10 tháng 12, 2006
Lá thuộc bài.
photo tre chan bo- lam hoai
Lá thuộc bài.
Có "xạo" không ?
Không "xạo", có !
Giang hồ có hắc bạch lưỡng đạo. Lòng tin cũng thế, có phe có phái hẳn nhiên ! Bạn tin hay không cái tác dụng của lá thuộc bài ? Hỏi, chẳng phải là để truy tìm lai lịch của lá thuộc bài, hay vòng về qúa khứ câu chuyện cổ tích nào đã gắn cái tên rất học trò ấy làm chết tiếng một lọai cây, hay đi tìm cái chân giá trị "thật, giả" khoa học đàng hòang..., Chẳng làm gì cả, mà chỉ thử ướm một thước đo cho ... lòng tin ! Tôi đã "ngẩu hứng" hỏi học trò, hỏi giáo viên và ngùi ngùi phát hiện ra cảm giác bâng khuâng ở chính mình khi nhận được câu trả lời !
- Thầy ơi làm gì có !
- mà con có biết "lá thuộc bài" không ? Tôi hỏi gặng
- biết, ở trước phòng cô B. có 2 cây đó Thầy.
- trông nó giống như cây ... san hô ! (12A3)
- mà không có tác dụng gì đâu Thầy ui ! (nhóm học trò 11A10)
- Thầy hỏi chi vậy Thầy ? (12A3)
- để tặng các con ... (không phải là câu trách ... "móc" học trò lười nào ở đây, vì tôi vơ vẩn kỳ thi học kỳ sắp tới của chúng thôi)
- hi hi, Thầy có thì giờ học bài giùm con, chắc ăn hơn Thầy ui!
- Cô có bao giờ thấy cây nầy nở hoa ? Có bao giờ gặp học trò lén hái ... trộm ?
- (Cô B. nhìn tôi một lúc) Học trò bây giờ khác rồi anh ơi ! ?
Có lẽ tôi bị ... hẩng giò, ý tưởng định phỏng vấn là, vừa là giám thị và nhà giáo Cô sẽ xử lý ra sao khi phát hiện học trò trường mình lén trộm "lá thuộc bài", ừm ừm ...
- (Cô chủ nhiệm 11 ... ngồi gần đó, ngước lên nhìn tôi cười) Hồi em học tiểu học, em nhớ ba em chạy đi tìm, cực lắm, chạy tuốt lên nhà thờ Đức Bà hái lá thuộc bài cho em ép tập ....
Ôi chao, tôi lắng nghe, một kỉ niệm thú vị, rất rất đẹp ... mà không chắc thế hệ con tôi, học trò tôi có ... đồng cảm, chia sẽ được chăng ?
"Lá thuộc bài" "Lá thuộc bài" Tôi ngồi ngắm, đinh ninh, thì lá thuộc bài, đúng. Bỏ qua cái tên kêu như câu thần chú, như thuốc trợ lực ... an thần, nhìn càng kỹ thì càng thấy ... thuộc bài !
Này nhá trong các thứ lá có lọai lá nào chỉ đường vạch hướng như lá thuộc bài đâu ? Không phải như một phiến lá đặc kịt, mà nó xòe tay vạch lối đàng hòang. Nhìn cả một phiến lá ta như cảm giác ... tối tăm thấy rừng không rõ cây; còn nhìn lá thuộc bài xẻ nhánh ta như thấy cây chia hàng tẻ lối rõ ràng. Nhìn trang giấy kin kít chữ mà không dàn bài, không sơ đồ tóm tắt ý thì khác nào thấy đi lạc giữa rừng mù. Thấy gì mà thấy ?
Nhìn kỹ nữa đi. Học trò tôi nói cây lá giống khóm san hô xanh lục ? ý tưởng ngộ há ? Tôi nhìn một chiếc lá thôi, mỏng dẹp, y như bộ xương con cá nhỏ. Quăng bộ xương này cho ... mèo gặm thì chắc mèo cũng ... chê. Còn gì mà gặm ! (sụyt, coi như chú mèo không biết bộ xương ... thực vật, xương ... chay).Vậy đó, chữ nghĩa trong trang sách mà con gặm hết "nghĩa" rồi, trơ còn con chữ, quăng ra đi thi, bảo đảm con thuộc bài "xiềng" luôn là hẳn nhiên ! Đúng lá thuộc bài chỉ con cách học, gặm cho hết nghĩa (hiểu hết ý), cho trơ xương cho hổng chừa cái gì để mèo gặm hết (chứ Thầy không xúi con học ... trơ xương !)
Không biết học trò có thấy lá thuộc bài ép trong sách có bao giờ cũ màu ? Xanh um, mới. Thì đồ đạc ngày nào cũng tân trang có bao giờ cũ được. Ngày nào cũng cầm tập ra ôn là tân trang đó, bài thi sẽ đẹp không vì mới, mà vì ... lá thuộc bài !
Hỏi con có tin "lá thuộc bài" không, cũng giống như hỏi " con có tin có ông già Noel không ?" Nguời lớn tin có nó để tặng các con, dù thế hệ mới (khoa học)... có khác !
Còn mà con vẫn cứ nhất định nguẩy nguẩy, thì Thầy chỉ cho "lá ... học bài" Có đấy!
tPhương
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét