Miền nam có măng cụt, chôm chôm ...; miền bắc có nhãn, vải ...
Ngày xưa trong nam khó mà thưởng thức được trái vải. Vải đặc sản ! Vải qúy, trang trọng, nên vải "tiến vua" (cây vải "tổ" ở đình xã Thùy Lâm , huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương). Rồi cây vải đại trà lên Kinh Thầy, Lục Ngạn (Bắc Giang )... lấn rừng như là thế mạnh Hải Dương để nuôi dân.
Vậy mà .... "Nước mắt vải"
Nhật ký của cô gái trồng vải thiều: "Ngày 15/6, sáng nay con cùng cha gánh vải thiều cuốc bộ năm cây số ra chợ tỉnh. Mới sáng sớm mà trời đã nắng chang chang. Giữa dòng người tấp nập chỉ có cha và con lầm lũi cuốc bộ mang trên vai gần tạ vải, lưng cha như còng thêm.
Vải càng chín rộ, càng lo! |
Mẹ ốm một tháng nay phải nằm viện, con và bà cứ hằng đêm thay nhau tranh thủ về hái vải.
Đã bao giọt mồ hôi, đã bao ngày cha dầm mưa dãi nắng để vườn vải được tốt tươi. Cha con mình đã thầm nhủ cố vất vả chút ít để có tiền chữa bệnh cho mẹ. Cha gầy đi nhiều từ ngày ấy. Mắt cha sâu hơn, trũng xuống sau bao đêm thức trắng. Con chỉ mong mùa vải này bội thu!
Ra đến chợ, cơ man người bán vải như cha con mình. Không còn chỗ nào có bóng râm để đứng, cha con mình phải phơi nắng rát lưng. Bao nhiêu người qua lại, con chỉ mong sao họ dừng chân mua vải. Lòng con thắt lại khi nghĩ trên giường bệnh kia, mẹ vẫn đang mệt mỏi chờ cha con mình.
Nhưng giá vải rẻ mạt quá. Ở chính mảnh đất trồng vải này, giá vải chỉ vài trăm đồng một cân. Biết bao đôi mắt khắc khổ của người dân quê mình đã phải nheo lại cắn răng mà bán.
Trưa nắng gắt! Con đứng cùng cha dưới nắng chói chang suốt từ sáng cảm thấy choáng váng. Mà vải vẫn chưa bán hết. Con nóng ruột lo cho mẹ ở viện. Nhưng nếu không đứng bán vải, cha và con không biết sẽ lo tiền ở đâu.
Cha đứng ở góc đường còng lưng nhìn người qua lại với đôi mắt mong mỏi. Bỗng một bà khách trên chiếc xe Spacy trắng toát dừng trước mặt cha. Bà ta không xuống xe mà ngồi ngay trên xe, tay vẫn giữ ga.
Bà ta nói: “Vải nhà ông hơi nhỏ, 500 đồng ba cân tôi lấy”. Vải nhà mình ngon thế kia mà họ nói nhỏ để ép giá. Cha nói với người ta mà con thấy giọng cha nghẹn ngào: “Tôi xin chị 1.000 đồng. Chứ 500 đồng thì khổ chúng tôi quá!”.
Bà ta vẫn dứt khoát chỉ mua với giá 500 đồng. Mắt cha đỏ hoe, đành để 3 cân vải vào túi đưa cho bà ta. Chiếc xe máy rồ ga nhả khói vào mặt cha con mình. Cha ngồi sụp xuống bên gánh vải, đấm tay xuống đường. Bàn tay rơm rớm máu. Chưa một lần nào con nhìn thấy cha khóc. Chưa lần nào trong đời con thấy sao những người nông dân như cha con mình lại khổ thế.
Giữa trưa nắng gắt, con và cha lại về. Cuối cùng gánh vải đã hết. Trên vai con không nặng vì vải nữa mà trĩu nặng bởi nước mắt và bàn tay rớm máu của cha. (xem tiếp)
Mùa vải rộ, chín thúc trong chỉ đôi mươi ngày. Ai ? Có ai se thắt lòng để lo , để tính với người dân cần lao vẫn cứ ... lao đao ... vải ...?
tPhương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét