Căn nhà gỗ
Ngôi nhà hay căn nhà, nói như thế nào cho dễ thương hơn thì tùy bạn đọc thôi.Trên đường lên Đà lạt này tôi cứ vu vơ đếm những căn nhà như vậy. Rồi hết đếm lúc nào không biềt. Tôi mõi rồi !
Chỉ còn đọng lại nổi nhớ với cái căn nhà buổi thiếu thời của tôi, anh em chúng tôi. Cũng bình dị thôi, như bao căn nhà lùn thấp bé khiêm tốn nhỏ nhoi trong dòng đời lam lũ. Có hơn chăng những căn nhà ven quốc lộ này, căn nhà anh em chúng tôi thay vì đếm xe ông đi qua bà đi lại thì lại lặng lẽ ngắm mình trong giòng kênh Nhiêu lộc. Ta nhìn ta ..xiêu vẹo .. dưới đáy nước. Có thấy mình xinh ? Không biiiết ! Có thể vì nước đen, dòng đục… cũng chả thấy gì đâu?
Tôi thấy thương thương những căn nhà nhỏ (và lùn tịt) cất bằng những mảnh ván, vá víu bằng những miếng tôn tạm bợ. Có lẽ vì tôi thấy cái kỉ niệm trong căn nhà cha mẹ mình. Có lẽ vì tôi thấy cái nghèo tội nghiệp, nhưng giàu chất… mơ? Có lẽ tôi thấy – mà người khác không thấy - chất thơ, chất …thép (chịu đựng) dù rằng nhà ván … không có lấy một tẹo bêtông ?
Bạn có thể nói là tôi …bốc phét, là …con cáo và chùm nho (ăn không được thì bảo là nho … chưa chín, ở không được căn nhà “xịn” thì nói gàn). Với tôi căn nhà bình dân - ván gỗ chứ không phải … súc gỗ - giản dị làm sao : chẳng thấy vào, chẳng thấy ra (cửa nẻo, phòng riêng gì mà vào với ra), chỉ thấy ở. Ở với nhau. (bao là tình ! vì dường như căn nhà gắn với hình bóng, người thân, không còn nữa)
Cái thơ trong căn nhà anh em tôi ở rất là …môi trường, cảm thụ được môi trường thời tiết là mưa hay là nắng, và cái già lão đông đúc của tháng năm chồng chất đi qua. Trời nắng căn nhà ván gỗ cảm được cái nắng … nung. Trời mưa căn nhà ván gỗ cảm được cái ẩm ướt sụt sùi mưa … ngấm. Bạn thấy đấy, ai bảo vách ván không có linh hồn ? Và tháng năm trôi qua, rồi ngày triều dâng bì bỏm lội, rồi ngày cạn nước ngửi mùi sình dâng, anh em tôi rồi cũng lớn ! Không còn thọc chân xuống sông cho mát. (ngày xưa còn là sông vì năm nào cũng có người chết đuối, cứ rằm tháng 7 xóm Bến Tắm Ngựa nhà tôi cúng cô hồn lớn lắm !) Không còn vớt con cá lòng tong, con cá bẩy màu, hay chỉ cho nhau nhìn những con rắn quẩy lội trong nuớc rồi lè lưỡi ! Cả cá, cả rắn có còn đâu nữa ! Cá đi về đâu, sống về đâu, “no” biết ?
Hình như l o à i v ậ t vô cùng tự trọng, không chịu sống chung với n g ư ờ i !
Và tôi buồn, đếm những căn nhà ván “lùn”, rồi mà chi ?
T.Phương (viết cho con Monday September 4, 2006)
Thơ đi với nhạc, thường là vậy. Thơ phổ nhạc ca từ đượm chất thơ và hồn thơ được tải bởi nhạc dễ quyện hơn. Vậy mà người nhạc sĩ, tôi nghĩ anh còn nghệ sĩ hơn .. nhạc sĩ, vì đã làm cái chuyện ... chưa ai làm : từ một entry - một đỏan văn nhớ, một cảm xúc vu vơ - tách cho cảm xúc thành nhạc (hay nhạc sĩ muốn cho nó thành ... thơ luôn ?). Có lẽ chỉ có thể hiểu, một cách hiểu duy nhất, phải chăng anh do bởi một tấm lòng - ngừoi nghệ sĩ - mới làm một điều LẠ vậy ?
Xin cám ơn sự đồng cảm, sự chia xẻ của tâm hồn người nghệ sĩ. tPhương
Và nếu bạn đã lắng nghe ca khúc này, chắc rằng bạn sẽ thấy, ừ nè, tôi nín thở trong nổi xúc động .. ngược về !
Cũng bởi trong entry mới đây trích đăng lại từ Tuoitre Online "Ba tôi và ngành học mơ ước" (Văn Khoa) tôi có trả lời học trò "ngành học mơ ước của thầy ?" rằng " ai cũng nợ ơn cha mẹ sinh thành. Người Á đông nghĩ về báo hiếu như một cách đáp ơn. Ở tuổi nhỏ bằng con bây giờ, nghĩ xem thầy đáp ơn bằng cách nào ? Nên bài viết của Văn Khoa làm thầy nhớ và xúc động ..."
Tưởng rằng nhạc chảy về tim !
tPhương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét