24 tháng 2, 2007

Đầu năm đi dạy

Câu nói quen của mọi người là "Đầu năm đi chùa" "Đầu năm đi hái lộc" "Đầu năm xông đất" "Đầu năm xuất hành", còn của "giáo chức" ? Là ... đầu năm í a đi dạy í a ... dạyiii i ui !



Image Hosted by ImageShack.usImage Hosted by ImageShack.usImage Hosted by ImageShack.us



Nghe hí mấy chập í a như vậy là bạn đọc biết rồi. Sáng nay mới mùng ... 7 tết (đã sang "mền" đâu !) cựa mình dậy khó nhọc trời-đất-ơi ! Tự hỏi "Dạy gì mà dậy !" (có giờ dạy gì không mà thức dậy!) rồi mắt nhắm mắt mở lầu bầu "Dại gì mà ...dậy" (ừ, dại dột gì mà thức sớm), úy có giờ dạy mà, chẹp chẹp nói lại " dại ... gì mà dạy" (nói vậy chứ đố dám làm, cũng vào lớp đàng hòang) thôi thì nói ... vớt "dạy gì mà ... dại" (lỗi tại nói ngọng chứ chỉ dám than là "dạy gì mà ... dạy" bởi lòng trần khóai nghỉ một lèo tuốt đến thứ hai cơ !)


Cái luyến lưu không khí Tết nhất còn hơi hám trên các gương mặt Trò nuối tiếc ... chơi. Vả. ông Thầy còn đượm nhớ "trà rượu với bạn hiền", vắt cái khăn lau bảng mà tay ... run. Ơ kìa kìa, cái khăn lau bảng khô cũng ráng oằn ra mấy giọt (?) Nước ! sic sic ! Khăn Giẻ Lau mà cũng nhớ Phấn mừng ... khóc á ? Phấn có nhớ bảng không, chắc có, gỏ chào Bảng cạch cạch ... Cái mùi trường lớp thấy xung rồi ! Tay ông Thầy cũng "khí thế" vung lên vung xuống. Giọng ông Thầy cũng mê say ôn bài ... hết tiết (10A1 đó) ! Cháy sạch giáo án thật là hùng dũng !


Này bạn, cảm giác hết tết thế nào, có như gặm que cà rem dù muốn ăn dè hay hối hả thì cà rem cũng chảy và tan ... Ăn nhanh thì thấy lạnh, ăn thưởng thức thì thấy ... ngon ngọt (blogger Dương quốc Khánh). Tôi thêm rằng, ăn xong thấy ... cái que ?



Để làm gì ? Biết là The End. Hết rồiii. Chọc tức nhỉ.


Image Hosted by ImageShack.usImage Hosted by ImageShack.usImage Hosted by ImageShack.us


Năm tới ta ăn kem ly, cứ tà tà nhâm nhi không sợ chảy mất đi ... que cà rem đâu ! (nghe đồn sẽ nghỉ Tết dài, nghỉ hè ngắn lại)


Nhớ nhé, ăn kem thì ăn kem ly đừng ăn cà rem ... que ?


Người ...xúi :





Image Hosted by ImageShack.us





tPhương


(úi, một lọat hình lấy từ Google Images mà quên chú thích source rồi ! sorry sorry !)



Chim họa mi hót

(photo AlexendraPhotos)


Chiều nay, trên truyền hình cable kênh BiBi chiếu phim hoat hình này (theo truyện cổ tích của Andersen). Xưa, tôi có đọc truyện rồi, giờ xem TV mà cái đầu cứ "cục cựa" chiếu lại theo cái thứ cảm giác ... biết hết rồi ! Thế là xem đến đâu phụ đề "nhếch mép" hiện ra đến đó ! Mới hay nụ cười mình không trọn bởi truyện cổ tích giờ nhăn nheo theo ... năm tháng rồi chăng ?


"Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý, nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay, nhẹ chân. Trong vườn Thượng uyển trồng toàn những loại hoa quý, rất kỳ lạ, những bông hoa đẹp nhất phải đeo lục lạc bằng bạc để cho du khách khi đến xem phải lưu ý. Nơi đây có chim hoạ mi cất tiếng hót mê hồn. Một anh thuyền chài nghèo khổ lòng chứa chất bao nỗi lo toan đi qua, nghe tiếng chim hót cũng phải dừng lại nghe. Anh reo lên: "Trời ơi, thánh thót biết bao". Khách tham quan từ nhiều nước trên thế giới kéo đến hoàng thành thảy đều ca ngợi hoàng cung và vườn thượng uyển ; nhưng khi nghe hoạ mi hót, họ đồng thanh reo lên: Đấy mới là điều kỳ diệu".



Phụ đề : điều kỳ diệu phải chăng là cái hồn trong tiếng hót => thổi lửa lên ta ơi !




Trở về quê hương, họ thuật lại những điều mắt thấy tai nghe. Nhiều học giả đã viết thành sách ca tụng hoàng thành, hoàng cung và vườn thượng uyển. Nhưng người ta ca tụng hoạ mi nhiều hơn cả, những thi sĩ nổi tiếng đã làm những bài thơ kiệt tác để ca ngợi con chim hoạ mi hót hay trong khu rừng bên bờ biển. Hoàng đế ngạc nhiên:

- Gì thế này? Chim hoạ mi à? Sao ta lại không biết nhỉ ? Có đúng là trong giang sơn ta ngay trong vườn của ta, lại có một con chim như thế không? Ta chưa hề nghe nói bao giờ, lạ thật!

