Băng qua chiến tranh chỉ có 2 điều : từ chết đến bị thương ! Mấy ai lành lặn được cơ thể hay tâm hồn ?
Thời gian hậu chiến tranh đã lâu hơn 30 năm cuộc chiến. Bạn trẻ đâu nghe tiếng súng, tiếng bom, tiếng rít đạn pháo ? Ừ, Lệnh đưa học trò đi thăm bảo tàng chứng tích chiến tranh, này tăng, này bom, đạn, mìn ..., Tưởng không có tiếng gầm khạc lửa, tiếng rít pháo bay, coi như là vật vô tri giác, bình an đi ! Nhưng còn các tấm ảnh, hình nhân đang nhìn kìa ...
Đau đớn, vật vã, kinh sợ .... ý da những xác chết, những thây người oằn oại ! Học trò A4 nhăn mặt trốn vào phòng tranh thiếu nhi rồi khen "những tấm hình này tích cực, hình ngoài kia tiêu cực quá !" Chúng nó - 16 tuổi - "biết nói" làm tôi giật mình : dạy yêu cuôc sống yêu quê hương cần phải dạy như thế này sao ? Học trò A1 của tôi, những đứa con gái xanh mặt, hớt hãi "thầy ơi chuồng cọp ... ghê quá". Có ám ảnh nào sẽ đi theo vào giấc mơ ? Có xúc động nào ấn dấu định hình cho mầm sống về sau ? Trách chiến tranh, trách ai, hay trách chính mình đã không cảnh giác chúng "băng qua, nhắm mắt lại !"
Và tôi thấy, những bé thơ học trò tiểu học cũng bước vào đây, bầy đàn, theo người cô người thầy như tôi chăn dắt chúng. Muốn điên, ước gì có tấm bảng :
"Nơi đây, cấm trẻ em dưới 18 tuổi"
Ước gì ! Ước gì !
tphuong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét