"Quán này nghe được lắm thầy"."Quán này con biết thầy thích ..." "Tòan lọai nhạc gu thầy thích không hà". Học trò "đón ý" ! Vậy ư, tôi có thích dòng nhạc nào sao ?
Những năm trung học (đệ nhất cấp lớp 8, 9) của tôi ở ngôi trường Trần Lục , thầy dạy việt văn tòan là thi sĩ nhạc sĩ như thầy Đỗ Qúy Tòan, thầy Đỗ Kim Bảng,... và bọn học trò nhí lúc đó cũng danh xưng là "(cóc) nhái sĩ "... Hì hì, tập tành theo thầy mình như một thần tượng, nhại thầy mình như sự chọc phá, chẳng biết thế nào là ... chính danh, Thiệt đó !
"Vinh nắn nót mấy chục bài thơ của 4 “thi sĩ cóc nhái” trong cuốn vở mới đưa lên cho thầy Đỗ Quý Toàn “duyệt” và nhờ thầy làm “cố vấn tinh thần” cho Thi Văn Đòan. Mấy hôm sau thầy gọi 4 thi sĩ nhi đồng trong giờ nghỉ để phán cho vài câu cố vấn, T chỉ nhớ đại khái như “Đa số những bài trong đây ... nhiều chỗ cố ý phá niêm luật không cần thiết …” Nghe thầy phán xong T thầm nghĩ Quả là lời bình xác đáng của một “đại thi sĩ” (thời đó thầy đã có Mùa Xuân Yêu Em được “đại nhạc sĩ” Phạm Duy phổ nhạc và “đại ca sĩ” Lệ Thu trình bày trên băng nhựa rồi), trong bọn chỉ có Vinh lầu bầu khi về chỗ ngồi “Ít nhất thơ tụi em không có những câu như… có con bò nó kêu bò bò rồi nó ăn cỏ … như thơ của thầy” thì Ngô đình Hải chớp ngay được cơ hội “Có, trong thơ mày có câu … có con dê nó kêu be be rồi nó chạy té …” và nhạc cở ... vầy nè ...
(Điệp khúc) Sáng mai nghỉ “năm” giờ đầu
Sẽ buồn, bọn anh theo, theo con đường dẫn đến Gia Long
Lũ chúng anh dựng xe lề đường
Nhìn mây, nhìn cây, nhìn em đi qua
Lá la là, lá la là, là la lá la (Điệp khúc)
Đi theo tuổi nhỏ có thơ của thầy (+ tập tành của ta):
" Này em yêu quý em nào có nghe
trên cánh đồng cỏ có con bò kia
nó kêu "bò bò" và nó ăn cỏ
trời hôm nay cao yêu em hỡi gió ..."
(Mùa xuân iêu em - Đỗ qúy Tòan)
nghe hay chứ ? mà tuổi nhí bọn tôi có hiểu gì ... lắm đâu ? và nhạc của thầy :
Trời đã khuya rồi đấy, trăng chênh chếch xuyên ánh qua mành,
Trời dã khuya rôi đấy, mưa trên xóm xa ánh đô thành.
Đường ngoài kia không xôn xao, không đẹp vì đèn màu.
Ôi! Đường dài hun hút với đêm thâu.
Bước chân ai qua mau, dưới mưa nghe nao nao lộng tiếng còi tàu thét lâu.
đêm mưa ngoại ô
(Mưa đêm ngọai ô - Đỗ kim Bảng)
nghe buồn chứ ? mà cũng chẳng thấm nổi ba phút với lũ oắt chúng tôi !
Đến lúc cuộc chiến đi qua, đến ngày nghe lại khúc boléro nơi bến xe người ăn xin cất tiếng hát. Trời đất, buồn lặng buồn câm ! Người kéo lê đàn, người sụp nón tồi, tả tơi !
Ðêm vẫn chưa buông nhưng chiều dần tàn
Mây tím giăng ngang trên trời Sài Gòn
Phố phường chìm trong tiếng đời nỉ non
Lòng ai như vấn vương, ai về chan chứa tình thương
(Bước chân chiều chủ nhật - Đỗ Kim Bảng)
Lúc đó nhận ra rằng những bản boléro, nhịp tiếng lanh canh gỏ đủa, ly, chén, đã in tự lúc nào vọng lại hồi vang ...
Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ,
Nhìn theo phía chân mây, đợi chuyến xe xưa về chưa,
Nếu hay chăng người ơi, chốn xa xôi chàng trai,
Còn đem yêu thương rắc lên muôn vạn oán hờn,
Nếu mai đây về, cũng trên chuyến tàu hoàng hôn
(Chuyến tàu hòang hôn - Minh Kỳ)
Rồi tuổi lớn, khác sao ! nay nghe thơ thầy quen mà sao lạ ... cuộc sống trần !
Mở cửa ra em kìa ngày đã tới
Cây mơn man và gió ửng hương xanh
Ngày rất diện thấy không kìa áo mới
Bước hào hoa vẫn dáng thênh thênh.
Mở cửa ra em này đừng khép mắt
Nắng giang tay chờ đó để ôm ta
Cỏ lắng nghe chim cỏ thèm muốn hót
Thì ngón chân em rền tiếng liu lo.
Tỉnh dậy đi em kìa màn đã mở
Chiếc nôi êm trái đất vẫn đều ru
Trăng đã mọc phải rồi trăng đã lặn
Biển dâng theo đều với nhịp đong đưa.
Thở nữa đi em ngực tròn hãy thở
Địa cầu xinh dòng sữa dậy đam mê
Mạch máu muốn căng nụ hồng muốn vỡ
Lắng tai em có tiếng lạ vừa nghe.
[Mở Cửa Ra Em. Sáng tác: Ngô Thụy Miên - Đỗ Quý Toàn (1989)]
Có cái nhạc mà tôi thích, hay là cái vui buồn tôi mang ?
tphương
P/S : bài đã post :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét