21 tháng 8, 2007

Elvis Presley

Cây guitar của "vua nhạc rock" Elvis Presley




(on YouTube )

...Vào một ngày trời nóng như đổ lửa, một cậu bé 11 tuổi cùng mẹ bước vào một cửa hàng bán đồ sắt trong thị trấn Tupelo, bang Mississippi với mục đích chọn mua một chiếc xe đạp bằng tiền cha mẹ cho mà cậu đã dành dụm được. Cậu bé đó là Elvis Presley, còn bà Gladys Presley, mẹ cậu bé, thì tìm tới người bán hàng để hỏi một số chi tiết rồi khi quay lại thì cậu bé đã chạy đến trước bức tường có treo một cây súng trường và nằng nặc đòi mua. Bà Gladys Presley không cho cậu bé mua súng khiến cậu bực bội và bắt đầu lên tiếng cãi mẹ. Người bán hàng, lại là bạn của gia đình, ông Forest Bobo, bèn cố dàn hòa bằng cách thò tay vào trong một tủ hàng và mang ra một cây guitar đưa cho Elvis. Elvis nắn dây đàn, gẩy thử mấy tiếng. Thấy vậy, bà mẹ mới bảo cậu bé rằng “ Elvis, nếu con thích cây đàn thì mẹ sẽ mua cho”. Elvis thử đàn thêm mấy phút rồi gật đầu nói, “Mẹ à, con chịu cây đàn này “.


Thế là Elvis mang đàn về tự học lấy, và cho đến khi gia đình cậu dọn về Memphis, bang Tennessee lúc đang học những năm cuối bậc trung học thì cậu đã lập được một ban nhạc cho riêng mình.


... Khi Elvis Presley qua đời năm 1977, số băng, đĩa nhạc và những cuốn phim ông đóng trị giá đến 4 tỉ đô la. Ngày nay, 30 năm sau khi vắng bóng trên cõi đời, các sản phẩm âm nhạc của ông vẫn thu về một con số kỷ lục hơn bất cứ một nghệ sỹ tiếng tăm nào đã qua đời, mỗi năm tiền bán các sản phẩm vẫn cao tới 40 triệu đôla. Tất cả sự nghiệp và danh vọng đó đã bắt đầu với cây đàn guitar nhỏ bé bằng gỗ với giá chỉ có 7 đô la 90 xu mua tại cửa hàng đồ sắt ở thị trấn Tupelo, bang Mississippi. (nguồn VOA)









(Heartbreak Hotel 1956 - on YouTube

The Beatles


tặng chị Liên, chị Phụng, Hưng, Thứ, Qúy (1970)



Hey Jude - The Beatles







Besame Mucho - The Beatles







phươnga

(ngày mai post Tino Rossi cho ... người già !)

20 tháng 8, 2007

Ghế cao



Ghế cao vì bởi ... CHÂN dài ?

Ối, phải hông ? Nhìn hình đi :

Ghế cao vì bởi "tót" lên trời với ... chuyên cơ !



Hic ! Cao thiệt cao !





tPhương

many thanks to vtran for the "New passenger cabins in Aircraft.pps"

Ghế


(*) nguồn : Dplanet Gallery

Nhìn ghế , thương ... người ? Ghế tái chế, ghế ... hồi sinh, ghế xập xệ, ghế te tua ... của ai, ...vì ai ?

tPhương

Pleasure time, leisure time

Pleasure time, leisure time. magnify
(photo Vied Bi)


Người hạnh phúc thấy thời gian sống ... hạnh phúc ! (chuyện ! đương nhiên ! hề hề).
Đó là pleasure time hay leisure time ?

Hỏi vậy bởi hạnh phúc có vẻ như rất riêng với từng "gu" người, "chuẩn hạnh phúc" cũng rất riêng cho từng loại "tạng" người ? "Kinh nghiệm" hạnh phúc rất là ... sắc sắc không không (với người này vậy người kia khác, lúc này thế đấy lúc kia chắc gì) ?

Khó lắm khó lắm.
Hỏi vậy Sống hạnh phúc pleasure time hay leisure time ?
Sống nghiệm nghị, sống gồng (chuẩn ... ngườờời mẫu mực) hay sống à ơi thiên địa (chuẩn ... tiên sư) để thấy hạnh phúc?
Hạnh phúc là cái sẳn tại hay phải cố phải tìm !
Hạnh phúc là thách đố cố gắng dù nổ lực có phi phi phì phì ?
Hay hạnh phúc là tự do buông, tàng tàng cho nước cứ chảy, bèo cứ trôi lửng lơ ngụp bồng ...

Hỏi vậy bởi học trò học : học thiệt hay học cho ... "có tụ", thế nào là ... pleasure / leisure time ? Học cho giỏi hay học cho ... sướng ? Học nổ lực : có khổ thấy ông bà ông vải hay thấy niềm vui phấn đấu thành công ? Học phất phơ : thấy vui ... hết biết hay thấy nhạt phèo vô vị ? Không thi, không đậu không rớt ... thì học trò học trong pleasure time hay leisure time ?

Hỏi vậy bởi thầy dạy trò học : dạy nghiêm hay dạy ... nghỉ, dạy thế nào thấy pleasure / leisure time ? Dạy cho cực rồi nhìn những đôi mắt "bơi"... phê phê đau gì ? Dạy cho ... khổ để những mặt trò đậu ... tí tửng thấy mà hể hả ? Không thi, không có tin báo đậu rớt, có chắc ông thầy ... xoa xoa ? Pleasure time / Leisure time là giờ học, là giờ dạy hay giờ ... đậu xong ?


Hỏi vậy bởi pleasure mà phải cực nhọc tìm, phải cố mà chưa chắc "đoạt", cắt cớ sao "gọi là" hạnh phúc ? Còn gì gì cũng tự nhiên tự tại, thư giãn cho ... "leisure" mút mùa, thì có chắc thấy được leisure time "thiệt" màu gì ?


Lòng cứ bâng khuâng, nhớ ngày dạy thi rồi LẠI dạy thi , bẻ một đầu phấn đếm pleasure time , bẻ tiếp đếm leisure time, bẻ đến tàn viên phấn bói ... đâu pleasure time đâu leisure time ?


tPhương

Đá, đấu

(*) on Clip.vn posted by cutimc





he he,
ra thế 4 chân thua ... 2 cẳng
anh hùng đâu há phải ... BỤNG TO ?

tphương

Đá banh



nguồn "www.jokes4all.net"

Xem "chân cẳng" các cầu thủ rồi ?
NGƯỜI trình diễn ... kỹ thuật ờ ờ
BÒ tưng tửng ... phong độ (lúc lơ, lúc đá ... flamenco ?)
Hà hà
NGƯỜI 2 chân, BÒ 4 chân, "dô xê" ... nhé ?
Ơ, các phóng viên ..."MK live show " đóan thử xem : Kết quả trận ? Thế nào ?


phươnga

Số ?

Image Hosted by ImageShack.us


Image Hosted by ImageShack.us
photo : ngoisaonet


Số ? số phận (nghe có ... trời) ? số xe (nghe có số ... đẹp số gánh, số tiến, lộc phát phát lộc ...) ? số điểm (điểm số ... sàn nguyện vọng 1,2), số vòng ( í chà, lọan trẻ em thi hát , thi hoa hậu lứa tuổi 16 - 26...) ?

Không, chỉ là SỐ - trơn lu - coi có thú vị không nhá ? (nguồn :mostinterestingblog)

1 x 8 + 1 = 9
12 x 8 + 2 = 98
123 x 8 + 3 = 987
1234 x 8 + 4 = 9876
12345 x 8 + 5 = 98765
123456 x 8 + 6 = 987654
1234567 x 8 + 7 = 9876543
12345678 x 8 + 8 = 98765432
123456789 x 8 + 9 = 987654321

Thử nhân 142 857 lên, tích con số chỉ thay đổi vị trí các chữ số ?
142 857 * 1 = 142 857
142 857 * 2 = 285 714
142 857 * 3 = 428 571
142 857 * 4 = 571 428
142 857 * 5 = 714 285
142 857 * 6 = 857 142
(trừ khi nhân với 7 thì thành 999 999 ?)

Nữa nè : 142 + 857 = 999,
14 + 28 + 57 = 99.
Và : 142 857 bình phương = 20408 122449.
20408+122449 = 142 857

Còn 111111111 * 111111111 = 12345678987654321

Khà, nghe thử truyền thuyết về Euclid (Stobaeus ghi lại) : Khi một học trò hỏi Euclid: “Chúng ta học hình học thì được cái gì?”, Euclid gọi một anh nô lệ vào bảo: “Cho nó một đồng xu, vì nó muốn kiếm lời từ cái nó học”.

tPhương

Balance

(*) on YouTube (from Eripsa)

Won the Oscar for Best Animated Short, 1990



Tiếng tăm !

Chuyện về George Bernard Shaw


Bạn biết con người "danh tiếng" xứ Ireland (1856 - 1950) này không ? Đó là kịch tác gia, tiểu thuyết gia, phê bình gia, (nói chung là "đại gia ... gia" ?) lãnh giải Nobel văn học 1925, giải Oscar năm 1938 cho vở Pygmalion gì đó ! Bernard Shaw (... xin lổi, cái tội ... tôi"hề" ở đây)"danh nổi như cồn, tiếng vang như mỏ" bởi vở kịch John Bull's Other Island (1904) làm vua King Edward VII cười lăn ... sập ghế !?
Nhà văn kể rằng, một hôm ông đi qua công viên thấy một bé gái nhỏ rất dễ thương (dễ thương thật) đang thơ thẩn chơi ... "lò cò" một mình (cái này do tôi tưởng tượng - thêm mắm muối thôi - ý rằng bé tung tăng rất hồn nhiên, rất vô ưu thiên thần), nhà văn thích quá, sà xuống ngồi chơi nói chuyện với em bé. Mà ở nhà bạn có bé con nào không ? Nghe chúng nói chuyện, "tám" với chúng đi ... Thì bạn sẽ thấy ông già mà "đấu (láo)" với em bé non và thơ (non : dại, thơ : thơ) đương nhiên là thú vị đến chừng nào ! Nếu bạn không thấy thú vị thì ... nghỉ chơi đi ( ... chán bạn qúa !). Nhà văn "đại gia" thích chí lắm, chia tay bé còn bịn rịn dặn thêm rằng "này, con về nhà nhớ nói với Bố Mẹ hôm nay con có nói chuyện với ÔNG nhà văn Bernard Shaw nhá". Bé vẫn tung tăng (chỉ lo nhảy lò cò với trò chơi của mình thôi) đáp " vâng ạ, mà ông cũng nhớ nói với Bố mẹ ông là hôm nay ông có nói chuyện với ... con nhá !"


Chuyện học trò thi ... rớt :



- mầy đậu không ?
- thôi đừng hỏi, rớt cái ạch !
- ủa, mầy thi trường nào ?
- thì Đại học Y chứ trường nào ?
- trời , mầy rớt ..."sang" quá !
Bạn tư lự một hồi, rồi bùi ngùi nói thêm :
- ... biết vậy tao chọn thi Y như mầy, cho rớt ... chắc ăn, mà còn được tiếng rớt có ... "danh giá"
!!!


Chuyện học trò thi ... đậu :



- mầy đậu không ?
- đậu.
- sao mặt mày buồn hiu vậy ? vô trường nào ?
- công nghệ thông tin, ĐHKH tự nhiên ...
- xì, vậy mầy muốn vô trường nào ?
- thì khối A tao chỉ thi trường này, mà chán quá ...
- sao ? (trợn mắt)
- năm ngóai lấy điểm đậu 22, điểm tao năm nay dư ...xa ! Mà năm nay lấy điểm đậu có ... 20 hà !
- trời ?
- thành ra tao đậu có ... "danh giá" gì đâu !
???

Chuyện thật 100% (chuyện đầu là chính nhà văn Bernard Shaw kể, hai chuyện sau là học trò mình),
"TIẾNG ....tăămmmmm " thế mới là ? hà hà ! hừ hừ !


tPhương

19 tháng 8, 2007

Xin chút buồn tan

(*) Thơ Thu Nguyệt

Nhạc Nguyễn Hải Hà Lan Phương (from Trinhnu.com)

Photo : Hòai Nam (from Aotrang.com)





Xin chút buồn tan


Rồi nhiều ngày nữa, nhiều đêm nữa
Cũng sẽ lặng im như hôm nay
Mây vẫn trắng mây trên trời ấy
Cây vẫn xanh cây dưới đất này.

Chỉ có nỗi buồn không lặp lại
Mỗi ngày như sóng, động rồi yên
Ta ngồi ráp mãi trăng trong nước
Trăng có vỡ đâu mà cứ phiền!

Chút lặng im về ta huyễn hoặc
Đem mầm thanh thản treo lên cao
Vui buồn như gió từ trăm ngả
Không biết rồi ta bạt hướng nào !

Rồi nhiều ngày nữa, nhiều đêm nữa
Cũng sẽ lặng im như hôm nay
Chắc gì nhiều nữa mà lo lắng
Thôi nhé ! Buồn tan ở phút này.

(thơ Thu Nguyệt)

Xin phép nhà thơ Thu Nguyệt, nhạc sĩ Nguyễn Hải Hà lan Phương,và nhiếp ảnh gia Hòai Nam, designer Donny Trương, cho phép tôi được đem cái ĐẸP đến với học trò mình qua clip nhạc này.

Xin cám ơn .

phươnga

Ta, Nhà ngươi

Ta, Nhà ngươi. magnify
Sáng nay , ngồi bên quán cà phê lề đường ở Bình Hưng Hòa, tôi chợt hỏi người bạn " Nhà ngươi nói coi, ai là người đầu têu trong nhóm gọi nhau "ta, nhà ngươi ". Thì ổng chứ ai, anh S. đó.Tôi cũng đóan là vậy. Nhưng tôi là người nhỏ tuổi nhất biết anh qua bạn bè, vào nhóm "ta - nhà ngươi" qua bạn bè trễ nhất, nên cái lịch sử cũ kỹ "ta - nhà ngươi" nói thật tôi không rành !


"Ta, nhà ngươi" đơn giản hai từ cho hai ngôi ? Không hề có số nhiều "chúng tôi, các anh". Chúng tôi cho đông, cho ... dựa hơi à ? Các anh cho nhiều, cho ... lịch sự ứ ? Ừ, cũng chỉ đấy ngừoi thân, và, hình ảnh học trò đầu chít khăn tang, ơn thầy hay cho số ít đỡ quạnh hiu ? Đơn giản vậy sao mà đơn giản !


Rồi tôi lặng lẽ nhớ "Nhà ngươi ăn sáng chưa ?" "Ta nói cho nhà ngươi biết ..." và nhớ cái vẻ mặt ngạc nhiên với con mắt nhướng nhướng tròn xoe "ta thấy tào lao ..." "nhà ngươi coi ..." nhớ nụ cười hiền ... Anh người Nha trang, phải chăng danh xưng " ta, nhà ngươi " là từ xứ sở miền trung này ? phải chăng "ta - nhà ngươi" là bởi phong độ ... "biết người biết mình" ? là do bỡn cợt ... "hàn vi phong vị phú" ? là cái nét rất riêng ... của anh ? là cái "trời thần" gì đi nữa, thì khi lần đầu "bị" nghe, quả thật tôi hơi bị "sốc" ! Vậy mà cả nhóm già trẻ cách biệt nhau hơn cả chục tuổi, ai cũng như ai, vẫn cứ chí chóe "ta, nhà ngươi " tất ! như You and I ?


Tưởng lạ, tưởng "sốc", mà hóa ra "ta, nhà ngươi" lại thấy ... hay, thấy ... bình đẳng hai ngôi, thấy ngọt ngào thân thiết chứ nào có "kênh kiệu" gì đâu ? Giận, cãi, thương yêu ... gì thì cũng "ta, nhà ngươi"


Ừ, cũng chỉ "ta, nhà ngươi" mới nói chuyện thăng trầm, ai là ai thấy gai thấy hoa ?

Tiễn anh, nhắc câu thơ của Tagore anh hằng ưa thích :
"let those who only see the thorns have eyes to see the rose" mà rằng !


Image Hosted by ImageShack.us
By gvphuonga
(bài dạy anh tự gõ, tự vẽ trên stencil, quay roneo cho học trò)


phươnga

Cắt tóc hay cạo đầu

Mấy hôm nay trường mình ...

Hớt tóc ? (... nghệ thuật !)



Cạo đầu ? (... cho xong !)



in như là ... chặt đầu ? (hình cuối ... máu me !)





thì còn đầu đâu cho gió thổi ... hù hù !



Image Hosted by ImageShack.us



tPhương

Olympic cho người thích đùa

Flash này tải từ trên net về lâu rồi để xem, hình như từ jokes4all.net (fun clips) ?


Thấy vui, trưng lên ... cho ai có "máu tếu" thì góp tiếng cừơi ... chơi.



Anh, Em và Cháu

6X, 9X & chuyện ...học
(MTO 7 - 30/7/2007) - Nguyễn hòang Khánh Vy

Có lần, mình nghe ba kể loáng thoáng về những câu chuyện ngày xưa của ba.
Nhiều câu chuyện thật thú vị và hấp dẫn, nhưng khi ba chuyển đề tài sang việc học hành thì ... cái đầu mình muốn lùng bùng.


"Ngày xưa 6X học như thế nào ?"

Nghe ba mình kể về những chuỗi ngày gian khổ đèn sách, thiệt sao thấy thương quá... Ngày xưa không như ngày nay chút nào, nhà mình ngày xưa nghèo lắm, ông nội mình đạp xe xích lô nuôi sống cả nhà 6 miệng ăn. Cả nhà chỉ có mình bác hai mình là ham học. Nghe ba mình kể, ngày đó ba mình lười lắm mà ông nội lại có tính hay "đánh người", hễ mỗi lần ông nội mình đi làm về mà không thấy bác hai với ba mình ngồi học là thế nào cũng lấy roi ra quất vài đợt.
Thế đó, hôm mà ba mình bị "dính" đòn của ông nội thật thê thảm. Một tay ông nội cầm tay ba mình, một tay rút trong lưng quần ra một chiếc dây da, đánh tới tấp, làm ba mình ê ẩm cả người và còn bị trầy trụa tùm lum. Nhưng đánh thì đánh, ba mình vẫn chứng "lì đòn" nên đâu có sợ. Nhưng không lẽ không có cách trị cái tính đó hay sao?
Một hôm, khi đang ngồi học cùng bác hai mình, ba mình lẻn bỏ đi chơi, bác hai mình la và hù về méc ông nội, nhưng ba mình có lẽ chẳng sợ đâu, nên vẫn vào nhà sau xách dép đi chơi bình thường, bác hai mình tức quá, chạy ngay vào nhà bếp chụp đại con dao, chặn đường ba mình ngay trước cửa nhà, tay bác hai ôm con dao chỉ vào ngay cổ tay, hù: "mày đi là mày biết." Nghe mà nổi cả da gà, ba mình cũng vẫn cứ "lì" cũng bước thêm vài bước. Đột nhiên, bác hai mình làm thiệt đó, bác hai "khứa" mũi dao vào ngay mạch máu rạch một đường, thế là máu tươm ra rơi tỏn tỏn, ba mình sợ quá, kêu bà nội ra băng bó cho bác hai. Kể từ đó ba mình lúc nào cũng sợ bác hai mình, lúc nào cũng siêng năng học khi có lệnh của bác hai mình, có lẽ ba mình bị "choáng" bởi hành động đó của bác hai.
Chính vì nhờ những bài học đó mà bây giờ ba mình mới được như ngày hôm nay. Ba mình và bác hai mình đều trở thành giáo viên cả. Bây giờ mỗi khi nghe ba và bà nội mình kể về câu chuyện đó mình lại thấy rất ấn tượng và đôi khi cũng suy nghĩ về hành động đó:"Có khi nào mình lười học, rồi ba mình cũng làm thế với mình không nhỉ?"

"Thế còn 9X chúng mình thì học ra sao ?"


9x chúng mình cũng học đàng hoàng lắm chứ bộ, nhưng chỉ đối với những 9x nào ham học thôi. Như mình cũng không phải thuộc dạng người ham học cho lắm, mình chỉ thích được học về những năng khiếu sở trường của mình, đôi khi lại thích tham gia hoạt động tập thể một ít.
Ba mình cũng vẫn hay nói là phải tập thói tự học ngay từ bây giờ thì mới tốt, cái gì tự học cũng vẫn tốt hơn. Mình công nhận điều đó đúng, nhưng có lẽ phương pháp học này không được đông đảo 9x quan tâm đến, thường là đi học thêm đâu đó để lấy kiến thức.
Đôi khi mình tự hỏi sao ba mẹ mình lại thờ ơ với công việc học hành của mình đến như thế, ba mình chỉ mua sách tham khảo cho mình và rất ít quan tâm đến công việc học hành của mình. Nhưng bây giờ mình hiểu ra rồi, ba mình muốn mình tự hoạt động trong công việc học tập, nhưng khó quá không phải một sớm một chiều là có thể thay đổi được. Đôi khi mình rảo bước ra Sài gòn chơi, nhìn những băng nhóm tụ tập ven đường, toàn là những người giàu có, tại sao họ đổ tiền vào ăn chơi không vậy? Người muốn học thì không có tiền để học, người dư giả vật chất thì sao không lo học nhỉ? Nhớ đến mấy em khi mình về thăm quê, tụi nó thích đi học nhưng nhà nghèo quá, không đủ tiền lo cho nó ăn học đến nơi đến chốn, tội nghiệp lắm. Thế rồi phải chỉ cho nó lõm bõm đôi ba chữ, xong lại phải về thành phố lo cho cuộc sống của mình.
Tuy nhiên đã có rất nhiều 9x học rất siêu, rất giỏi. Các bạn ấy ham học và có kết quả học tập rất tốt, những cuộc thi thuyết trình anh văn trường mình mỗi năm được mở 2-3 lần để động viên những 9x có khả năng ngoại ngữ tốt .. Đồng thời cứ vào chủ nhật hằng tuần, vào lúc 7h sáng và 15h chiều tại nhà văn hoá Thanh Niên luôn tổ chức những buổi giao lưu tiếng anh, nhằm trau dồi kĩ năng nói ngoại ngữ của các 9x và cả những anh chị sinh viên, hoạt động này rất được yêu thích và tham gia rất tích cực.
9x chúng mình ngày càng năng động, sôi nổi, nổi bật hơn trong những phong trào hay hoạt động ngoại khoá. Hãy cố gắng phát huy những ưu điểm đó và đừng quên kế thừa những phương pháp học của thế hệ 6x đã qua ,để từ đó chúng ta tự hoàn thiện mình hơn nhé.

Nguyễn Hoàng Khánh Vy


Văn ... phổ nhạc ?

Căn nhà gỗ

Ngôi nhà hay căn nhà, nói như thế nào cho dễ thương hơn thì tùy bạn đọc thôi.

Trên đường lên Đà lạt này tôi cứ vu vơ đếm những căn nhà như vậy. Rồi hết đếm lúc nào không biềt. Tôi mõi rồi !

Chỉ còn đọng lại nổi nhớ với cái căn nhà buổi thiếu thời của tôi, anh em chúng tôi. Cũng bình dị thôi, như bao căn nhà lùn thấp bé khiêm tốn nhỏ nhoi trong dòng đời lam lũ. Có hơn chăng những căn nhà ven quốc lộ này, căn nhà anh em chúng tôi thay vì đếm xe ông đi qua bà đi lại thì lại lặng lẽ ngắm mình trong giòng kênh Nhiêu lộc. Ta nhìn ta ..xiêu vẹo .. dưới đáy nước. Có thấy mình xinh ? Không biiiết ! Có thể vì nước đen, dòng đục… cũng chả thấy gì đâu?

Tôi thấy thương thương những căn nhà nhỏ (và lùn tịt) cất bằng những mảnh ván, vá víu bằng những miếng tôn tạm bợ. Có lẽ vì tôi thấy cái kỉ niệm trong căn nhà cha mẹ mình. Có lẽ vì tôi thấy cái nghèo tội nghiệp, nhưng giàu chất… mơ? Có lẽ tôi thấy – mà người khác không thấy - chất thơ, chất …thép (chịu đựng) dù rằng nhà ván … không có lấy một tẹo bêtông ?

Bạn có thể nói là tôi …bốc phét, là …con cáo và chùm nho (ăn không được thì bảo là nho … chưa chín, ở không được căn nhà “xịn” thì nói gàn). Với tôi căn nhà bình dân - ván gỗ chứ không phải … súc gỗ - giản dị làm sao : chẳng thấy vào, chẳng thấy ra (cửa nẻo, phòng riêng gì mà vào với ra), chỉ thấy ở. Ở với nhau. (bao là tình ! vì dường như căn nhà gắn với hình bóng, người thân, không còn nữa)

Cái thơ trong căn nhà anh em tôi ở rất là …môi trường, cảm thụ được môi trường thời tiết là mưa hay là nắng, và cái già lão đông đúc của tháng năm chồng chất đi qua. Trời nắng căn nhà ván gỗ cảm được cái nắng … nung. Trời mưa căn nhà ván gỗ cảm được cái ẩm ướt sụt sùi mưa … ngấm. Bạn thấy đấy, ai bảo vách ván không có linh hồn ? Và tháng năm trôi qua, rồi ngày triều dâng bì bỏm lội, rồi ngày cạn nước ngửi mùi sình dâng, anh em tôi rồi cũng lớn ! Không còn thọc chân xuống sông cho mát. (ngày xưa còn là sông vì năm nào cũng có người chết đuối, cứ rằm tháng 7 xóm Bến Tắm Ngựa nhà tôi cúng cô hồn lớn lắm !) Không còn vớt con cá lòng tong, con cá bẩy màu, hay chỉ cho nhau nhìn những con rắn quẩy lội trong nuớc rồi lè lưỡi ! Cả cá, cả rắn có còn đâu nữa ! Cá đi về đâu, sống về đâu, “no” biết ?

Hình như l o à i v ậ t vô cùng tự trọng, không chịu sống chung với n g ư ờ i !

Và tôi buồn, đếm những căn nhà ván “lùn”, rồi mà chi ?

T.Phương (viết cho con Monday September 4, 2006)




Thơ đi với nhạc, thường là vậy. Thơ phổ nhạc ca từ đượm chất thơ và hồn thơ được tải bởi nhạc dễ quyện hơn. Vậy mà người nhạc sĩ, tôi nghĩ anh còn nghệ sĩ hơn .. nhạc sĩ, vì đã làm cái chuyện ... chưa ai làm : từ một entry - một đỏan văn nhớ, một cảm xúc vu vơ - tách cho cảm xúc thành nhạc (hay nhạc sĩ muốn cho nó thành ... thơ luôn ?). Có lẽ chỉ có thể hiểu, một cách hiểu duy nhất, phải chăng anh do bởi một tấm lòng - ngừoi nghệ sĩ - mới làm một điều LẠ vậy ?


Xin cám ơn sự đồng cảm, sự chia xẻ của tâm hồn người nghệ sĩ. tPhương


Và nếu bạn đã lắng nghe ca khúc này, chắc rằng bạn sẽ thấy, ừ nè, tôi nín thở trong nổi xúc động .. ngược về !

Cũng bởi trong entry mới đây trích đăng lại từ Tuoitre Online "Ba tôi và ngành học mơ ước" (Văn Khoa) tôi có trả lời học trò "ngành học mơ ước của thầy ?" rằng " ai cũng nợ ơn cha mẹ sinh thành. Người Á đông nghĩ về báo hiếu như một cách đáp ơn. Ở tuổi nhỏ bằng con bây giờ, nghĩ xem thầy đáp ơn bằng cách nào ? Nên bài viết của Văn Khoa làm thầy nhớ và xúc động ..."

Tưởng rằng nhạc chảy về tim !


tPhương

Ba tôi và ngành học mơ ước !

(*) Tuoitre Online

Thứ Bảy, 07/07/2007, 09:00 (GMT+7)

Ba tôi và ngành học mơ ước

Khuôn mặt lo âu của phụ huynh trong thời gian đợi con làm bài thi


- Ảnh: Như Hùng (Ảnh có tính chất minh họa)
TTO - Ngày 31-3-1979, khi tôi đặt bút viết dòng chữ "Điện tử" vào ngành học sẽ dự thi trong hồ sơ tuyển sinh đại học, lòng tôi dạt dào những cảm xúc.

Nếu hỏi rằng mười hai năm đi học để làm gì, câu trả lời của tôi chắc chắn sẽ là để thi đậu vào đại học ngành điện tử, để báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đó là kỳ vọng rất lớn của Ba tôi đối với tôi.

Từ nhỏ, tôi đã tập tành sửa chữa máy móc lặt vặt để phụ giúp công việc sinh kế của gia đình. Biết tôi có năng khiếu, Ba tôi đã chắt chiu cho tôi theo lớp học nghề điện tử từ năm 14 tuổi. Lúc đó là sau năm 1975, hoàn cảnh chung của đất nước và của gia đình tôi còn nghèo lắm. Số tiền học phí là cả một sự hi sinh không nhỏ của gia đình.

Buổi đầu tiên khai giảng lớp học nghề, tôi tái mặt khi nhìn hàng chữ in đậm và đóng khung trên trang bìa tài liệu học tập "Học viên phải tự trang bị đồng hồ đo vạn năng để làm phương tiện thực tập". Biết không thể nào làm khổ gia đình hơn nữa, tôi lẳng lặng "học chay", giờ thực hành chỉ ngồi nhìn bạn bè đồng khoá đo đạc, thực hành.

Rồi tình cờ Ba tôi biết được việc này, người quyết tâm sắm cho tôi chiếc đồng hồ đo. Tôi còn nhớ buổi chiều mưa, hai cha con đi qua đi lại biết bao gian hàng bán máy đo cũ ở chợ Kim Biên. Cuối cùng, như một giấc mơ, tôi trở thành chủ sở hữu của chiếc máy đo tốt nhất thời bấy giờ, cho dù là chiếc máy cũ.

Ngồi sau yên xe trên đường về, cầm chiếc máy đo Simpson 260B, lòng tôi rộn ràng hạnh phúc và nỗi ân hận bởi sự chăm sóc quá lớn của Ba tôi dành cho mình. Sau này đường đời trăm lối, biết tôi có làm được gì với nghề điện tử mà Ba tôi đã quá ưu ái kỳ vọng vào con mình. Ngồi sau yên xe, lần đầu tiên tôi thấy mái tóc Ba tôi đã bắt đầu lốm đốm những sợi bạc, lòng tôi xốn xang vô cùng, vừa vui mừng vì có chiếc máy đo vừa cảm thấy ăn năn hối lỗi vì đã nhận quá nhiều sự hi sinh của Ba.

Ba tôi rất mong muốn tôi trở thành kỹ sư điện tử sau này. Bốn năm sau, tôi quyết tâm thi vào ngành điện tử trường đại học Bách khoa, một ngành học có điểm chuẩn cao nhất thời bấy giờ.

Cuộc đời không êm xuôi may mắn. Vào những ngày tôi bắt đầu dồn sức cho cuộc thi tuyển cam go thì bàng hoàng nhận được hung tin: Ba tôi mắc bệnh ung thư máu cấp tính, chỉ có thể sống vài tháng nữa!

Trời đất đảo lộn, đau đớn tột cùng. Tôi đã học thi trong những ngày tháng khổ đau nhất của cả gia đình, nhất là khi biết được Ba tôi sợ ảnh hưởng việc thi cử của tôi, đã cố giấu những cơn đau, tìm cách tạo tâm lý bình thường, lành lặn cho tôi an tâm học tập. Tôi chỉ còn biết cố gắng hết sức mình.

Đêm trước ngày thi, 12 giờ đêm, gấp cuốn sách ôn tập cuối cùng, tôi cảm thấy vậy là mình đã làm hết sức có thể được để đền đáp công ơn cha mẹ. Bây giờ chuyện đậu hay rớt chỉ còn là chuyện của rủi may, nó nằm bên ngoài mình.

Nhìn bạn bè được ba mẹ chở đi thi mà lòng buồn buồn, chiếc xe đạp cọc cạch, buổi trưa chạy vội về nhà ăn miếng cơm rồi lại vội vàng đạp xe cho kịp buổi thi chiều. Trong đầu tôi chỉ nghĩ đến sức khỏe của Ba, ước mong có phép màu.

Tôi thi xong khoảng 20 ngày thì Ba tôi bắt đầu khi hôn mê khi tỉnh. Những ngày cuối cùng của cuộc đời Ba đã cận kề. Oái ăm thay, vẫn chưa có kết quả tuyển sinh. Lòng tôi như lửa đốt, chạy đi chạy lại dò la kết quả mà không thể có một thông tin nào.

Ba tôi ngày càng yếu dần, yếu dần. Ngày 5-8 năm đó, Ba tôi đã rất yếu, hôn mê nhiều và rất ít khi tỉnh lại. Tôi thì vẫn không một chút tin tức gì về kết quả tuyển sinh.

Đêm khuya hôm đó, tự dưng Ba tôi chợt tỉnh. Một linh cảm không lành! Và một quyết định trong tích tắc. Tôi ôm Ba tôi trên giường bệnh, nói thật lớn vào tai người: Ba ơi con đậu đại học Bách Khoa ngành Điện tử rồi! Ba tôi nhấp nháy mắt tỏ ý vui mừng. Và sau đó, người đã trút hơi thở cuối cùng.

Cả một đời tôi chưa hề nói dối Ba tôi điều gì. "Ba ơi con đậu đại học Bách khoa ngành Điện tử rồi!" là câu nói dối đầu tiên, và cũng là cuối cùng của tôi với Ba tôi. Bởi kết quả tuyển sinh mãi sau đó nửa tháng mới có.

VĂN KHOA



chép tặng học trò của tôi vừa qua kỳ thi. tPhương

Sơ xuất hay vô cảm (*)

Ông phó chủ tịch An Giang sơ suất hay vô cảm?
28/07/2007 10:10 (GMT + 7)
(*) nguồn: tuanvietnam.net
Một bạn đọc đã phẫn nộ khi nhìn một bức ảnh ghi lại cảnh ông phó Chủ tịch tỉnh An Giang tiếp dân. Có thể lỗi do cơ quan tiếp dân sơ suất nhưng...

Ảnh: Tuổi trẻ

Độc giả Lê Ngọc Dũng gửi tới tòa soạn lời bình phẩm khi nhìn thấy một bức ảnh…khó coi. Ông viết:

Đây là bức ảnh ông Phó Chủ tịch tỉnh An Giang (ngồi bên trái) đang xử lý các khiếu nại của dân (ảnh của báo Tuổi trẻ ngày 26-7).

Khi xem bức ảnh này, nhiều người thấy “phản cảm” về thái độ ứng xử của vị lãnh đạo này đối với người dân. Một bà cụ già lại phải đứng chắp tay trình bày kiến nghị của mình với vị quan chức - người chỉ đáng tuổi con cháu mình, đang ngồi trong tư thế như quan tòa với bị cáo.

Tôi thấy buồn cho lối ứng xử của vị quan chức này.

Với cung cách ứng xử như vậy, liệu rồi vị quan chức này có còn là đầy tớ của dân hay đã là "quan chi phụ mẫu" của dân mất rồi?

Lê Ngọc Dũng ( HCM CityWeb, dunglng@tphcm.gov.vn)

Nhìn một bức ảnh thì không thể đoán biết đúng được thái độ của những người trong ảnh. Ta chỉ nhìn thấy một khiếm khuyết của cơ quan tiếp dân là không chuẩn bị ghế cho dân ngồi, để tạo không khí thoải mái, bình đẳng khi làm việc. Lỗi dễ nhận ra là vị phó chủ tịch tỉnh An Giang đã không thấy…động lòng khi mình ngồi mà một người dân lớn tuổi như vậy lại đứng.

Nói “quan tòa” với “bị cáo” thì e quá nặng lời, nhưng theo chúng tôi, có thể nói khi nhìn qua bức ảnh, người ta có thể "cảm" được sự vô cảm của vị quan chức. Phải chăng ông ta đã quen với những tình huống như thế này?

(xem)
Thấy hình "cảm thán" mấy ..."phụ đề", không biết có ...ăn (với) ảnh ?
  • Lạy trời may quá, bắt dính được quan dzổi, quan lớn thường mắc ... đi họp không hà !
  • Dân đâu cần ..."giữ ghế" - hèn gì đâu cần phải ngồi ?
  • Ái chà chà, sang thế laptop để lâu bụi bặm sao mà phải có đến 2 chai nước để ... rửa ?

Sư ...

(photo tuoitre)

mời xem tiếp Sư ...





(photo phuonga)
thôi, không chọc ghẹo nữa, nói luôn " sư ... phạm Đà lạt" ! Thăm bạn học, thăm trường bạn dạy "cao đẳng Sư phạm Đàlạt", dẩn thêm :

<Thứ Tư, 02/08/2006, 00:39 (GMT+7)

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt: Những đường cong khát vọng Dãy nhà vòng cung với 3 tầng lầu .

TTO - Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Đà Lạt là công trình kiến trúc được các nhà phê bình, kiến trúc sư và nghiên cứu kiến trúc thế giới cùng Hội Kiến trúc Thế giới công bố giới thiệu là một trong 1.000 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới trong thế kỷ XX. Đường cong của dãy nhà vòng cung như những cuốn sách đang mở ra và hình ảnh tháp chuông tượng trưng cho một khát vọng trí tuệ vươn lên. (nguồn tuổi trẻ)

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt


Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là trường Grand Lycée Yersin) là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Năm 1932 trường Petit Lycée Dalat được đổi tên thành Grand Lycée de Dalat và đến năm 1935 trường có tên là Lycée Yersin để tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin. Dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp. Hiện nay các tấm ngói lợp đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa. Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung là tháp chuông. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có 1 đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ, du khách chỉ có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch > (nguồn Wikipedia)


chà chà, ai khát vọng làm ... sư "thỉnh" nhập ... THÁP đẹp, trường đẹp nè ; ủa làm sư sao còn ... khát vọng ?


tPhương

Đà Lạt

ĐÊM

ở xứ mù

sương



Go to ImageShack® to Create your own Slideshow

photo phuonga

Đêm không ngủ

Cơn ho sù sụ khiến đêm không ngủ được. Đêm không ngủ.

Những từ gọi lửa như trong dĩ vãng hiện về. Sàigòn thời giới nghiêm cứ thức để có đêm không ngủ, để "hát cho dân tôi nghe...", để ánh lửa bùng reo, để những quả lựu đạn cay rót trước mặt bất quá chỉ như những ve, những lọ thủy tinh xịt ... khói.

Đêm không ngủ, ánh lửa soi con mắt thức của toàn người ... trẻ, xưa rồi ! Rồi đêm không ngủ giờ ánh đèn quái soi con mắt của người ... xế xế. Trong cái thức chập chờn, giấc mơ lộn xộn, lao xao thấy là bao ánh mắt ... không ngủ ? Ánh mắt trẻ con thì trong màu thơ ngây. Ánh mắt tàn úa đục màu tuyệt vọng. Như người ta nói, ánh mắt rất thật thà vì phản ảnh từ trái tim chứ đâu lý trí ! Thì ánh mắt người trẻ kia lộ "dáng" sôi ... nổi, đòi, đòi. Và ánh mắt người già, tôi thấy hiện trĩu "hồn" sâu ... nặng, xin, xin ... nghe "tiếng già" như hát .. "đồng dao" !

"lạy trời mưa xuống
lấy nước tôi uống
lấy ruộng tôi cày
lấy đầy bát cơm
lấy rơm đơm bếp"

Ngày đi qua....
Trẻ, đêm không ngủ, đã qua rồi !
Già, chờ đêm đi ngủ, ngủ đi đêm, buồn ?

Sàigòn kéo cơn ho sặc sụa mấy ngày không ngủ được, Bỏ đi, lên Đàlạt ta ngủ ... bù !

phươnga

Lớn sợ nhỏ

Nhà ... tui (nói là nhà anh em tôi, không phải nhà tôi) :
Tôi là "xếp" lớn cai quản 5 đứa em, chăn dắt chúng "ăn, ị" cũng quạu lắm chứ. "Rửa ... đít cho em đi con" "Cõng em đi chơi đi con" Má tôi cứ ngọt ngào với tôi. Còn tôi ... mệt quá "chời", làm thì làm mà để bụng ... ừ, sẽ chọc ghẹo chúng cho bỏ ... ghét !!! Thì có gì đâu, tôi cầm chiếc đũa quay một cái và miệng la "úm ba la, úm ba la", mà lạ đứa em dán mắt nhìn mê đến lúc đũa dừng tự nhiên khóc thét lên. Kỳ chưa ? Quay đã thì phải dừng chứ, tự đũa nó dừng, phải tại tôi "úm ba la" đâu mà em nó sợ, ré. Mà nếu sợ, mắc gì em nó cứ nhìn chăm chăm, rồi phải ré một cái cho tôi phải ... dọt (tránh đũa bếp của bà già). Hoặc chẳng cần đũa phép, đạo cụ gì hết, tự dưng tôi làm bộ nhìn chăm chăm rồi ... ù chạy. Lũ em cũng ré lên, khóc thét, chạy nháo nhào va bàn ghế đổ rầm rầm, căn nhà sàn rung rinh ... "Đồ rửng mỡ, rửng mỡ nè, nè ..." Kỳ này ông anh chúng là tôi phải chạy tuốt ra đầu hẽm ! Bởi vậy lăng ba vi bộ của tôi cũng ... có hạng. Đã cực, mà còn phải nhường nữa chứ. Nhà nghèo qùa bánh chỉ bánh lỗ tai heo lút chút chứ có gì đâu mà bọn con nít ấy bao giờ cũng rần rần lãnh phần trước ... lãnh hết, còn tôi thì lãnh rất nhẹ nhàng "kệ, nhường em đi con, tội nghiệp". Ờ cũng tội nghiệp bà già, làm cha mẹ lớn mà sợ thằng làm con nhỏ... buồn. Bởi vậy, làm anh lớn như tui cũng phải sợ đám em nhỏ là chí phải thôi !

Nhà ... bạn (nói là bạn bè tôi, không phải bạn):
Bạn bè đồng nghiệp tôi đi cày sáng tối. Bạn bè thương nhân cũng hộp, hành tối ...(đến) sáng (!) nên việc nhà cửa bỏ bê, rất cần người giúp việc. Tiêu chuẩn siêng năng, thật thà, "sạch gọn", biết việc v.v là đòi hỏi ... chính đáng. Đừng tưởng "ông bà chủ" là ... bở nhé ! Cứ nghe chúng bạn kể về người giúp việc thì thấy rất lạ : sao ông bà chủ sợ người giúp việc thế nhỉ (thôi, xin được phép không kể lại, vì bàn tay có ... 5 ngón, ngón dài ngón vắn mà...). Chắc chỉ có ai ở "vào thế " với bọn bạn bè tôi mới biết làm "ông bà chủ" cũng ... vất vả lắm lắm ! Nghĩ mà rằng "lớn sợ nhỏ" nghiệm đúng chóc !

Nhà ... xe (nói là xe cộ ở VN đó) :
Sao, xe lớn có sợ xe nhỏ không ? Xe đò mà cứ tông vào xe lữa là xe lữa lỗi. Xe gắn máy mà đụng xe hơi là xe hơi lỗi. Người đi đường té lăn "nghệ thuật" trước mũi xe đạp là xe đạp lỗi. Ậy, đừng có vác luật giao thông ra nói chuyện, dân bên đường úynh phù mỏ. Tại anh hùng hảo hớn là bênh vực cái gì yếu, cái gì nhỏ vậy đó. Hội chứng "lớn là phải sợ nhỏ" ... xe lớn xuống nước đi mà !

Nhà ... nước (không dám phụ đề lôm côm) :
"Phép vua thua lệ làng" - thì nhỏ có sợ lớn đâu ?
"Trên bảo dưới không nghe !" - thì, lớn phải sợ ... thằng nhỏ thôi ?
Đám bạn tán thêm " thầy phải sợ ... trò" "Hiệu trưởng phải sợ ... giáo viên (bê bối)"...
Nói khoa học thì quy nạp là "lớn sợ nhỏ", nói cho đã miệng thì quy chụp cũng là "lớn sợ nhỏ"

- Nè, quan lớn có sợ dân không, chắc gì lớn sợ nhỏ ?
- Đâu đâu, ông chỉ coi, ai quan lớn đâu, tòan đầy tớ của dân không hà ..

ừ, phận làm lớn - dân ơi làm ơn sợ ông đầy tớ ... cái đi cho đúng điệu mà...
"lớn phải sợ nhỏ " thôi


phươnga

Ma hiện hình

(nguồn : Mystical Photos)
Lại chuyện ... ma ?
Tình cờ xem mấy bức ảnh tự hỏi :
Ma HIỆN hình trên ... photo, có hiện ... NGUYÊN hình chư...ưaa ?
(để tăng phần máu lạnh, xin xem vào ... ban đêm cho hợp phong cách "làm việc" ban đêm của Ma)


1923 year. No Comments.


On the enlarge photo you can see a man, who die 1 week before the photo was made.


Who is behind the kid?


Family photo. Look on the right top corner.


The corpse of this boy has been found on this place after the photo had been made and reviewed.


The women was murdered in this hotel.


Photograhper affirm that in the moment of snapshot there were no any women like on the photo. Another quiestion if he is wrong: where are the legs?


The TV was off in the moment of snapshoot.


Who is in the clouds?


11/09 snapshoot.


The famous photo of EMPTY school corridor.

Nhắn riêng với học trò : hình ảnh không có tên tác giả , địa chỉ ngày giờ nơi chụp, lời bình của chuyên gia nhiếp ảnh (thật giả), chứng cứ của nhà khoa học (để xác tín) nên Ma vẫn là ... vớ vẩn ... ớ ... ớ ! Á ...

tPhương

Thứ tư, 15/8/2007, 11:21 GMT+7 VnExpress
Công nghệ săn ma
Từ thế kỷ 19, người ta đã dựng các bức ảnh huyền bí bằng camera thô sơ. Ngày nay, máy ảnh số và trang thiết bị hiện đại khác được dùng để săn linh hồn ở nơi đồn bị "ma ám" nhằm trả lời câu hỏi muôn đời của con người về thế giới bên kia. (xem : http://vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2007/08/3B9F9360/ )


Thứ năm, 16/8/2007, 10:21 GMT+7 VnExpress
Bí quyết chụp ảnh 'ma'
Nguyên lý của chụp ảnh là sự phơi sáng (exposure). Thông qua ống kính, camera lấy một lượng vừa đủ ánh sáng chiếu lên film hay sensor (cảm biến) để có được một bức ảnh. (xem : http://vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/Kinh-nghiem/2007/08/3B9F93F6/ )

Trên mạng có khá nhiều trang web chia sẻ các câu chuyện về ma như GhostVillage.com and IAmHaunted.com.

Dép lạc !

Chuyện nhỏ, quẳng đi mua đôi dép mới, gì mà dữ vậy ! Thật ư ?


Bạn khó mà tìm một chiếc dép trong ... thùng rác, dù là dép sứt quai, đứt đế hay méo miệng. Đơn giản là người ta ít khi chịu khó vất dép vào cái gọi là thùng rác, bỏ ngay tại chổ mua đôi mới ấy ! mà nếu có cất công bỏ thùng thì chiếc dép trơ trụi đó lại được những người đi bới bịch ny lông kiếm sống móc ra ! Vậy đố mà tìm được chiếc dép ... trong thùng rác ... đàng hòang.


Còn khi bạn bắt gặp một chiếc dép đàng hòang ơ hờ trên đường ư ? Ừ trên đường đi, cúi mặt mới thấy ! Thì đó chẳng là một chiếc dép vất đi, mà ý chà ơi là chiếc dép lạc ... buồn. Tôi biết chắc là buồn. Dép hư, vất là chuyện cố tình. Dép lạc lại là chuyện ... lạc. Chẳng đứt quai, hay vênh mõm, chiếc dép lạc rất "nguyên" nhưng rất "lẻ" thật tội nghiệp. Lẻ trụi cái thân phận kém may. Lẻ đơn nổi hất hủi. Lẻ hơi ấm da người. Vậy là buồn rồi ?


Cái thời chiến tranh xa xăm, còn nguyên ám ảnh đâu đó chiếc dép văng vải, và đằng xa ... nhớ đến đã rụng rời ! Thì nói gì là chiến tranh, là một đêm, tưởng rằng gặp lại dép lạc bên đường !

phươnga

Con Tỳ hưu

Nếu tôi kể với bạn về Kim Mao Sư vương chắc là bạn nghe quen hơn chăng ? Cái đầu chơm bơm xù bờm sư tử. Tóc chẳng nhuộm hi- line, cứ mono-line vàng hực cho thiên hạ ....nóng. Cây đao tuyệt vời của ông già mù lóa lên cho giang hồ kiềng nể. Truyện Kim Dung "Ỷ thiên đồ long kiếm" thiệt là gay cấn.

Nếu tôi kể với bạn về Lion King chắc là bạn sẽ cười, phim họat hình con nít ấy mà. Truyên con nít mà cũng đầy chất hào hùng của lòng can đảm, cũng thi vị với tình phụ tử, cũng bấu xé lừa phản với lợi danh ... Phim Walt Disney cũng thiệt là lâm ly tình tiết.

Nếu tôi kể với bạn con tỳ hưu, chắc ít bạn biết - trừ những bạn đã đi du lịch Trung Quốc ! Con tỳ hưu ? Chẳng phải sư tử, cũng không phải lân, mà đầu giống lân mình giống sư tử. Cũng đạo mạo vi vuốt vẽ vời. Lân thì chỉ theo minh chủ, chủ mà lộn xộn là Lân ... vật. Tỳ hưu thì minh chủ ác chủ gì cũng được, ai cho nó ăn, vuốt đầu là nó theo. Tỳ hưu chỉ biết ăn, ăn ráo không ... ị. Cũng quái như Kim Mao Sư vương có cái đầu tóc dị thì con tỳ hưu cũng "quái" ở chổ không có lỗ ... (xin lổi). Người làm ăn rất thích tỳ hưu như vật bùa hổ trợ kinh doanh. để có vào mà không có ... ra, yên ổn bởi sự trung thành tuyệt đối mà. Phiền là phải qua TRUNG QUỐC mua & "ĐIỂM NHÃN". Vì tỳ hưu được tạc bằng ngọc nên giá vài trăm USD trở lên. Mua 1 con , luôn được khuyến mãi 1 con nhỏ hơn cho có ... bầy đàn. Con tỳ hưu ăn không ... ị, cũng thiệt là hết biết !

Nếu tôi kể, mà có cần tôi phải kể với bạn con tỳ hưu đã qua VN rồi ? con tỳ hưu đã qua VN, qua thiệt rồi, bạn biết có buồn không ?

phuơnga
19.7.2007

Con Tỳ hưu

Nếu tôi kể với bạn về Kim Mao Sư vương chắc là bạn nghe quen hơn chăng ? Cái đầu chơm bơm xù bờm sư tử. Tóc chẳng nhuộm hi- line, cứ mono-line vàng hực cho thiên hạ ....nóng. Cây đao tuyệt vời của ông già mù lóa lên cho giang hồ kiềng nể. Truyện Kim Dung "Ỷ thiên đồ long kiếm" thiệt là gay cấn.

Nếu tôi kể với bạn về Lion King chắc là bạn sẽ cười, phim họat hình con nít ấy mà. Truyên con nít mà cũng đầy chất hào hùng của lòng can đảm, cũng thi vị với tình phụ tử, cũng bấu xé lừa phản với lợi danh ... Phim Walt Disney cũng thiệt là lâm ly tình tiết.

Nếu tôi kể với bạn con tỳ hưu, chắc ít bạn biết - trừ những bạn đã đi du lịch Trung Quốc ! Con tỳ hưu ? Chẳng phải sư tử, cũng không phải lân, mà đầu giống lân mình giống sư tử. Cũng đạo mạo vi vuốt vẽ vời. Lân thì chỉ theo minh chủ, chủ mà lộn xộn là Lân ... vật. Tỳ hưu thì minh chủ ác chủ gì cũng được, ai cho nó ăn, vuốt đầu là nó theo. Tỳ hưu chỉ biết ăn, ăn ráo không ... ị. Cũng quái như Kim Mao Sư vương có cái đầu tóc dị thì con tỳ hưu cũng "quái" ở chổ không có lỗ ... (xin lổi). Người làm ăn rất thích tỳ hưu như vật bùa hổ trợ kinh doanh. để có vào mà không có ... ra, yên ổn bởi sự trung thành tuyệt đối mà. Phiền là phải qua TRUNG QUỐC mua & "ĐIỂM NHÃN". Vì tỳ hưu được tạc bằng ngọc nên giá vài trăm USD trở lên. Mua 1 con , luôn được khuyến mãi 1 con nhỏ hơn cho có ... bầy đàn. Con tỳ hưu ăn không ... ị, cũng thiệt là hết biết !

Nếu tôi kể, mà có cần tôi phải kể với bạn con tỳ hưu đã qua VN rồi ? con tỳ hưu đã qua VN, qua thiệt rồi, bạn biết có buồn không ?

phuơnga
19.7.2007

Nhớ một Thầy giáo cũ (*)

(*) Trần đăng Khoa


Người thầy cũ của tôi là một giáo sư nước ngoài. Ông là người Nga. Trong đời tôi, may mắn sao, tôi có một khoảng thời gian khá dài theo học một khoá đào tạo cơ bản ở Học viện Văn học M. Gorki. Đối với tôi, mỗi giáo sư ở Học viện này đều là những học giả lớn. Có người như một nhà tiên tri. Đó là trường hợp giáo sư tiến sĩ I. Kunhitxưn. Ông là giáo sư triết học, nhà giáo công huân Liên Xô. Buổi giảng nào của ông giảng đường cũng đông nghịt. Rất nhiều học viên các năm trước cũng xuống nghe lại. Vì bài giảng của ông lại có thêm nhiều điều mới. Tri thức trong ông luôn được bổ sung. Giáo án của ông luôn mở. Nó không phải là cái khuôn đã đóng cứng. Cứ nghe người ta kháo nhau, thì có thời ông bị dị nghị, thậm chí còn bị ngồi tù vì đã nói thật nói thẳng điều cảnh báo về những bất cập của chủ nghĩa xã hội Xôviết. Những bất cập ấy, nếu không khắc phục được thì tất yếu sẽ dẫn đến sự sụp đổ. Khi M. Gorbachev lên, nhờ công cuộc đổi mới, ông được ra tù và trở lại giảng đường. Lúc bấy giờ M. Gorbachev có uy tín lắm. Không ít người coi ông như Lênin tái thế. Nhà văn I. Bônđarev kêu lên: Cái bi kịch của Nhà nước Xô-viết hiện nay là phải dạy những người quá thông minh, phải nuôi những cái bụng quá no và may sắm cho những người có quá nhiều quần áo đẹp. Ca tụng Nhà nước Xô-viết như vậy, quả cũng là tài lắm. Giáo sư I. Kunhitxưn không có được cái lạc quan như thế. Ngay từ những ngày ấy, ông cũng đã lại cảnh báo rằng, những luận thuyết của M. Gorbachev có thể sẽ diễn ra ở rất nhiều nước trên thế giới, nhưng chính M. Gorbachev thì sẽ thất bại thảm hại. Nếu ông ta không bị bắn thì cũng ngã ngựa giữa đường. Sáu năm sau, sự thể diễn ra đúng như thế. Và còn rất nhiều điều khác nữa, tôi nhận thấy chúng đều diễn ra đúng như ông nói ở trên đất Nga, cũng như trên toàn cầu. Đối với sinh viên, I. Kunhitxưn luôn coi chúng tôi như những người bạn. Sau buổi giảng, thường có những cuộc trao đổi giữa thầy và trò, nhiều khi là cuộc tranh luận rất thẳng thắn và thú vị. I. Kunhitxưn luôn khuyến khích những ý nghĩ khác mình. Ông không bao giờ trù dập những sinh viên cãi lại mình, và thường trong trường hợp ấy, ông cho điểm rất cao. Tôi nghĩ phải là ông thầy rất giỏi mới có được tư chất ấy. Tôi nhớ một kỳ thi, khi bàn về phạm trù bi kịch, sau tất cả mọi điều, ông hỏi tôi:
- Cái bi kịch của người Việt hiện nay là gì?
- Người Việt không có bi kịch.. - Tôi bắt đầu đùa với ông. - Thầy có công nhận với em rằng cái bi kịch lớn nhất của người châu Âu, hay của cả loài người nói chung là cái chết? Vậy mà đối với người phương Đông, đặc biệt là người Việt thì lại không có cái chết. Trong Di chúc bất hủ của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng bảo, chết là đi gặp cụ Các Mác, gặp cụ Lênin, và như thế, cái chết đã thành cuộc hội ngộ với tổ tiên, với các bậc tiền bối vĩ đại. Nếu ở nước Nga, người ta thường chọn những bộ quần áo đẹp nhất để đi dạ hội hoặc vào vũ trường thì ở làng quê Việt Nam xưa, các cụ già lại thường dành những bộ quần áo mới nhất ấy để mặc khi... vào cõi Tổ tiên. Người Việt không sợ chết. Bởi thế, kẻ thù nào đến Việt Nam cũng sẽ phải thất bại thảm hại. Bởi không ai có thể thắng nổi những con người không biết chết và không sợ chết...

- Ừ lạ thật! Cái ý nghĩ trong đầu anh lạ lùng thật đấy!
Giáo sư cười rất vui. Ông cho tôi điểm khá cao, đến nỗi tôi đâm hoảng:
- Chết, em đùa đấy, thầy ạ! Xin thầy thứ lỗi. Em đã nói đùa...
- Thế anh tưởng tôi tin lời anh nói sao? Tôi biết anh đùa. Hay nói cách khác anh đang sáng tác truyện khoa học viễn tưởng. Tôi đã sang Việt Nam rồi. Tôi biết người Việt thế nào chứ! Sức mạnh lớn nhất của người Việt chính là sự bí hiểm. Bao nhiêu kẻ thù được coi là hùng mạnh nhất thế giới mà đến Việt Nam cũng đều trở thành kẻ bại trận, chính vì họ hoàn toàn không hiểu người Việt. Và tất nhiên, cũng sẽ chẳng có ai hiểu được người Việt, bởi ngay cả chính người Việt, họ cũng có hiểu được họ đâu...

Trần đăng Khoa.

Tagged ? thì tag ....


Dính tag mà đến giờ mới nói chuyện "phải quấy"... nợ người,
nè Haru, Sunny, Dragon fly, VitreemH ...
Tag - có phải một trò chơi với dòng cuốn - phải một thước đo sự quan tâm của người & người - phải một phút ngóay cổ để mình nhìn lại mình trong gương ?
Cám ơn tất cả, xin bắt đầu "7 điều về mình thật ... (thật thà) " biết đâu lại bổng ... tri âm ?

1.Tên : Biết rồi à ? Bạn biết là biết tên Phương ( = tPhương !) khai sinh thôi. Nhưng họ Nguyễn ở miền nam coi bộ "chen chúc" đông vui, nên thời trung học trong lớp có 2 bạn trùng tên : tPhương có tên là PhươngB (bởi sinh cuối năm), còn bạn sinh sớm tháng hơn nên là PhươngA . Bạn học cùng lớp, cùng trường Trần Lục thời 66 -71 gọi PhươngB riết ... chết tên luôn ! mà có ... chết tiếng không ? hì hì "PhươngB của trường Trần Lục" (ở gần đường Hùynh Tịnh ... của Đakao !) ? Cái bảng tên "Trưởng khối học tập & xã hội N.v.P ..." khi qua trường bạn liên hệ công việc khiến các chị nữ bên GL, TV, LVD chọc ... thúi tên : Phương Bò con (thì Bê mà). Ừ, biết đâu nhờ .. biệt danh này mà có khi nhà thơ Bùi chí Vinh (Chính Vi) nếu học ở Trần Lục chắc sẽ nhận ra bạn học cách ... 40 năm ? Đến lúc lập gia đình, vợ tên Nga, bạn bè thân thiết cứ gọi Phươnga, Phươnga lại thành tên mới, tên cặp. Cũng hay hay chứ ? Bạn hỏi tôi thích tên nào á ? Phương là tên cha mẹ đặt - để Thơm, PhươngB là thầy cô đặt - để Dạy, Phươnga là tên bạn bè đặt - để Thương. Tên nào cũng thích hết (tuốt tuồn tuột) !

2. Học : nói về trường trung học thôi nhé. Trường nhỏ nhoi chỉ vài lớp, ăn nhờ ở đậu bên trường tiểu học Đồ Chiểu, Tân Định ấy mà. Ai học ban B (ban tóan lý) mới được tự hào làm đàn anh ở trường (vì được ở lại học hết lớp cao nhất ... lớp 10B !), còn ban A, C, D thì xong lớp 9 là .... bay. Mà chậm thế nào cũng phải bay (hay ... biến). Nên 2 năm cuối cùng ở trung học tPhương bay qua Nguyễn Du (mới khánh thành) , rồi bay liền Nguyễn An Ninh (cũng mới cắt băng khánh thành) - trong cùng 1 năm học, tPhương làm học trò cho niên khóa đầu tiên cả 2 trường này đó ; rồi mệnh "vô chính diệu" ham vui bay qua Võ trường Tỏan để hát bài "Công Viên Lá Vàng" với bè bạn !

3. Dạy : trong số những nghề "làm thầy, làm thợ, làm thằng đứng bến" (... bến tàu, bến máy bay "xuất nhập"), chỉ nghề dạy tPhương được... luyện thôi ! (ở ĐHSP Sài gòn). Nghề dạy vẫn niềm vui rất vui ... tình cảm, dẫu đời có lơ, có láo ! Người dạy vẫn tưởng chiêm bao ... lơ láo theo ! Có một dịp qua trường Nguyễn thị Diệu dạy (là chổ Trần Lục ngày xưa), tình cờ sao đúng cái phòng này, lớp đệ lục A2 của 40 năm trước mà ta ngồi dưới lớp thầm ước lớn làmThầy ; giờ sao lại chính cái lớp này, 40 năm quay lại : trên bục bảng ta là ông thầy đứng đây thiệt hay tưởng vẫn là trò nhỏ đang ngồi dưới chổ kia ... mơ đứng trên nầy ? Hệt một giấc chiêm bao, 40 năm rồi, mà ừ ừ , trò ... vẫn bé thầy vẫn ... già ? Hát nhỏ hát thầm ... xin cho tôi đi lại từ đầu !

4. ngày chớm Yêu : Ai cũng nhớ ngày sinh nhật, ngày cưới, ngày hâm hôn ... Ngày biết "hình như là tình yêu" , đẹp đáng nhớ, vậy có ai giành ... nhớ ? Là ngày 24.12.1970 (đúng ... 19 giờ). Khâm phục phải không ? Bạn bè cũng nói vậy đó, hì hì. Ấn tượng không phải vì nhớ chính xác cái giờ ... sét đánh mà vì ... cái năm ! Cộng trừ thử coi : con nít đó mà. Thế mà khà khà "nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ, thế cũng ba con (có kể thêm con chó Lu) một vợ ... hiền" !

5. Anh Em : tphương là ... thằng Hai , là anh Cả, là Hia của đám làn nhàng 5 đứa em ruột. Vẫn chưa đông vui ? Làm anh của các con Thầy Cô - cha mẹ nuôi tphương. Và làm anh nuôi con ... thủ trưởng già. Vẫn cõng chưa đủ chục ... nam bộ, còn anh em cái "hội nhà ta" nuôi nhau những ngày khó quên sao ? Lon cơm ém đầy, gô nước đá để uống cả ngày, chổ đi dạy đi làm - nào phải "người cùng họ" mà Đòan, Nguyễn, Phạm, Hồ sao như ruột thịt ? Bạn bè ... ghen tị : mấy ai có được hạnh phúc "anh em hội nhà nó" như vầy ? Cầu cho con cái có hạnh phúc bạn bè như cha mẹ chúng ! Mà lạ, có em ruột, em nuôi, em kết nghĩa em nào cũng có taxi, có xe hơi, còn tphương tà tà ... xe đạp, vẫn rất vui ?

6. Thích : đi chơi (ai mà chẳng thích), nhưng mà "giang hồ ta chỉ giang hồ vặt, bụng chửa sôi cơm (xin lổi nhà thơ, tại xấu bụng nên chế đại) đã nhớ nhà" khà khà !

7. Nói : bạn bè than ta "mở miệng là nói ... trật" (? dạy học không dám đâu "ná")

bởi vậy mới là ...

tên Phương, thằng Phương, thầy Phương ...gì gì cũng

tPhương, hề hề

(Haru, wOrMy, VitreemH, Sunny ... đều đã dính tag hết rồi, không thể chỉ định tiếp, vậy xin mượn cái Nỏ Thần của An dương vương bắn bảy phát, trúng trăm phát, trúng ai, ai cảm giác bị trúng thì xin mời nối tiếp một vòng chơi , chơi ...)

Đi lắm, tắm ... vẫn buồn sao !

333 magnify

tắm, rửa,

sao vẫn ... tội lổi, đến buồn !

buồn sao ?

phươnga
(vũng tàu 11-07-07)

Xuân về trong Hạ

tất cả MÙA XUÂN về trong MÙA HẠ
tặng cô Tư ... mà ĐỪNG khóc nhá em.

phươnga

VỀ ĐÂY NGHEEEEE EM




Đêm thấy ta là thác đổ





tình khúc cho em




đường xa ướt mưa


Lý hóa 4

thứ bảy, ngày 7 tháng 7 năm 2007 được chọn

để làm ngày gặp mặt của lớp sau 30 năm ra trường,

để mừng gặp lại Thầy Cô ĐHSP,

để nói lời cảm ơn trân trọng, để dâng ly rượu đầy mà chúc sức khỏe Thầy Cô


Dù lòng hằng mong, tiếc rằng không gặp đủ tất cả Người đã trao cho chúng ta hình bóng, trao cho chúng ta kiến thức để nối nghiệp Người.





Go to ImageShack® to Create your own Slideshow

Xin gửi Người, Thầy Cô của lớp chúng ta bài hát Papa này như lời cảm ơn các bạn nhé (và cũng cám ơn nhạc sĩ Thế Hiển về bài hát này đêm nay)

Everyday my papa would work To help to make ends meet To see that we would eat Keep those shoes upon my feet Every night my papa would take And tuck me in my bed Kiss me on my head After all the prayers were said Growing up with him was easy Time just flew on by The years began to fly He aged and so did I I could tell That mama wasn't well Papa knew and deep down so did she So did she When she died My papa broke down and cried All he said was, "God, why not take me?"

Every night he sat there sleeping In his rocking chair He never went upstairs All because she wasn't there Then one day my papa said, "Son, I'm proud the way you've grown. Make it on your own. Oh, I'll be O.K. alone." Every time I kiss my children Papa's words ring true "Your children live through you. They'll grow and leave you, too" I remember every word My papa used to say I live them everyday He taught me well that way Every night my papa would take And tuck me in my bed Kiss me on my head When my prayers were said Every night my papa would take And tuck me in my bed Tuck me in my bed After my prayers were said ...


nghe link
1. Papa - Phillip Huy

30 năm là dài hay ngắn ?


tPhương

18 tháng 8, 2007

Sao phải đợi ? ! (3)

329 magnify

Sao phải đợi ? Đợi như để dành đấy, bận lắm, đợi hẳng.
Không có thì giờ nên phải ... đành đợi ! Vậy đợi mà chi ? Đợi mà ...

Không có thì giờ !
Vietsciences-Đỗ Hồng Ngọc 04/01/05


Người ta phỏng vấn một bà gìa gần 90 tuổi rằng nếu được sống lại cuộc đời đã qua một lần nữa, bà sẽ sống như thế nào?

- “Nếu được sống lại cuộc đời đã qua lần nữa- bà già nói- thì tôi sẽ dám…phạm nhiều sai lầm hơn. Tôi sẽ ngờ nghệch hơn là tôi đã ngờ nghệch trong cuộc đời này. Tôi sẽ thảnh thơi hơn, linh hoạt hơn. Tôi sẽ coi ít thứ nghiêm chỉnh hơn. Tôi sẽ trèo núi lội đèo nhiều hơn, bơi lội nhiều hơn…Tôi sẽ ăn nhiều…kem hơn. Dĩ nhiên tôi sẽ gặp nhiều rắc rối hơn nhưng tôi sẽ thực tế hơn là chỉ mơ mộng. Tôi sẽ bớt…lành mạnh hơn. Ôi, tôi đã có những khoảnh khắc của đời mình và tôi muốn có nhiều hơn những khảnh khắc đó, cái nọ nối cái kia, cái nọ tiếp cái kia thay vì tôi cứ sống để chờ đợi…Nếu tôi được sống lại cuộc đời đã qua lần nữa tôi sẽ đi chân không nhiều hơn, sẽ bớt mang theo dù và dầu nóng, bình thủy các thứ…Tôi sẽ hái nhiều hoa cúc hơn…”.

Image Hosted by ImageShack.us
by Cheeni

Thỉnh thoảng có lẽ ta cũng nên tự hỏi mình một câu như vậy. Có phải ta cũng thường sống trong nhớ tiếc hoặc đợi chờ, mà quên đi cái quà tặng quý báu của cuộc sống chính là sự hiện diện của ngày hôm nay, của giây phút này, của ở đây và bây giờ. Tiếng Anh có một từ khá tuyệt: present, vừa có nghĩa là hiện tại, sự hiện diện, có mặt, lại vừa có nghĩa là món quà. Ta nghe nơi này nơi khác người ta luôn nói, không có thì giờ, không có thì giờ. Đến nỗi một nhà thơ phải kêu lên:

…Không có thì giờ!
Chim lấy đâu mà về tổ.
Tôi lấy đâu mà làm thơ.
Em lấy đâu mà đọc những bài thơ tôi sắp viết! (Nguyên Sa).

Tiếng chim và khế ngọt vẫn có đó, ánh nắng và sóng biển vẫn có đó, đèo cao và suối mát vẫn có đó, nhưng…hãy đợi đấy, còn phải dành thì giờ để nhớ nắng hôm qua, mưa năm nọ, tiếng chim ngày cũ, rồi còn dành thì giờ để mong ngóng tương lai, sống trong tương lai như cô nàng Perrette mang bình sữa ra chợ! Ta chờ… lớn. Chờ thi đậu. Chờ thành đạt. Chờ có tiền. Chờ cưới vợ. Chờ đẻ con. Chờ con lớn…Chờ con thi đậu. Cứ thế. Cho đến một hôm thảng thốt:

“Rồi tàn mùa xuân, rồi tàn mùa hạ, một ngày đầu thu… “ (TCS).

<>

Image Hosted by ImageShack.us
By Truong Manh Hao
Cho nên Tô Đông Pha mới buông thuyền sông Xích Bích, Bạch Cư Dị mới xuống ngựa dừng chèo ở bến Tầm Dương, và Nguyễn Công Trứ mới… mơ ước:

Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch
Tiêu dao nơi cùng cốc thâm sơn
Nào thơ nào rượu nào địch nào đờn
Đồ thích chí chất đầy trong một túi… (Kẻ sĩ)

Bây giờ “đồ thích chí” ta còn có thể chất đầy “trong một xe” đời mới, chỉ “không có thì giờ!” thôi vậy!

Đỗ Hồng Ngọc

Đợi không ? (2)

240 magnify

(photo nguyenDai)


Ta với ta :

Image Hosted by ImageShack.us

Trò đợi kết quả, thầy có ... chờ mong ?
Ngày thi đã qua, bài thi đã xong, thì còn có ...đợi ! Trò đợi với chờ kết quả. Thầy đợi với mong rồi mừng ai vui ai buồn ai tiếc ai ... Mà cũng tòan là những học trò của người thầy. Biết tòan vui, thì kéo gấp lại cái khắc mong. Chớ có nổi buồn xen, thì níu ra xa ... cái đợi.
Nào ai kéo được cái đợi, níu được cái mong ?


Người với Người :

Image Hosted by ImageShack.us
By VietAnh P2

Người ta đợi (được), người mình ... không (muốn) đợi !
Người mình có tính rất .. "dĩ hòa vi qúy", vậy mà lại không ... biết đợi nhường ? Có kỳ không ? Tan học lấy xe về phải chen ra trước bạn ! Tan rạp, nghệ sĩ chưa kịp ra chào đã gấp gấp xô ghế ào ra lấy xe ! Tan sở cũng rần rần kéo nhau còi "bin bin" tranh đường dzọt sao cho lẹ ! Lúc đổ xăng, khi tính tiền trong siêu thị ... thì "xếp hàng" là cái ... chi chi ? Cứ đợi đi ... rồi sẽ thấy có người chen ngang. Chuyện thường ngày xứ mình đó mà ! Bên Pháp, nghe nói đi xem tháp Eiffel phải xếp hàng .. dài (để mua vé) dù ngòai trời có lạnh. Bên Mỹ, nghe kể ở ngã tư nếu không có đèn giao thông thì cứ tuần tự mỗi chiếc bên này qua rồi đến bên kia ...! Có thiệt người ta đợi, người mình không ? Đợi nhường thì chẳng chịu. Đợi mưa, đợi nắng thì ... cam ?
"Bị" đợi thì phải chịu, "tự" đợi thì không bao ... vờ !

Đời cứ ... Đợi :

Image Hosted by ImageShack.us
photo by
A Yogi

Đời hòai những đợi, mong, rồi lại đợi ... Người hòai những lăn trầm theo. Sao cứ lăn tăn đợi mãi một tin hằng chờ mong, hay rồi một điều không muốn tin được ...?

Vậy rồi, có đợi hay không ?


tPhương

Đợi ! (1)

333 magnify

(photo phuonga DL hè 2007)

Đợi !

Em bé đánh giày, chẳng đầu trần mà chân đất, trên tay em là những miếng lót đế giày thơm mùi quế. Quán ăn bên trong thì ồn ào. Còn em ngồi tựa cửa lặng lẽ chống cằm tư lự buồn hiu. Nghĩ gì hở em ? Đợi một khách qua đường cho buổi cơm tối nay được đầy chăng ? Đợi một đồng tiền lời góp nhặt cho đủ mưoi ngàn đồng trú cái lạnh của Đà lạt tối nay cho cả nhà chăng ? Sao em ngồi đó, phải em đợi ? Mệt mỏi mòn rồi chăng - một bậc thềm sẻ sàng cho chân trần được nghỉ, hay quán cơm đông khách này đã níu chân - cho em một hy vọng để đợi để mong ?


Và em ngồi đó ? Đợi !
Và tôi bước đi, ngang qua cái đợi của người nghèo. Ôi cái đợi buồn ủ kia sao mà da diết quíu chân !
Cầu cho chân nào phải xông trầm lót quế, gặp được chân trần nào ĐỢI kia !


tPhương

Bên kia sông (*)

(*) nhạc Nguyễn đức Quang (du ca Việt Nam)


<....

Vâng, tôi muốn nói nhạc của Nguyễn Ðức Quang sẽ thuộc về hiện tại và mặt đất bao lâu mà xã hội chúng ta vẫn còn những bọn lái buôn ( ở khắp nơi ), còn những em bé ngồi khóc bên vỉa hè, còn những đứa trẻ lang thang ngoài đuờng phố, không nhà cửa, không người thân; bao lâu vẫn còn quanh đây những ruồi ( nhặng ) và kên kên; ... thì nhạc Nguyễn Ðức Quang vần còn tác động trên cuộc sống chúng ta.

Hãy nghe Nguyễn Ðức Quang hát : .... >



Bên Kia Sông


http://www.ducavn.com/duca_files/PAGES/NhacDuCa/BenKiaSong_Q.mp3



"cuồng, hề say như đá
sĩ, hề say như hoa " (du ca Ban mê)
nhớ Vũng Tàu, nhớ "Lâu đài Hapbi", nhớ "Hội ngộ" ... những tình thân !



phươnga


Vũng Tàu

Vũng Tàu, 28/6/07


hội ngộ






Go to ImageShack® to Create your own Slideshow






Về đây nghe em (nhạc sĩ: Trần Quang Lộc thơ/lời: Anh Khuê)


Về đây nghe em, về đây nghe em Về đây mặc áo the, đi guốc mộc Kể chuyện tình bằng lời ca dao Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới Và về đây nghe lại tiếng nói thơ ấu khúc hát ban đầu Về đây nghe em, về đây nghe em Về đây thả ước mơ đi hát dạo Để đời đời làm giọt sương mai Để chào đời bằng lòng mới lớn Để hận thù người người lắng xuống Và tìm nhau như tìm xót xa Trong lúc lệ đã đầy vơi Này người ơi vươn cao vươn cao Đem ánh sáng hân hoan trên trời Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương Nụ cười tươi trên môi em thơ Là tiếng hát hân hoan cho đời Về đây cho nhau nụ cười tương lai Về đây nghe em, về đây nghe em Về đây đứng khóc trên sông nước này Chở lòng người trở về quê hương Chở hồn người vào dòng suối mát Chở thật thà vào lòng dối trá Và nhạc hoa xin tạ chút ơn Hạnh phúc khi đã gặp nhau (nguồn : Vietnamese music database)



tặng "anh em nhà ta"


tPhương


Môi thơm vú sữa Lò Rèn

Haru thân, ừ, miền nam ta cũng có trái cây đặc sản. Haru nhắc mới nhớ : vú sữa, mà vú sữa Lò Rèn nha. Bạn muốn ... ăn vú sữa, hay muốn ... nghe "môi thơm sữa" ? Muốn ăn, e mùa này hết dzồi (chỉ giáp tết, trong tết từ tháng 12 đến tháng 3 dương thôi). Còn nghe thì tôi xin kể về một ... Môi thơm sữa Lò Rèn ("nhà ngươi" bạn ta ơi đừng có nheo nheo mắt ! hi hi)


Môi : hấp dẫn. Thơm : càng hấp dẫn. Đúng mùi sữa Lò Rèn nữa thì ... đê mê ! Mà ngồi ở trong vườn, dưới gốc cây sữa, mơ hồ tưởng sóng sánh sông nước đưa về say ... "xưa, xưa" thì cái vị, cái hơi càng thấm !
Xưa nào vị anh hùng ghi dấu qua đây - dòng sông Rạch Gầm, Vĩnh Kim này - đánh cho tan tác 3 vạn quân Xiêm , ôi lẩy lừng tướng quân chưa từng chiến bại . Trái sữa căng hào hùng : kính dâng vua Nguyễn Huệ ! (ai nói, hihi )
Nào người xưa ai cùng quấn quít, khăn thề còn đây... Ăn nửa quả, tiếc tiếc ăn dần hay tại hương xưa thẩn thờ ... nhớ !


Bởi cách ăn mà nhớ kỳ cục ! ăn ở vườn : thiệt bình dân mà cũng đặc biệt lắm. Trọn vẹn cảm giác luôn. Ăn bằng mắt nè. Vú sữa căng tròn (sữa Lò rèn là da phải láng o bóng mượt, có chổ ửng hồng). Ăn bằng tay mân mê, bạn phải vo trái sữa (1 kí lô chỉ được cở 3 hoặc 4 trái) bằng hai bàn tay, xoay bóp từ phần cuống ra xa cho đều và mềm ... êm. Vì sao à, để ra sữa, để trái ngọt, và để tách làm bốn cái vỏ mỏng căng dễ dàng khi muốn ăn múi thịt dầy, dai, ngọt ... múp múp. Chẳng dao muổng gì khi ăn ? Bạn là dân thành thị, người nhà quê sẽ cười cười chỉ bạn cách cắn một lổ nhỏ để ... bú. Cắn ở gần cuống, dính mủ ráng chịu, ai biểu không học ... tới nơi tới chốn. Phải cắn ở phần ngược phía với cuống (đành diễn tả dài dòng chứ nói một từ, hihi, e là ... thô tục?)
Rồi chưa ? Kê miệng vào ... chụt chụt, khóai ! Ăn bằng miệng : đã với cái ngọt thanh. Ăn bằng mũi nè : hít hít mùi thơm gì ... thanh ngọt ! Xin bạn nhắm mắt cho ...


Vậy là bạn biết tại sao môi thơm sữa Lò Rèn rồi !
Hai người hôn nhau ... Hết.
Hương thơm quấn quít ... sữa Lò rèn.
Bạn tin không, mùi thơm không ... phai hết ?


tPhương
(viết với sự chưa cho phép của ... "nhà ngươi" hì hì)

Vải ơi !

Miền nam có măng cụt, chôm chôm ...; miền bắc có nhãn, vải ...
Ngày xưa trong nam khó mà thưởng thức được trái vải. Vải đặc sản ! Vải qúy, trang trọng, nên vải "tiến vua" (cây vải "tổ" ở đình xã Thùy Lâm , huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương). Rồi cây vải đại trà lên Kinh Thầy, Lục Ngạn (Bắc Giang )... lấn rừng như là thế mạnh Hải Dương để nuôi dân.

Vậy mà .... "Nước mắt vải"


Nhật ký của cô gái trồng vải thiều: "Ngày 15/6, sáng nay con cùng cha gánh vải thiều cuốc bộ năm cây số ra chợ tỉnh. Mới sáng sớm mà trời đã nắng chang chang. Giữa dòng người tấp nập chỉ có cha và con lầm lũi cuốc bộ mang trên vai gần tạ vải, lưng cha như còng thêm.

Vải càng chín rộ, càng lo!

Mẹ ốm một tháng nay phải nằm viện, con và bà cứ hằng đêm thay nhau tranh thủ về hái vải.

Đã bao giọt mồ hôi, đã bao ngày cha dầm mưa dãi nắng để vườn vải được tốt tươi. Cha con mình đã thầm nhủ cố vất vả chút ít để có tiền chữa bệnh cho mẹ. Cha gầy đi nhiều từ ngày ấy. Mắt cha sâu hơn, trũng xuống sau bao đêm thức trắng. Con chỉ mong mùa vải này bội thu!

Ra đến chợ, cơ man người bán vải như cha con mình. Không còn chỗ nào có bóng râm để đứng, cha con mình phải phơi nắng rát lưng. Bao nhiêu người qua lại, con chỉ mong sao họ dừng chân mua vải. Lòng con thắt lại khi nghĩ trên giường bệnh kia, mẹ vẫn đang mệt mỏi chờ cha con mình.

Nhưng giá vải rẻ mạt quá. Ở chính mảnh đất trồng vải này, giá vải chỉ vài trăm đồng một cân. Biết bao đôi mắt khắc khổ của người dân quê mình đã phải nheo lại cắn răng mà bán.

Trưa nắng gắt! Con đứng cùng cha dưới nắng chói chang suốt từ sáng cảm thấy choáng váng. Mà vải vẫn chưa bán hết. Con nóng ruột lo cho mẹ ở viện. Nhưng nếu không đứng bán vải, cha và con không biết sẽ lo tiền ở đâu.

Cha đứng ở góc đường còng lưng nhìn người qua lại với đôi mắt mong mỏi. Bỗng một bà khách trên chiếc xe Spacy trắng toát dừng trước mặt cha. Bà ta không xuống xe mà ngồi ngay trên xe, tay vẫn giữ ga.

Bà ta nói: “Vải nhà ông hơi nhỏ, 500 đồng ba cân tôi lấy”. Vải nhà mình ngon thế kia mà họ nói nhỏ để ép giá. Cha nói với người ta mà con thấy giọng cha nghẹn ngào: “Tôi xin chị 1.000 đồng. Chứ 500 đồng thì khổ chúng tôi quá!”.

Bà ta vẫn dứt khoát chỉ mua với giá 500 đồng. Mắt cha đỏ hoe, đành để 3 cân vải vào túi đưa cho bà ta. Chiếc xe máy rồ ga nhả khói vào mặt cha con mình. Cha ngồi sụp xuống bên gánh vải, đấm tay xuống đường. Bàn tay rơm rớm máu. Chưa một lần nào con nhìn thấy cha khóc. Chưa lần nào trong đời con thấy sao những người nông dân như cha con mình lại khổ thế.

Giữa trưa nắng gắt, con và cha lại về. Cuối cùng gánh vải đã hết. Trên vai con không nặng vì vải nữa mà trĩu nặng bởi nước mắt và bàn tay rớm máu của cha. (xem tiếp)



Mùa vải rộ, chín thúc trong chỉ đôi mươi ngày. Ai ? Có ai se thắt lòng để lo , để tính với người dân cần lao vẫn cứ ... lao đao ... vải ...?

tPhương

Con thuyền không bến (*)


(*) Đặng thế Phong - Tài hoa bạc mệnh (1918 -1942)



Trăm năm trong cõi người ta

Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau


(Nguyễn Du)



...


Không biết có phải là tại thần giao cách cảm hay không mà một hôm, nhạc sĩ Bùi Công Kỳ đột nhiên từ Hà Nội về Nam Định thăm Đặng Thế Phong lại vừa đúng lúc Đặng Thế Phong sắp lìa đời. Trên giường bệnh, phút lâm chung, không nói gì được với nhau, Bùi Công Kỳ ôm đàn hát cho Đặng Thế Phong nghe một lần chót bài Giọt Mưa Thu. Giọng hát Bùi Công Kỳ vừa dứt thì mọi người nhìn thấy Đặng Thế Phong mở cặp mắt nhìn như ngỏ lời chào vĩnh biệt rồi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng.


Một vì sao Bắc Đẩu của làng nhạc Việt Nam, vừa ló dạng trên bầu trời đã vụt tắt gây niềm xúc động mãnh liệt và niềm thương tiếc vô bờ trong lòng mọi người ! Trong tang lễ, nam nữ thanh niên của thành Nam đã lũ lượt kéo nhau đi , chật cả phố phường để tiễn đưa Đặng nhạc sĩ đến nơi an nghỉ cuối cùng với rất nhiều cặp mắt rưng rưng lệ ! Cô Tuyết xin phép và được cả hai gia đình cho, mặc đại tang, đúng như một người vợ trong tang lễ chồng, thật là cảm động.


Năm 1960, tại Phú Nhuận, tôi được tiếp một thiếu phụ chưa hề quen biết. Sau lời chào hỏi, bà tự giới thiệu tên là Tuyết, người Nam Định, di cư vào Nam hiện ở Ban Mê Thuộc. Nhân lần vô tình đọc trên báo Tự Do, thấy quảng cáo trước cuốn Nhạc Sĩ Danh Tiếng Hiện Đại (tập II) của tôi sắp xuất bản, viết về năm nhạc sĩ trong đó có Đặng Thế Phong, nên bà về gặp tôi để xin tôi cho bà mượn hình của cố nhạc sĩ, chụp lại để về thờ. Trước kia, bà đã có nhưng lúc sắp di cư tấm ảnh đó bị thất lạc, kiếm mãi không sao thấy. Tôi vội lấy ảnh đưa ngay. Cậu cháu đi theo bà mang ngay ra tiệm hình ở đầu hẻm chụp gấp lấy ngay, xong trở vào gửi trả lại tôi. Trong lúc cậu cháu đi chụp hình, tôi có hỏi bà về chuyện tình tươi đẹp như bài thơ, trong sáng như trăng mười sáu thì bà Tuyết xác nhận những điều tôi biết là đúng và còn bổ sung cho tôi thêm ít nhiều chi tiết. Bà cũng không quên nói lên điều thắc mắc là tại sao tôi biết rõ thế ? Tôi nói thật ngay là được ông chú Nguyễn Trường Thọ cho tôi mượn ảnh, kể rành rẽ cuộc đời ái tình của Đặng Thế Phong cho tôi nghe. Bà cười và nói:


- Chú Thọ tuy là chú nhưng cùng tuổi với anh Phong, nên hai người vừa là chú cháu vừa có tính bạn bè, nên trong gia đình chỉ có chú Thọ là được anh Phong tâm sự mà thôi. Thảo nào ông biết quá rõ, quá đúng và quá đủ !


Sau lời cám ơn và trước khi ra về, bà Tuyết còn nói với tôi câu cuối cùng, đến nay đã 35 năm rồi, tôi vẫn còn nhớ :


- Cho đến ngày hôm nay, và mãi mãi về sau, tôi tôn thờ anh Phong và đời tôi luôn luôn thương nhớ anh ấy với tất cả cái gì trân trọng nhất.


Viết ra những giòng trên đây, tôi xin được phép coi là nén hương lòng, suy tôn một bậc đàn anh khả kính và khả ái. Tuy anh đã ra người thiên cổ hơn nửa thế kỷ rồi nhưng những Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu vẫn là những vì sao tinh tú sáng rực trên bầu trời ca nhạc. Thể xác anh có thể trở về hư không nhưng tinh anh vẫn còn lại muôn đời với giang sơn gấm vóc này. Cuộc đời con người ta, sinh ký, tử quy đó là luật muôn đời của tạo hoá. Nhưng khi sống cho ra sống, lúc về được qua Khải Hoàn Môn, khi cất ba tiếng khóc chào đời, mọi người hân hoan cười mừng đón ta, khi nhoẻn miệng cười để lìa đời, mọi người thương tiếc khóc ta, thế mới thật là sống, mới đáng sống ! Anh đã vĩnh viễn ra đi nhưng tất cả những thế hệ hậu sinh, dù chưa được biết anh, khi hát những bài hát bất hủ của anh để lại, đều tưởng nhớ đến anh, một thiên tài mà ta có thể nói anh là một MOZART của Việt Nam, với tất cả tấm lòng kính mến trang trọng nhất !


Nhạc sĩ Lê hòang Long - Trich từ Việtnet (xem)



(nghe Con Thuyền không Bến , với tiếng kèn Trần Mạnh Tuấn




Con Thuyền Không Bến

Sáng tác: Đặng Thế Phong - Thể hiện: Trần Mạnh Tuấn




nghe Con Thuyền Không Bến với tiếng hát Ngọc Hạ)


(many thanks to M.Chi for the pps - Phuonga)