- Vậy ngay tối nay phải đem nó đến hót cho Trẫm nghe. Thiên hạ biết đến vật báu của Trẫm mà riêng Trẫm lại không biết!

Nhưng tìm đâu? Quan Thị Lang đã leo lên khắp lầu son gác tía, qua khắp các cung điện và đường lối đi lại, gặp ai cũng hỏi, nhưng chẳng ai biết gì về chim hoạ mi cả.

- Tâu thánh thượng - Có lẽ sách đã đánh lừa độc giả, xin bệ hạ đừng tin, đây chỉ là chuyện hoang đường.

- Những sách ta xem là những sách của Hoàng đế Nhật, lẽ nào lại là chuyện bịa đặt ? Trẫm muốn được nghe chim hoạ mi hót ngay tối nay. Nếu không đưa được hoạ mi đến thì cả triều đình sẽ bị phạt. Thế là một cuộc chạy đua loạn xạ để tìm một con chim cả thiên hạ biết tiếng chỉ trừ Hoàng đế và đình thần.


Phụ đề : ai cũng biết chỉ một người không biết !


Cuối cùng họ vớ được một cô bé thị tì.

- Trời ơi! - Cô bé kêu lên - Con chim hoạ mi ! cháu biết ! Nó hót hay lắm ! Chiều nào mang cơm cho mẹ đang ốm, lúc về mỏi chân đứng nghỉ trong rừng, cháu cũng được nghe nó hót. Những lúc ấy cháu thấy sung sướng đến chảy nước mắt như khi được mẹ cháu ôm hôn vậy.


Phụ đề : khi vui nước mắt lại trào !



Cả một nửa triều đình theo con bé thị tì vào rừng. Dọc đường bỗng nghe tiếng bò rống :

- Hoạ mi đấy ! Chim gì mà lớn tiếng thế ! Hình như tôi đã được nghe ở đâu rồi !

- Không phải đâu ! Bò rống đấy !

Lúc sau lại có tiếng ì uôm của một con ễch ương ở trong ao.

- Hoạ mi đấy ! Nghe sao mà thánh thót thế ! Chưa bao giờ ta được nghe một giọng chim hót hay như thế !

- Không phải đâu ! Đấy là ếch ương !

Đi thêm một quãng, thị tì bảo mọi người:

- Hãy im lặng mà nghe! Hoạ mi đấy !


Thị tì nói và chỉ một con chim nhỏ lông xám đang đậu trên một cành cây. Quan ngạc nhiên:

- Hoạ mi đấy à ? Ta cứ tưởng nó đẹp kia chứ ? Bộ lông nó trông tầm thường quá ! Hay là trước mặt đông đủ quần thần nó sợ, tái sắc đi?

Thị tì cất tiếng gọi:

- Hoạ mi ơi ! Hoàng đế muốn nghe hoạ mi hót đấy.

- Rất vui lòng! - Hoạ mi trả lời.

Và cất tiếng hót thánh thót mê hồn.


Phụ đề : quan ở trong cung, chả trách !...


Chính giữa điện để sẵn một cành cây bằng vàng cho chim đến đậu. Văn võ bá quan tề tựu đông đủ; cả cô thị tì mới được phong chức đầu bếp, cũng được phép đến nấp nghe sau cánh cửa. Các quan đều mặc phẩm phục, chăm chú chiêm ngưỡng con chim màu xám đang líu lo trên cành vàng.

Hoạ mi hót hay đến nỗi Hoàng đế xúc động, sụt sùi, nước mắt giàn giụa. Người rất hài lòng, truyền đeo chiếc thẻ bài bằng vàng vào cổ chim để thưởng công. Nhưng hoạ mi khước từ nói:

- Được thấy những giọt nước mắt của Hoàng đế nhỏ khi nghe tôi hót là một vinh dự đối với tôi rồi. Hoạ mi lại cất tiếng hót êm đềm thấm thía. Các bà phu nhân thì thào với nhau:

- Không còn gì tuyệt bằng.

Có bà còn ngậm tí nước vào miệng, khẽ lấy giọng ro ro trong cổ bắt chước tiếng chim. Trong bụng nghĩ cứ làm như thế giọng các bà sẽ biến thành giọng hoạ mi.

Ngay cả những người khách khó tính nhất cũng nhiệt liệt ca ngợi giọng hót của hoạ mi.

Hoàng đế truyền ban cho hoạ mi một chiếc lồng sơn son treo trong cung, chim được phép ra ngoài mỗi ngày hai lần mỗi đêm một lần. Mỗi khi ra ngoài chim được mười hai quan hầu đi theo, mỗi người nâng một sợi tơ buộc vào chân chim. Kiểu du ngoạn như vậy, hoạ mi chẳng thích thú gì.

Cả kinh thành náo nức về con chim. Ai đẻ con cũng muốn đặt tên là hoạ mi, kể cả những đứa có giọng khàn khàn
.



Phụ đề : ... ông Thầy cũng nên ngậm ... nước muối, khò khò cổ họng !


Một hôm Hoàng đế nhận được một gói gửi đến bên ngài đề hai chữ "Hoạ mi". Hoàng đế mở gói, bụng nghĩ chắc lại là một quyển sách nói về chim Hoạ mi. Nhưng không phải. Trong gói lại là một con hoạ mi nhân tạo, giống hệt con hoạ mi thật, mình dát đầy kim cương, ngọc xanh ngọc đỏ. Hễ vặn máy chim lại hót lên như hoạ mi thật, cái đuôi vẫy vẫy óng ánh sợi vàng sợi bạc. Cổ chim hoạ mi đeo một cái vòng, trên khắc dòng chữ : "Tôi là hoạ mi của Hoàng đế Nhật Bản, tôi chưa sánh được với Hoạ mi của hoàng đế Trung Hoa".

Triều thần có người bàn cho hai con chim cùng hót, để được nghe một bản song ca của hai con chim hoạ mi tuyệt diệu. Người ta đã thử nhưng không được, vì con chim hoạ mi thật hót một kiểu riêng của nó, còn hoạ mi giả cứ hót theo nhịp ba. Quan chưởng nhạc đã biện hộ cho hoạ mi máy nói rằng nó hót không sai đâu, rất đúng nhịp, quan cũng thường dạy trên lớp như thế.

Nghe quan chưởng nhạc nói vậy, người ta bèn cho chim giả hót một mình. Nó hót rất hay, chẳng kém gì chim thật, lại đẹp nữa, lúc nó hót cứ lóng lánh như nạm kim cương.

Nó có thể hót thông luôn một lúc ba mươi lần mà vẫn hay. Trong lúc mọi người mải mê nghe chim giả hót thì chim thật đã bay. Cũng có người an ủi như vậy còn là may vì còn giữ được con hay nhất. Thế là chim giả lại phải hót, có một bài mà nó cứ hót đi hót lại đến mấy chục lần.

Quan chưởng nhạc hết lời ca tụng chim máy, quan quả quyết nó hơn hẳn chim thật, không chỉ vì nó có bộ lông đẹp mà chính vì tài nghệ của nó.

- Muôn tâu bệ hạ, với con chim thật chẳng ai biết được nó sẽ hót bài gì; nhưng với con chim máy thì các bài hót được sắp xếp theo một trật tự nhất định, cứ mở máy các bài sẽ lần lượt hót lên. Mọi người tán thành ý kiến của quan chưởng nhạc.
Quang chưởng nhạc viết một pho sách mười lăm chương ca tụng chim hoạ mi máy, lời lẽ uyên bác cao siêu. Ai đọc bộ sách ấy cũng gật gù tỏ ra thông hiểu để khỏi mang tiếng dốt nát.

Sau một năm, cả nước đều thuộc lòng những bài do chim máy hót. Người ta có thể đồng ca với chim. Rõ thật là hay!




Phụ đề : rõ thật hay !





Nhưng một hôm, chim máy đang hót cho Hoàng đế nghe thì bỗng có tiêng kêu đánh xạch trong bụng chim. Dường như có cái gì bị gẫy, các bánh xe quay loạn xạ nghe xoàn xoạt, rồi chim ngừng hót. Hoàng đế truyền gọi quan ngự y đến bắt mạch chữa cho chim. Nhưng quan ngự y từ chối vì không thuộc chuyên môn của người. Triều đình phải cho gọi một thợ chữa đồng hồ đến. Anh thợ đồng hồ tháo tung cỗ máy xem xét nói rằng các bánh xe mòn nhiều, không có đồ thay; chỉ có thể lắp lại dùng tạm.Tiếng chim máy hót bây giờ nghe rèn rẹt, nhưng quan chưởng nhạc vẫn khăng khăng rằng tiếng chim máy hót vẫn du dương như trước.

Năm năm sau, nhân dân trong nước nghe một tin dữ. Hoàng đế muôn vàn kính yêu của họ lâm bệnh nặng. Hoàng đế đáng thương đang hấp hối, người chỉ còn thoi thóp thở.

Thần chết đã lột mũ miện của người, một tay cầm xạ kích một tay cầm hoàng kỳ. Đó là công đức và tội lỗi của Hoàng đế hiện về trong khi thần chết đè nặng lên trái tim người.


Phụ đề : đố gì tồn tại với thời gian, tiếng còn thôi ?


Image Hosted by ImageShack.us

(photo Schatz)


Giữa lúc đó, từ ngoài cửa sổ nổi lên tiếng hót tuyệt vời. Chim hoạ mi bé nhỏ đã từ rừng xanh bay về đậu trên cành cây ngoài vườn. Nghe tin Hoàng đế ốm nặng, chim đã bay về mang lại cho người nguồn sinh lực bằng tiếng hót của mình.

Tiếng hót của hoạ mi vang lên, bóng ma tan dần, máu lại lưu thông trong huyết quản của nhà vua. Thần chết cũng phải lặng đi trước tiếng hót của hoạ mi, rồi lại khuyến khích:

- Cứ hót đi! Hoạ mi! Cứ hót đi!

- Được! nhưng phải trao lại kiếm vàng và mũ miện cho Hoàng đế!

Sau mỗi bài hót của chim, thần chết lại trao trả một bảo vật. Chim tiếp tục hót, ca ngợi cảnh thanh bình nơi nghĩa trang đầy hoa thơm, cỏ lạ. Thần chết không cầm nỗi lòng mong muốn trở lại khu vườn của mình, đã hoá thành một đám mấy trắng bay qua cửa sổ và biến mất.

- Những giọt nước mắt nhà vua nhỏ lần đầu tiên nghe chim hót, chim không bao giờ quên cảnh tượng ấy, không có vàng bạc châu báu nào quý giá bằng. Rồi hoạ mi lại hót, hoàng đế lại thiếp đi trong giấc ngủ hồi sinh êm đềm.


Phụ đề : VL 10 có lực và phản lực (MỘT CẶP)


=> một chân tình - không bao giờ lẻ loi, vì sẽ luôn là -



cặp chân tình !





tPhương (theo sách Vật lý nói vậy ... đó)


18 tháng 2, 2007

Thư pháp

Chữ nghĩa

chữ nghĩa



không phải chữ Nghĩa mà là chữ nghĩa





học (con) chữ là học (cái) nghĩa ? vậy là chữ-nghĩa : nghĩa chữ ? chữ nghĩa ?





xem tranh thư pháp, gặp 2 chữ viết rất hay, mời bạn "theo hình ta ... đọc" nhé :



Image


"dễ dàng ta thấy" đọc là

BÁC ÁI (lê vũ - nguồn : www.honchuviet.com)



Image



"ta thấy dễ dàng" đọc là

TỪ BI (lê vũ - nguồn : www.honchuviet.com)





Image



đọc là ... lẽ đương nhiên ! (không nháy nháy)





chữ cuối ?

Image



đọc là .... ? (không phụ đề )









tPhương (không ... biết đọc !hihi)

Tranh "in" Thơ, Tết mà !

2 in 1, Tranh in (ấn) Thơ, Thơ "in" (trong) Tranh

Tranh Tết / Thơ Tết / Đối Tết ...

lẩm cẩm rị mọ ... đúc kết, rồi xong "tácphẩm", mà đưa lên blog không chạy !

Thôi cảm phiền qua
"homepage" vậy nhá, gọi là vui xuân dạo bước ... lòng vòng vậy mà ! (hoặc bấm ... ở đây nè ?)



tPhương,

à, phải kèm bài thơ Cội nguồn ngay trang này, vì khổ Tranh nhỏ, tứ Thơ dài (mất câu cuối), kẻo bạn đeo mấy cái kiếng cũng ... không đọc được, lại trách !


Chiều tết ba mươi chải đầu mang guốc

Mỗi năm ba tôi làm việc ấy một lần

Vài sợi pha sương, da dầy hơn đất

Cần gì lược chải đầu, cần gì guốc cho chân.












Bước mạnh, nói to, mỗi năm có một lần

Ba nhẹ gót lầm rầm khấn vái

Tôi khép nép nhìn người đứng lạy

Cảm thấy mình sợ hãi trước tổ tiên.












Ôi cái điều thiêng liêng

Tôi cứ ngỡ không còn trong tôi nữa

Cuộc sống quay nổi chìm lành vỡ

Tưởng đời ta như ngọn gió không nguồn.









Chiều ba mươi này bất chợt khói hương

Mùi nhắc nhở cội nguồn…

Tôi khóc!

Giọt nước mắt tan mát vào nền đất

Ba tôi cúng xong rồi


bỏ guốc


vuốt tay trơn


(thơ Thu Nguyệt)


lu ơi, bạn nè !

"Ọap, ọap, ọap !" ? Đố là con gì kêu ? Chó thì "gâu gâu", mèo "meo meo",chuột "chút chít", gà "cục tác", vịt "cạp cạp"... Năm con heo thì con lợn "ủn ỉn" chứ sao lại "ọap, ọap"?


Lúc còn nhỏ, hạnh phúc là được phép thức khuya "nghe" giao thừa. Nghe tiếng pháo, chứ có pháo bông, đèn hoa laser, tivi đầu DvD ... gì "chơi" đâu ! Tôi nằm im, lắng nghe tiếng người lớn nói chuyện trong đêm giao thừa mà thấy sướng, thanh bình êm ả. Chuyện gì nghe cũng lạ, háo chuyện lắm lắm, cứ muốn nghe hòai. (8x 9x thì biết khối chuyện, năng động lắm, có cần nghe gì chuyện ... thời xưa, chúng tót lên mạng, 8 với nhau thôi) Tiếng ba má tôi nói chuyện với nhau trong đêm giao thừa nhắc nhau lắng nghe, chờ nghe tiếng kêu của con vật đầu năm mà "bói"năm mới sẽ ra sao. Hay thiệt ! Tôi cũng hồi hợp theo ba má. Từ sau giao thừa phài chờ đến lúc có con vật nào lên tiếng rồi mới ngủ. Ba má tôi mong con nào lên tiếng ngay sau giao thừa và ước con nào câm (chắc phải lầm rầm năn nỉ ?) y như xông đất vậy đó ? Tôi không biết gì, nhưng thật tình là tôi cũng rất hối hợp chờ, đúng ra không phải chờ nghe tiếng con gì reo (biết con gì là hên là xui mà khấn !), mà chờ tiếng ba tôi. Ba vỗ tay cái đốp, là mừng, mà ổng chép miệng, là biết, tôi cũng rầu theo ...


Năm nay, đêm giao thừa nghe tiếng "oạp ọap" giật mình, nhớ, nhớ, nhớ ... Ba ơi ! Hên, Xui, chuyện trời đất đất trời tính ! cũng chẳng còn màng ! còn đâu cái mừng nghe tiếng vỗ tay đốp một tiếng trúng, gọn bâng của ông già !


"ọap, ọap" con cóc kêu đó. Bạn bảo nhà thành phố mà có cóc ?... "cóc có !" / cóc ... có đấy !Bạn xem hình ở đây vậy. Nó núp ở gầm table de nuit. Ai đi qua nó " ọap ọap". Ai đi lại, nó cũng "ọap ọap" luôn. Đó là con cóc tôi được ông anh tặng, mới gửi từ ... bên Pháp về. Cóc đồ chơi, chẳng phải cóc tía nhưng cũng là CẬU ÔNG TRỜI đấy - có ca dao đàng hòang. Đầu nó có gắn "tế bào quang điện". Ánh sáng trước mặt cóc sẽ tác động lên cái loa "ọap, ọap". Bạn đi qua đi lại, hay tắt đèn bật đèn (thay đổi ánh sáng) đều được nghe cóc ta lên tiếng "ọap ọap" - thanh âm của bầu trời tự nhiên. Nhà có nuôi con ... cóc máy (như bạn trẻ nuôi "gà ảo") để một trời thiên nhiên ọap ọap, như chào đến nhà chơi, bạn là khách lọai A đấy !


Vợ chồng tôi nằm nghe tiếng "ọap ọap" hòai trong đêm khuya ? Cóc cậu ông trời hử hử ?? Cậu ông trời này rối lọan ... tiền đình (ờ rối lọan chức năng), có ai đâu mà réo rắc mời gọi ! Tôi bước ra xem. A, cu Lu nhà tôi (chú cún) đi qua, nghe, dừng lại, nghe, đi lại, lại nghe, lại dừng kiếm ... Nhìn tức cừơi lắm. Tôi chỉ vợ tôi xem. Coi cái bộ dạng ngạc nhiên của cu Lu không thể nhịn cười được. "gâu gâu" (chào bạn - tôi dịch ... đại) Lu ta nằm thụp xuống, thì "ọap ọap" (chào bạn - ngôn ngữ quốc tế đấy, ơ kìa kìa NGƯỜI TA gặp nhau cứ "gâu gâu" "ọap ọap" là ... chào đúng không ?) Lu nằm im ngắm nghía bạn mình.


Tôi yên tâm đi ngủ. Mà câu chuyện mục kích chưa chịu dứt, "ọap ọap" tiếp ? Tôi đi ngủ, nhà không có khách, rõ ràng Lu nằm yên rồi mà ? Lại trở mình dậy. Đây, đọan kết theo tôi rất tội nghiệp: Lu nhà tôi nằm yên ngắm bạn mình mà cái đuôi cứ lắc lắc, vẩy mừng. Trời, hóa ra bấy lâu nay tôi nuôi chú cún alone không bầu bạn !


Từ nay Lu có ... cóc rồi , cóc ngồi cóc liếng trong nhà líu lo ...


tôi cam đoan dịch đúng 100%, ký tên



tPhương


14 tháng 2, 2007

Trúc ơi, Tết rồi ! (thơ Bùi Chí Vinh)

T



Trúc ơi, Tết đến !



Chỉ vì em là Trúc




Nên anh ngồi tri hô



Tình yêu anh sẽ mọc



Một chồi măng khổng lồ





Anh có một tỉ thơ



Về chồi măng tưởng tượng



Cũng như cây trúc kia



Có cái nhìn phát ớn





Cái nhìn em không bán



Chồi măng em không mua



Nên anh hoài lãng mạn



Để kể rằng: "ngày xưa ....."





Ngày xưa em là Trúc



Anh là chiếc cần câu



Người ta đi câu cá



Còn anh câu ngọt ngào





Câu cá thì ra ao



Câu ngọt ngào ra phố



Câu cá sợ cá ươn



Câu tình e tình vỡ





Lì xì năm mới nhé



Cây trúc mọc ngoài hè



Mong manh và nhỏ bé



Đủ chết đời cây tre !



(thơ Bùi Chí Vinh)





tPhương nghe như "hương tình yêu + sắc Tết" ?

ừ, thì gửi tặng những người đang xuân còn xuân ...





(tranh Phạm Kiên Giang : A Couple of Dragonfly)

Tiếng đàn bầu ở ngả tư thành phố (thơ Thu Nguyệt)



“Đàn bầu ai khảy nấy nghe…”


Tôi nghe người khảy mà se thắt lòng!





Giữa đường phố chật người đông


Tiếng đàn vuốt một khoảng không lạ lùng.





Đỏ xanh đèn hiệu xoay vòng


Chen nhau xuôi ngược người không thấy người(!)


Giọt đàn không có chỗ rơi


Duyên gì rớt thấm vào tôi ngọt ngào.





Mấy đồng vơi được nỗi đau?


Tôi nghe miễn phí một câu chạnh lòng!





Đàn bầu ơi có biết không


Một dây mà buốt muôn dòng âm thanh.





(thơ Thu Nguyệt)


(tranh Trương Đình Hào Summer Gone on 2003)


Mấy đồng vơi được nổi đau

tôi nghe miễn phí một câu chạnh lòng ...


Mấy đồng vơi được nổi đau

tôi nghe miễn phí một câu chạnh lòng ...


Mấy đồng vơi được nổi đau ...


vô vàn cảm ơn nhà thơ Thu Nguyệt,

nói với học trò tôi tPhương

Hai dấu hỏi ??


... đi tìm bao lâu đã quen nhau được đâu

vạn ngày bên nhau chắc yêu nhau được đâu .
.. (?)(thơ Chu Trầm Nguyên Minh)


em ngồi trong mộng ngó ra

cười duyên dáng hỏi anh là người mô ?
(thơ Mường Mán)


Hai dấu hỏi đó : trích thơ. Hai dấu hỏi : học trò (Sói Béo) hỏi Valentine của Thầy và Thầy cũng hỏi lại nè : "cặp" dấu hỏi (?), đố là sắp hàng đứng ngược xuôi, nằm ngồi thế nào cho đẹp ?


Đây này một truyện tình (như những love stories), đọc xong trả lời liền nha :


"... Ha, bây giờ anh mới biết anh là nước biển, thì sáng nay em đã gọi nước biển đùng đùng. Anh mà là nước biển ? Để làm gì ơi à ? để "đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình" (thơ Nguyên Sa). Ông Nguyên Sa ơi, câu thơ tác đôm đốp vào ... mặt tôi. Lỗi tôi mà nước mắt ... cá "Xấu" chảy.Tại tôi mà mắt cá ươn ! Sợ đôi mắt cá ươn, sợ luôn thơ Ông ! Nên tôi "thèm" làm ... nước biển ?


"Thèm" (thích) hay "thèm vào" (bỉu môi) ? Thà tự làm mình ướt nhẹp bằng nước biển (chuộc lỗi)để ướp cá khỏi ươn còn hơn mình khô mốc mà ... sình chướng ! Tội qúa, mắt cá ươn nhiều thì hồng thủy đại hồng thủy dám ... chết đuối mất ! Ô hô ! Nhưng anh cũng chẳng thèm làm nước biển mặn mòi (hay mặn chát ?) chứa đầy cá mập giảy đùng đùng, quẩy ruột vẩy đuôi làm đau điếng bụng. Anh "quạu" nhưng đâu có "chằng" ? Mặt đùng đùng, nhưng bụng chứa ... "mỹ nhân ngư". Ai soi bóng nước (biển) mà ... tĩnh tâm thì sẽ thấy ! Ai "iêu" thì ... mới thấy !"


Anh = Tôi đó. Người ta nói, iêu nhau là cùng nhìn về một hướng (trình độ, sở thích, lí tưởng, tâm hồn ...) Còn tôi nói :


a) Giả vờ có cặp dấu hỏi (giống nhau như thế này ? này ?), nhìn cùng hướng là phải đứng trước đứng sau (??)... vờ vịt phải lòng nhau thôi.

b) Giả bộ cặp dấu hỏi, hỏi trước quay đầu cụng hỏi sau (có cùng hướng đâu nào), đầu cụng đầu ghép thành hình trái tim

c) Giả thiết cặp dấu hỏi, hỏi trước chổng đầu lộn chân ghép vào hỏi sau (không có sắp hàng trước sau gì đấy) thành hình khóa Sol - thành nốt nhạc rồi thì ... còn chuyện gì để kể ?


Hì hì, trò thích cặp dấu hỏi nào "giả vờ" "giả bộ' "giả thiết" (không phải giả thuyết) vote đi, tPhương "xủ" cho một qủe (free) :



tPhương (biết_hết_biết)

(viết cho ngày valen... teen)


09 tháng 2, 2007

Người đàn ông có đuôi.

Đó là người ... quyền lực, người lãnh đạo ? Lãnh đạo thì cứ gì phải đàn ông ! Vậy nói bỏ qua cho, nam nữ bình quyền thì người đàn bà có ... đuôi ? được chăng ? Cái quyền lực nằm ở đâu nhỉ ? Quan thì có dân. Thầy thì có trò. Cô cậu nào đào hoa thì có ... cái đuôi dài dài. Hình như quyền lực nằm ở vế đầu, đâu phải ở ... đuôi ? hay "lộn" xuống đuôi rồi ?


Là vầy, ngày xưa Thầy dạy lớp nhì (lớp 4 tiểu học) rất thương tôi. Mà tôi cũng thương Thầy nữa. Thầy già lắm, đến trường bằng xe búyt vàng , xuống trạm ở ngay cổng trường. Tôi "chực" chờ sẳn ngay cổng rồi ! Khoanh tay chào Thầy vừa khi Thầy từ bậc xe chưa kịp bước xuống. Thầy gật đầu, thế là đưa nón, đưa cặp cho tôi mang vào phòng hiệu trưởng cất. Đám bạn tôi chắc ... thèm lắm, rình thầy hình như từ lúc Thầy ... mới lên xe búyt ! Chúng đến trường sớm, ra cổng đón Thầy sớm lắm. Tôi giận, nhường đấy, chẳng thèm đón Thầy nữa, đứng chơi lẩn quẩn trong sân thôi (mà cặp mắt cứ bồn chồn láo liên ra ngòai cổng). Thầy vừa xuống xe cả bọn ào ra tranh Thầy! (tôi buồn tiếc, tức, lòng cứ muốn làm ngơ, nhưng vẫn ngóai lại nhìn vói ?) Hình như Thầy có vẻ hơi khựng lại, đảo nhìn chắc là tìm tôi ? Không thấy tôi, Thầy chẳng bỏ nón giao cặp cho chúng bạn cất như mọi ngày. Thấy chưa, tôi biết mà, chỉ tôi mới là người "tin cậy" của Thầy. Lúc Thầy đến gần phòng của Hiệu trưởng để cất căp nón và uống nước, bắt gặp tôi loanh quanh ở đó Thầy gọi "P, đem cất cho Thầy con". Tôi "dạ" thật lớn, ù chạy tới lẹ dẫu biết rằng từ nay nhé chắc chắn chẳng có ma nào còn dám tranh phần "vinh dự" này đâu nhé. Nhưng cũng từ lúc đó (khi không có Thầy) chúng gọi tôi là ... cái "đuôi ... Thầy" ! (và càng gầm ghè "cái đuôi" lắm lắm mỗi khi trả bài Thầy giữ bài "cái đuôi" lại, đọc cho cả lớp sửa !)


