1. LIÊN XÔ : Tại sao Liên Xô (cũ) thất bại trong cuộc chạy đua lên Mặt trăng?
Chủ Nhật, 03/06/2007, 11:07 (GMT+7) trích Tuổi trẻ Online
TTCT - Theo Izvestia, đó là do lúc đó Liên Xô chưa chuẩn bị đầy đủ nên đã để cho Mỹ đặt chân lên Mặt trăng sớm hơn. Mặt trăng không chỉ là một vật thể trong không gian. Liên Xô nhận thức rõ điều này từ đầu thập niên 1960. Mặt trăng chính là một đấu trường chính trị. Liên Xô cũng đã thông qua chương trình chinh phục Mặt trăng.
Nguồn kinh phí cho chương trình này lớn hơn các chương trình khai hoang rất nhiều. Chương trình này được tiến hành hoàn toàn bí mật, không được đề cập trong bất kỳ tài liệu đặc biệt nào. Đến tháng 8-1989, tờ Izvestia mới lần đầu tiên tiết lộ chương trình lên Mặt trăng “thê thảm” của Liên Xô.
... Có thể đổ lỗi sự thất bại cho sự quản lý yếu kém. Tại Liên Xô, không có cơ quan nào có toàn quyền tự chủ giống như NASA của Mỹ. Đã có quá nhiều can thiệp vì lý do chính trị nơi các nhà khoa học chứ không phải từ những vấn đề thật sự. Mỗi trưởng công trình thiết kế của Liên Xô, để bảo vệ kế hoạch của mình, phải tìm được một quan chức cao cấp hậu thuẫn cho mình. Ngoài ra còn có những vấn đề thuộc cơ chế khiến khó có thể tiến đến những cách tiếp cận khoa học và công nghệ mới. NGÔ ĐƯỢC (xem đầy đủ)
2. MỸ : We choose to go to the moon
trích diễn văn Tổng thống John Fitzgerald Kennedy (JFK) đọc ở Đại học Rice - Texas (12-9-1962)
We choose to go to the moon. We choose to go to the moon in this decade and do the other things, not because they are easy, but because they are hard, because that goal will serve to organize and measure the best of our energies and skills, because that challenge is one that we are willing to accept, one we are unwilling to postpone, and one which we intend to win, and the others, too.
It is for these reasons that I regard the decision last year to shift our efforts in space from low to high gear as among the most important decisions that will be made during my incumbency in the office of the Presidency. (xem đầy đủ)
(tạm dịch) Chúng ta chọn lên mặt trăng. Chúng ta chọn lên mặt trăng trong thập niên này và làm nhiều việc khác, không phải vì những việc này dễ dàng, mà vì chúng khó khăn, vì mục tiêu đó sẽ giúp chúng ta hệ thống và đánh giá hết mức những năng lực và kỹ năng tốt đẹp của chúng ta, vì đó là một thách thức mà chúng ta sẳn lòng nhận, là một thách thức chúng ta không muốn hoãn dời, một thách thức chúng ta quyết giành thắng lợi, và vì những thách thức khác tương tự nữa.
Vì những lý do này mà tôi xem quyết định trong năm qua chuyển nổ lực chinh phục không gian của chúng ta "sang số" thấp lên cao như là một trong những quyết định quan trọng nhất trong nhiệm kỳ tại chức tổng thống của tôi.
3. Việt Nam trích Nổi khổ tâm của một ông chủ tịch huyện ( nhà thơ Trần đăng Khoa)
... Số là bạn tôi rất mê bóng đá. Điều ấy thi cũng chẳng có gì đặc biệt. Vì toàn dân mình đều mê bóng đá cả đấy thôi. Có anh cá cược đến mất cửa mất nhà. Có cậu phởn chí, rú xe máy đến toi cả tính mạng. Hoá ra dân mình còn cuồng si hơn cả dân Braxin. Ông chủ tịch huyện bạn tôi cũng vậy thôi. Nói chuyện gì rồi cuối cùng cũng lại quay về bóng đá. Ông bảo:
- Thời chiến tranh gian khổ là thế mà mình còn cho Pháp và Mỹ xơi những cú sút thủng lưới. Bây giờ hoà bình rồi, đổi mới chiến thuật rồi, chả lẽ mình lại để cái đói, cái nghèo cho xơi bàn trắng sao. Phải tích cực làm bàn. Phải biến những ý tưởng tốt đẹp của ta thành những bàn thắng vang dội.
Cứ thế, nhiều khi ông dùng toàn ngôn ngữ sân cỏ triển khai công tác hoặc phổ biến nghị quyết của huyện. Ai đi qua cũng tưởng có cuộc tường thuật bóng đá trên đài. Đến thăm Trường trung học đào tạo các cô nuôi dạy trẻ đóng trên địa bàn huyện, ông cứ đứng ngắm mãi cái bãi đá hoang ở sau trường. Rồi ông lẩm bẩm:
- Tuyệt! Chỗ này mà làm được cái sân bóng đá thì thật tuyệt vời!
Đám trợ lý gật gù tán thưởng. Nhiều người còn tỏ ra bái phục ông chủ tịch có con mắt không giống mọi người. Không hiểu sao, ông lại nhìn bãi đá ong nham nhở thành cái sân bóng đá. Thế rồi hơn ba tháng sau, ông chủ tịch huyện đột ngột nhận được giấy mời của Trường trung học nuôi dạy trẻ: Theo chỉ thị của anh, trường Trung học mẫu giáo đã xây dựng xong sân bóng. Xin trân trọng kính mời anh về cắt băng khánh thành công trình.
Quái, sao lại có chuyện kỳ cục thế nhỉ? Ông chủ tịch ngớ ra. Mình chỉ thị làm sân bóng bao giờ? Rồi ông mang máng nhớ hình như có lần, mình bông lơn một câu gì đó. Nói rồi quên. Thì ai mà lẩn mẩn nhớ hết được những câu nói bâng quơ, những lời tán nhăng tán cuội dọc đường của mình. Vậy mà cấp dưới ông lại nhớ. Ngay sau khi ông đi, kế hoạch xây dựng sân bóng đá đã được triển khai. Nhiều người băn khoăn ngờ vực: Tại sao lại xây sân bóng ở cái xó xỉnh hẻo lánh này nhỉ? Xây cho ai đá? Chả lẽ lại mấy cô nuôi dạy trẻ liễu yếu đào tơ ? Mà rồi đá cho ai xem? Móc đâu ra khán giả ở cái xó xỉnh heo hút này? Thật vô lý, khó tin. Thì đã sao? Trên đời này còn có khối điều vô lý khó tin hơn mà vẫn cứ ngang nhiên diễn ra trước mắt đó thôi. Thế là mặc lời ong tiếng ve, cái sân bóng vẫn cứ được triển khai cấp tốc. Phải hoàn thành trước kế hoạch. Mưa bão cũng làm. Đêm cũng đốt đuốc làm. Có anh cụt cả hai chân vì nổ mìn phá đá. Chủ tịch huyện buồn lắm. Nỗi buồn chẳng biết ngỏ cùng ai, ông đành trút sang đám bạn bè cùng học. Ông bạn cựu chiến binh thở dài:
- Lỗi tại cậu thôi!
- Tại sao lại tại tôi? Tôi chỉ thị bao giờ? Chỉ thị đâu? Văn bản đâu nào?
- Ở nước mình sợ nhất là những chỉ thị không có văn bản. Cậu quên mất rằng cậu là chủ tịch huyện, người đứng đầu của cả một vùng. Như thế thì cậu đâu còn là cậu nữa. Cậu khen thằng nào thì thằng ấy có thể được nâng lương được lên chức. Cậu chê ai thì người đó có thể bị mất việc, ra đứng đường. Ngay cả lời nói đùa của cậu, người ta cũng nghĩ là chỉ thị. Đó là chưa kể những cán bộ cấp dưới có thằng cứ hong hóng đón ý cậu, chiều theo ý cậu để lấy lòng cấp trên. Thế là lại khổ dân... ("Người thường gặp" - Trần đăng Khoa)
1, 2, 3 hết (là hết)
tPhương
18 tháng 8, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét