuổi nữ sinh có nhiều cái ngớ ngẩn đến ngây thơ và dễ thương như thế. Đem mít chín vào lớp vào trường các cô đã biết bóc ra từng múi, nhưng cái ngớ ngẩn là không biết lây hột ra mà cứ để nguyên trong múi mít. Tối đến, chờ lúc các bà giám thị quan sát xong, trở về phòng đi ngủ; lúc này các cô nữ sinh nội trú Gia Long vùng dậy, trong mùng mền, tung "ra" lên và mọi người bắt đầu lấy các của quý ra chia nhau ăn nữa. Các cô cũng khôn lắm, luôn luôn phân công hai người ngồi canh cửa coi chừng các bà giám thị ở hai phòng đầu và cuối phòng ngủ của nữ sinh, để phần trái cây lại cho hai người này ăn sau và cứ luân phiên hàng tuần hai người này rồi đến phiên hai người khác; nếu có động tịnh gì thì hai người này ra hiệu bằng cách ho hai tiếng là tất cả mọi người rất nhanh, lẹ làng đâu chạy về chổ đó nằm giả như ngủ say ; nếu các bà giám thị vào phòng quan sát thì cũng không thấy có gì xảy ra và tin là các cô nữ sinh nội trú Gia Long của mình đang ngủ thật, nhưng các bà đâu có ngờ rằng chúng đang giả vờ ngủ say mà miệng đứa nào cũng đang ngậm đầy me chua và mít chín.
" Ăn xong, còn lại cả đống hột me và hột mít, mà các hột me thì nhỏ có thể thủ tiêu được, nhưng còn các hột mít thì quá lớn làm sao để thủ tiêu và phi tang đây, thật là nan giải. Bỏ vào bàn cầu tiêu dội nước cũng không xuống được, vì các hột mít to và nặng, một vài hột thì hy vọng dội nước chúng có thể lọt xuống được, nhưng nhiều hột thì khó có hy vọng dội nước chúng lọt qua. Cuối cùng thì các cô cũng nghĩ ra một cách để phi tang đống hột mít đó : các cô chia đều đống hột mít cho mọi người, và bỏ các hột mít đó vào túi quần short mặc tập thể dục trong buổi sáng, khi xuống tập thể dục thì lợi dụng sự lơi lỏng quan sát của các bà giám thị và các giáo sư thể dục và lúc đó mạnh người nào người đó lo tự thủ tiêu phi tang các hột mít trong túi của mình. Khi tập thể dục thì các cô nữ sinh phải chạy quanh sân trường hai hay ba vòng ; trong sân trường có nhiều bồn hoa hình tròn, hình oval rất đẹp và đó là nơi mà các cô nữ sinh nội trú Gia Long dễ dàng thủ tiêu và phi tang các "của nợ hột mít". Mỗi lần chạy qua bồn hoa, các cô nhìn quanh nếu không có ai theo dõi canh chừng thì móc ra vài hột mít liệng vào đó. Các bồn hoa có trồng cỏ dãi dày và đẹp, nên các hột mít khi các cô liệng vào rất dễ được cỏ che lấp. Liệng được mấy "hột mít của nợ", các cô thở phào nhẹ nhõm và không còn lo sơ gì nữa.. Riêng các hột mít bị cỏ che lấp, nằm sát đất, hàng ngày được các vị lao công làm vườn tưới thêm phân, tưới thêm nước nên rất dễ nẩy mầm, mọc lên những cây mít con xanh tươi. Các vị lao công làm vườn, tưới cây, săn sóc các bồn hoa lại nhổ các cây mít non lên liệng vào thùng rác, công việc cứ lặp đi lặp lại mãi hàng tuần như vậy : người vô tình trồng các cây mít trên các bồn hoa là các cô nữ sinh nội trú Gia Long và người vô tình nhổ đi liệng vào thùng rác là các chú lao công làm vườn. Nhưng cũng có một vài hột mít khi bị các cô nữ sinh nội trú Gia Long liệng ra lại "vô tình" và"may mắn" rơi vào ngay tâm hay tiêu điểm thích hợp của các bồn hoa hình tròn, hình ellipse và nẩy mầm mọc lên những cây mít một cách tự nhiên tại các "vị trí trời cho đó". Các vị lao công làm vườn thấy cây mít xanh tươi, đẹp và vô tình được trồng ngay tại vị trí thích hợp của bồn hoa nên họ không nỡ nào nhổ bỏ, mà hàng ngày các vị lao công này lại săn sóc và vun tưới, làm cho cây mít càng mau tươi tốt và mau lên, càng ngày càng lớn lên cao lên một cách tự nhiên. Trải qua bao năm tháng, trải qua bao nhiêu niên học, những người nữ sinh Gia Long vô tình trồng lên những cây mít đã người trước kẻ sau lần lượt rời khỏi mái trường Gia Long, rời khỏi lớp học thân yêu, trao lại cho đàn em phòng học trên lầu, trao lại cho em chiếc giường ngủ đơn chiếc như tấm thân em v.v.... và vô tình trao lại cho đàn em những cây mít xanh tươi, cao vút, nặng trĩu những trái mít chín, những múi mít vàng tỏa hương thơm ngào ngọt....
còn tiếp . (Ts. Gs. Lê đức Phúc)

Mít nhà

Ba trồng tòan những cây dễ sợ, Mẹ trồng tòan những cây thiệt dễ ... xxxương !
Đố học trò nhỏ, cây gì dễ sợ ? Cây mít xấu xí, à không, trái mít có gai, hay... vỏ mít phạt qùy nên dễ sợ ? Tôi không nghĩ vậy đâu. Đây bạn xem : Nhà có cây mít vàng và trường có cây ... vàng mít tuyệt vời , xin mời đọc nhá !
(photo : phuonga)

Hồi 1 (tôi kể) :
Tôi kể cây mít nhà trước (vì trồng ở tại nhà mình nên biết rành rọt 6 câu luôn). Tên : Mít, bí danh "dốt đặc cán mít", tuổi ngót 1/4 thế kỷ (tính bằng thế kỷ cho ra vẻ ... cụ), có hộ khẩu tại sân nhà tPhương, trình độ lớp 12 (vì năm nào cũng nghe bài giảng đến lớp 12 rồi lại 12 là ... hết !), thành phần xuất thân : giới nghèo miền tây, nghề nghiệp: sản xuất cây ăn trái, và cả bom ... bẩn (ăn quá không tiêu thì ... biết).
Cây mít nhà tôi là có lai lịch đàng hòang lắm. Người bạn thân ươm hột từ cây nhà bạn. Mà cây mít này ông già của bạn đem hột từ dưới quê lên trồng đó. Mít ngọt mật, ánh vàng tươi rói, dày cơm cắn ngập răng ... Cả xóm tôi, cả học trò được ăn ai cũng khen nức nở. Bà con bạn bè được nếm cũng thường hỏi ... ngon quá còn nữa không ?. Ba tôi khen gọn một câu "đến cái sơ mít mà ăn cũng như múi mít" đủ biết mít nhà chất lượng thế nào !(chổ quen biết với các bạn, tôi cũng nói thiệt mùa mưa mít không ngon bằng mùa nắng đâu !)
Chất lượng là vậy, mà cái tình là vầy : bạn bè chia nhau từ ... hột mít hàn vi. Ăn ngon, nhớ nhau. Trồng được mít ngọt, nhân bản cho nhau. Mỗi khi giảng cho con nghe về tình bạn "vĩ đại và cảm động" tôi thường kể chuyện bạn ươm hột cho tôi trồng mít. Năm sáu năm trồng rồi có trái, bóng cây rồi rợp mát một khỏang sân nhà - thật là "giàu vì bạn, mát ... nhờ bạn luôn". Đến lúc bạn sửa lại nhà vì rễ cây ăn vào tường nhà nghiêng đổ, phải phá cây mít : cây mít nhà tôi thành ... độc bản ! Rồi giờ cây mít nhà tôi lại chia hột cho em của bạn đem về ... quê trồng ! (ôi cái vòng tròn vòng vòng thật ... khéo !)
Khéo ngọt, khéo thơm, khéo dòn, khéo vàng hau háu ... mít là vậy, có gì đâu mà lu loa "dễ sợ" ? Cả một phần tư thế kỷ qua mít lủng lẳng đeo cây đeo cành, đeo nặng ... tình bè bạn ! Mỗi lần mít chín xộc hương thơm nức nở. Tôi nghĩ đúng là thơm nức nở ...
Mùi thơm bởi mít, bởi ? Giờ đây ba của bạn tôi không còn, thì mỗi lần ăn mít, tôi và bạn dù ngầm không ai nói ra mà như thầm thì với nhau ... đấy, lại nhớ người trồng cây !
tphương

Vui buồn, vào ra

photo phuonga

Vào sân bay, ra phi trường, vào ra ... vui đó, buồn đây !
Con gái ! mẹ vừa nhận tín nhắn của con máy bay hạ cánh an tòan ! Cầu an tòan, đặng an tòan, bởi vậy nên vui ... Xem mẹ kìa, hí hửng ngẹo đầu ngẹo cổ kẹp phone líu lo về ngọai về nội, mà trên tay mẹ cứ khư khư bịch ... rác đang cầm nhất quyết quên buông ! (không chịu cầm phone cho thong thả ?) Mẹ qúiu rồi hay bị điểm trúng huyệt vậy ta !
Tối qua tiễn con ở sân bay, lên lầu nhà ga mới, Bố Mẹ là người về sau cùng, biết con đã vào trong phòng đợi mà vẫn chờ, cứ chờ gì đây ? Ngày xưa đưa con bước chân vào lớp lá, mẹ còn nấn ná nấp gần đâu đó ... chờ ? Ngày con mới đi học xa nhà, chờ chuyến bay con cất cánh mà tiếng máy bay nào lên trời cũng giật mình phải chuyến con bay ? Rồi tháng năm qua, chờ bạn con về để nói chuyện thăm tin tức con..., thương con thiếu thốn mong có người qua để gửi con được cái bánh trung thu, cả lốc viết bi, cả lô dĩa nhạc ... "chút chút" thôi mà tự vẽ chắc là con mừng"lắm lắm" ? Rồi giờ vui thấy con đã nên người không phụ Bố Mẹ đã chờ mong. Mà cũng thấy buồn ? Ngày nào chờ con ra bụng mẹ được đầy tháng cho nội ngọai bạn bè xúm xít mừng ! Rồi lúc con được 6 tháng, bế con ra đầu hẽm ngồi uống cafe bầu bạn với Bố. Lúc con thôi nôi, kìa lủm chủm đi hay chạy măm măm vậy ?Mới đây mà !
Giờ con đã đi, ra nhà, Đưa con đi là nhớ. Bố Mẹ về nhà thấy "thấm" : con đi. Con ra ngôi nhà mẹ cha để, vào ngôi nhà của mình bên trời nào mà Bố Mẹ đâu biết giúp gì được cho con ?. Con ra khỏi thời đèn sách, rồi con vào cuộc mưu sinh "tha phương cầu thực"- cha, mẹ, biết chúc cho con được điều gì để thuận buồm mát mặt :
chỉ mong được Tốt Lành cho con.
bố mẹ Phươnga

Khóc đi em !

Đêm Vĩnh Long, 28.10


với

- Đòan - Nguyễn - Phạm - Hồ -




Image Hosted by ImageShack.us

By gvphuonga


Image Hosted by ImageShack.us

By gvphuonga


Image Hosted by ImageShack.us

By gvphuonga


Image Hosted by ImageShack.us

By gvphuonga


Nhân sanh tự cổ thùy vô tử,

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh

Văn Thiên Tường

phuonga

Gặp bạn

Tối qua thức gần sáng nói chuyện với người bạn Trưng Vương, vẫn còn bao cảm xúc ! mừng gặp bạn lòng như con trẻ !

Rồi sáng nay, thêm một cú bồi, gặp người bạn thân - đã xa tưởng... tận cùng"ngóc ngách" Sàigòn chắc- nên đến tận nay mới gặp ! Khà, cùng đinh dòng kinh Nhiêu Lộc, thằng Bến Tắm Ngựa đứa Xóm Lách vài hẽm bước qua ... mà bước đến những 40 năm, ôi, nghe là thấy ... bụi đời phiêu bạt !



Trần gian, phải trần gian rộng cho nhân gian ... kín để còn đụng mặt gặp mừng ? Phương B phải không ? sao đến giờ mới gặp ? Bạn đếm 40 năm có lẽ, từ mùa xuân ...


Image Hosted by ImageShack.us

By gvphuonga



mùa xuân đến rồi đó Phương

sách đèn như gươm giáo

bút mực như chông hào


người tình như phù thủy

tuổi chiến vừa bay cao

(bùi chí vinh)




Cái thời chúng ta, tuổi trẻ chúng ta ịn dấu vậy đó - như là "tiên tri" trí mạng ! Cái trường chúng ta nhỏ mà ngước lên cũng Người, ngó thẳng cũng Người, đầy Người tự hào, những người thầy ngời đẹp dạy ta mọi thứ trên đời : vẽ tô bóng nổi, cất tiếng ca đời, dạy ta "ngửi" tóan, dạy ta khạc thơ, dạy ta giáo dục công dân ... biết nghĩa biết tình, sống !




Vẫn giống y đêm qua nói chuyện, kỷ niệm cứ tuôn trào cuốn ra từng chi tiết, hút ra đến tận cùng chân tơ kẻ tóc, ọc ọc như thác say sưa ... là say !


Tin nổi không , chắc nhân gian có duyên có nợ có tình, nên bên trời này Phương B -Chí Vinh đang nhắc kỷ niệm xưa thì bên trời tây, cùng lúc bạn Thứ của tôi xua kỷ niệm về bằng một email ... trúng lúc đến lạ kỳ ?


Nhận được thư của bạn bè thì vui thật nhưng cứ hay mất ngủ, bao nhiêu kỷ niệm như những đợt sóng dồn dập theo nhau xô về, nhiều khi thao thức suốt đêm chưa nhớ hết chuyện này đã nối sang chuyện khác. Theo như thư vừa rồi của Nga thì bạn Phương nhà mình không có phần trong việc sao chép lại Công Viên Lá Vàng, bao nhiêu credit đều về cả bạn Nga, điều này càng làm tăng niềm khâm phục của Thứ đối với bạn Nga. Cho Thứ hỏi thêm “cô Phương” câu này: Bài CVLV viết về một ngôi trường nữ đối diện Sở Thú chẳng có bà con họ hàng thân thuộc gì với ngôi trường nữ có chùa Xá Lợi bên hông của bạn mà tại sao bạn lại có ấn tượng sâu xa với nó đến như vậy? Nếu vì lý do “thầy Phương” đã nương náu thời gian dài tới … một niên học ở ngôi trường nam bên cạnh thì coi như câu trả lời của bạn có thể tạm chấp nhận được. Ngoài CVLV, bài nhạc này (hình như cũng được in trong giai phẩm Xuân “Đôi chín” của 12B1 VTT niên khóa 72-73) mới là cái bài dành cho bạn N đây :




Sáng qua nghỉ hai giờ đầu

Hơi buồn, bọn anh theo, theo con đường dẫn đến Gia Long

Lũ chúng anh dựng xe lề đường

Nhìn mây, nhìn cây, nhìn em đi qua

Lá la là, lá la là, là la lá la


(Điệp khúc)

Anh làm ông cụ non, bạn anh làm “anh cụ già”

Ngắm hoa rồi khen hoa hàm tiếu

Hoa đẹp như tiên nga

Lá la là, lá la là, là la lá la


Sáng nay nghỉ ba giờ đầu

Vẫn buồn, bọn anh theo, theo con đường dẫn đến Gia Long

Lũ chúng anh dựng xe lề đường

Nhìn mây, nhìn cây, nhìn em đi qua

Lá la là, lá la là, là la lá la


(Điệp khúc)

Sáng mai nghỉ “năm” giờ đầu

Sẽ buồn, bọn anh theo, theo con đường dẫn đến Gia Long

Lũ chúng anh dựng xe lề đường

Nhìn mây, nhìn cây, nhìn em đi qua

Lá la là, lá la là, là la lá la


(Điệp khúc)



Về CVLV thật ra bạn N nhớ như vậy là đầy đủ lắm rồi, T có đủ “lòng tốt” và dĩ nhiên vẫn còn nhớ có thể chép lại để thỉnh thoảng bạn N hát nho nhỏ vào “lưng” P, nhưng bao nhiêu cái “tinh tuý” đã nằm cả vào trong mấy câu đầu của bài hát, phần còn lại có những đoạn hơi gượng ép hoặc lặp đi lặp lại đến độ ngô nghê chứ không buồn cười như bài “Nghỉ hai giờ đầu” ở trên, một ngày học tối đa chỉ có năm giờ mà anh nghỉ mất “năm giờ đầu” thì còn giờ nào là giờ cuối cho anh học nữa !


Năm đệ tứ TL, Bùi chí Vinh (bút hiệu Chính Vi) đầu têu đã cùng với Ngô đình Hải, Vũ hào Hiệp và T thành lập “Thi văn đoàn” Hồn Trẻ (T không chắc lắm về cái tên). Vinh nắn nót mấy chục bài thơ của 4 “thi sĩ cóc nhái” trong cuốn vở mới đưa lên cho thầy Đỗ Quý Toàn “duyệt” và nhờ thầy làm “cố vấn tinh thần” cho TVĐ. Mấy hôm sau thầy gọi 4 thi sĩ nhi đồng trong giờ nghỉ để phán cho vài câu cố vấn, T chỉ nhớ đại khái như “Đa số những bài trong đây ... nhiều chỗ cố ý phá niêm luật không cần thiết …” Nghe thầy phán xong T thầm nghĩ Quả là lời bình xác đáng của một “đại thi sĩ” (thời đó thầy đã có Mùa Xuân Yêu Em được “đại nhạc sĩ” Phạm Duy phổ nhạc và “đại ca sĩ” Lệ Thu trình bày trên băng nhựa rồi), trong bọn chỉ có Vinh lầu bầu khi về chỗ ngồi “Ít nhất thơ tụi em không có những câu như… có con bò nó kêu bò bò rồi nó ăn cỏ … như thơ của thầy” thì Ngô đình Hải chớp ngay được cơ hội “Có, trong thơ mày có câu … có con dê nó kêu be be rồi nó chạy té …” Vậy mà Thi Văn Đòan cũng có khá nhiều “thi phẩm” rải rác trên báo Thời Thế (T cũng không chắc lắm về tên báo) đủ để chiêu dụ được một số mầm non lẫn mầm nhỡ nhỡ nam nữ khắp nơi gia nhập hưởng ứng, Bài thơ đầu tiên đăng báo T khoe với XP(em gái) thì được XP tỉ mỉ cắt ra từ tờ báo rồi “khen” cho một câu “Đã gửi thơ đăng báo còn để tên thật … quê một cục !!”


Cú bồi thứ ba này "knock out" Phương B , ngất ngất ...


còn lại

phươnga

xúc động đọc "Thơ Tình" Chính Vi


Muốn trẻ không ?

Hello cac ban,

Gap nhau day roi chia tay, sang mai se roi day, que huong noi minh da duoc sinh ra va lon len nen cung nhieu luu luyen !

Cam on cac ban da den va chung ta co mot buoi toi that vui voi nhung cau chuyen cua ngay xua con be', bay gio con tre va mai mai khong gia. (trích email MC)


Đúng là gặp bạn bè, người ta trẻ ra và mãi mãi không già. Vì thời gian dừng lại, thời gian cũng "hồi xuân", và thời gian dường như mãi vô tận với chuyện trò buổi cuối đến gần 3 giờ sáng không dứt qua phone ! Những giây phút nói chuyện hể hả hân hoan để lòng tràn ngập bóng màu hạnh phúc ! Phải cái mà người ta gọi là "enjoy life" ? Cảm ơn đời cho tôi có được những người bạn thân quý đến mãi mãi. Để, ngồi đây gặp mặt, Trưng Vương _ Võ trường Tỏan, mà như thấy kiosque Quán Hẹn, Công viên Lá vàng, Sở thú, Nha Khảo Thí há "mỏ" nhả ra là bao cuốn phim vô tận hạnh phúc ... !




Con cái nghe câu chuyện "thời Bố Mẹ" với bạn bè "quậy" nhau quá quá mà ngóac miệng cười "thì ra ... cũng vậy" ? Trong lòng chúng biết có cảm cái thiết tha câu chuyện tình thời "ô mai Nguyễn phi Khanh", cái giận hờn "ai mê ai", cái chung-thủy-của-chuyện-tình đến buồn vầy không ! Buồn như không liệng được. Buồn như không có cuộc đời ? Buồn đến như vẫn có cuộc đời ... ngòai cuộc !



Image Hosted by ImageShack.us

By gvphuonga

MC, "với những đêm vui tàn dần trước mặt, và những ngày buồn níu mãi sau lưng" (nhạc Trầm tử Thiêng), nên giá trị giờ gặp nhau, quý yêu nhau hỉ hả vô cùng - ôi phút giây xum họp (Đáng xấu hổ khi tôi bận bịu với học trò để buổi tối ở Tib bạn bè chờ lâu bên bàn hội ngộ !) Cái chu kì 11 năm, rồi 12 năm, rồi sẽ ... 13 năm có không ? Mơ một giấc mơ gần ... để người ta cứ trẻ dù rồi có 11, 12 hay 13 năm ... ngày sau thêm nữa !






tPhương

(viết cho bạn, đã bước lên máy bay rồi !)

Ngọn nến

"Ngọn nến cháy trên bàn

Ngọn nến cháy."


thơ Dr.Zhivago, “Boris Parternak - Con người và tác phẩm” (NXB TP. Hồ Chí Minh), bản dịch của Lê Khánh Trường


ừ, ngọn nến sáng nhờ ánh lửa. Trò là ngọn lửa. Thầy làm ngọn nến, chỉ để nuôi ... lửa !


"Ngọn nến cháy trên bàn

Ngọn nến cháy."




Image Hosted by ImageShack.us

"Ngọn nến cháy trên bàn

Ngọn nến cháy."


Image Hosted by ImageShack.us

By gvphuonga


ừ, chỉ là ngọn nến nhỏ ấy mà !


tPhương