Vậy bạn thấy, "cái đuôi" có .... quyền lực gì đâu mà cứ vu vào ... ghét ? Hớ hớ, đồ... "lon ton" mà ! Ậy, xem "đuôi" thiệt nè. Trong lớp, Thầy tôi có một món đồ dùng dạy học rất là đáng nể, hiệu quả "mọi lúc, mọi khi" : Cây roi mây dài và ốm cất trên gờ bảng. (chẳng dẹp mình mập bụng như cây thước bảng đâu). Thầy có thói quen múa ... roi. Chiêu một, nhịp nhịp mặt bàn "cạch, cạch" múa rất thưa, rất đều mỗi khi giảng bài. Cứ dứt một câu, nhịp một cái (ý là tự thưởng khi xem chầu/ hát ả đào chặng ?). Lại có ông tướng nào "tám" qúa, Thầy nhịp một tràng dài gấp gấp trên mặt bàn. Còn ông tướng nào dám không thuộc bài, chiêu hai là Thầy "nhịp" thẳng vào mông ... "chóc" "chóc" mà tòan nghe tiếng xé gió của roi không thôi, có thấy chết "chóc" gì đâu ! Chiêu thứ ba, Thầy đi qua đi lại vòng vòng trong lớp, tay chắp sau lưng và nắm cây roi ... ngúc ngoắc. Y hệt cái đuôi lắc lắc ... sợ chưa sợ chưa. Cái đuôi thứ thiệt, "quyền lực" ... khiếp !


Bọn bạn tôi đem giấu cái roi ở sau lưng tấm bảng (tôi thấy đàng hòang). Giấu ... chơi, đâu phải sợ roi mà giấu ! Thầy chỉ nhịp, với ... phủi thôi, ăn thua gì ! (Thầy già mà). Hôm đó vào lớp, không có roi, hình như Thầy lúng túng loay hoay khổ sở, Thầy nhìn thóang chúng tôi vẻ u buồn lẩn khuất ... Gương mặt Thầy đăm chiêu, hình như đôi lần Thầy muốn nói gì đó, rồi ngưng ! Tôi thương Thầy tôi quá. Tội nghiệp, Bao Công mà không có "Thượng phương bảo kiếm" thì sao lấy uy ! Quan thiếu dấu đỏ sao ... đóng mộc được ! Thầy thiếu "đồ dùng dạy học" sao "nhịp nhịp"được ! Bọn bạn tôi ác quá, tôi nghiệp Thầy. Thế là thằng tôi, thu hết dũng cảm đứng lên "Thưa Thầy ..." cả lớp im phăng phắt, bao cặp mắt bạn bè theo dõi tôi, chực chờ ăn tươi nuốt sống tôi, nhìn theo tay tôi chỉ rồi há hốc ... "Thưa Thầy cái cái... chổi lông gà ..." ! Thầy tôi bật lên tiếng cười (nụ cười hiếm hoi dễ thương của người già) khi vói lấy cái cây chổi lông gà ngắn ngủn dứ dứ ra chiều ... nhịp nhịp (hổng ra tiếng). Gương mặt đăm chiêu dịu liền với nụ cười ... sảng khóai ! Cả lớp đang gầm gừ tôi, òa phá ra, cười theo ! Rồi tên bạn chạy ton ton lên bảng rút cái roi nảy giờ dấu ra ... dâng trả thầy. Thầy đi về phía tôi vẫn chắp tay sau lưng mà nhịp nhịp cái chổi lông gà, dầu ngắn vẫn y hệt ... cái đuôi.


Thầy dừng ở tôi, không nói, mà ánh mắt Thầy nhìn tôi, sáng, có chiều ... thương yêu hơn nữa !

Tôi là "cái đuôi" hay là cái "đầu ... tồ" bạn nhỉ ?


tPhương
(Kính vong hồn Thầy, giờ đi dạy con ước mình có ... đuôi,
mà "thượng phương bảo kiếm" giờ ở đâu có ... bán ?)

06 tháng 2, 2007

Biết làm gì !!!



Con chim trên trời buông tiếng kêu chíp trên cây. Ta ngẩng lên nhìn. Ánh nắng buổi chiều cũng rớt sắc, nhạt như màu kem trôn sữa vàng ngậy, mất ánh óng của màu nhớt Castrol hay Shell hay gì gì rồi ! Không còn chói mắt nữa. Trên nền xanh xuống của trời kia, vẫn nồng nàn vẻ sáng nhẹ hình ảnh một con chim hiếm hoi chao cánh, a, bầy đàn trong mơ ! Lướt trong giấc mơ, lứot trên đám mây không hình thù nhuốm màu kỳ ảo, một màu kỳ dị của Đất suy tư Trời, nắng lưu luyến trên mây, người thương người dẫu biết mây rồi sẽ ... tan, bọt bèo !

Ta ở đây. Trời nầy. Và buổi này. Và những cánh chim sẫm in trên màu trời ... kỳ dị (Đất hỏi Trời ?). Như một đám nho khô người ta vất trên một khối kem bơ tèm lem chẳng rõ hình thù, đàn chim giống in hệt ! Rắc ở đây, rắc ở kia ... từng đàn nho khô còn đâu nước mắt ! Những chấm đen còn di động, có tiếng chim non yếu qúa, vắng xa ! Chim kêu về núi tối rồi ...

Tối rồi ... Buồn chăng ? Tối rồi, ôm những giấc mơ, ôm câu chuyện cổ tích, ôm chén bún mà các em một lần được đi chợ ăn - được sống với đời ! ôm cái máy ảnh để muốn để mong rồi con sẽ theo nghề khi lớn ...

Mà có được chăng ? Tối rồi a ? thôi nào ta ơi, đứng trên cầu để nhìn xa thấy, kìa, đám mây chuyển sắc, màu ửng đỏ, rồi cam, rồi hồng ... cũng còn sót những màu vui - dẫu cho rằng mai kia mốt nọ chẳng còn một tiếng chim non mà ta tưởng với mong hãy còn, cho rằng vầng sáng xa cuối chân trời hực lên vũng nắng kiêu hãnh , úa nhưng vẫn nồng.

Có phải vị cay của ớt , vị xát của muối, vị hắt của tiêu ... chảy ra khi Mặt Trời Bé Con bị ném chìm dần theo vũng màu vàng lội khuất.

Những màu vui bị xóa đen kịt. Đen - chờ ánh đèn xua đi.

Ta ở đây. Trời này. Và buổi này. Biết làm gì ?

Những con chim non rồi sẽ dấu mặt nơi nào ?



tPhương

05 tháng 2, 2007

Bảng đen

Đó là lọai người "dễ sợ" ... thứ hai đứng chình ình trước mặt tôi. Lọai thứ nhất tôi không dám nói ... ngay (để bụng ..., nhín không nổi thì ...). Hắn ngáng con đường của tôi (này đứng lớp chẳng phải đứng ... chợ nhá, chặn họng tôi (nhìn lên hắn mà thao thao thì học trò ở dưới chắc cũng ... thao thao !) Tôi mà bước qua, hắn cũng chồm theo cản, tôi nhích tới hắn cũng gan lì đứng chắn, nào đụng cái "cộp" coi ! Nói chung là làm cái gì cũng bị cái mặt to đùng đó trừng trừng dọa nạt hay nhắc nhở ..."ông là ... ai, ơi ông thầy!" Cái mặt đen "hắc" xì ám ảnh : sáng, chiều, tối có ... tha đâu !

Thế thì, nhìn học trò thích hơn chứ ? Nhìn bọn chúng ... nhố nhố, tám tám , ta "nạt" chúng được ? Vui thì tủm tỉm chọc chúng cũng được, con ăn gì mà to như "kingkong"(12P1) , tết này con ăn nhiều nhiều cho bớt ... lùn nhé (10A1) ! Hì hì 12p1, 10A1 ... của thầy !

Có khi chúng giận ? tức ? buồn ? Dám có chiến tranh tầm cở thế chiến hay "blog chiến"chứ chẳng vừa !!! Nhưng học trò tôi ... khác người , chúng chỉ cười ... trừ (??? hi hi). Này, bảo cho con biết chuyện cổ tích (bản gốc) Vịt đen rồi thời gian bổng hóa Thiên nga. Hết tự ái chưa ? Cây đũa phép thời gian mà. Ưu ái tuổi mai, dọa nạt tuổi chiều. Thời gian như cây đũa hai đầu, đầu và cơm trôi tuồn tuột, đẩy- trôi, đầu gắp thức ăn nhin nhín nhai dần, gắp - rón. Thì xuân "xuân tới" cho người NHỎ vươn vai Phù đổng, mà cũng xuân "xuân qua" cho người LỚN cúi ... khòm lưng mõi !

Bởi vậy, cái mặt đen thui "vô cảm tính" với màu phấn trắng "kiêu sa" khinh khỉnh vào "năm một ngàn chín trăm hồi đó" cũng đã chiều rồi, chỉ làm "kẹ" số 2 thôiii.

Vậy thì cái người "kẹ" ngôi 1 là ai ?

Hắn đó, chỉ 54, 60 inches, nhỏ con mà lùn dù có đứng bệ cũng ... chừng đó thôi (ăn chừng 10 tấn gạo mà có là kingkong đâu). Hừm, trẻ măng, nhảy tung tăng hip hop đủ kiểu, xập xòe màu sắc power point, hí hó rap giật giật, lướt web vi vu ... Úi chà, cây đũa "le temp modern" !

Ông Thầy mất vai ..."kép độc", nên trô trố nhìn bảng mới (TV), nổi sợ (giáo án) giờ càng kinh hãi hơn ! Ô là là ông ...


tPhương

03 tháng 2, 2007

Chợt



(màu nước phuonga)


Vẫn câu chuyện "Tôi_Người" theo "lộ trình" Ta_Tôi, Tôi_Người, Ngươi_Ta ... một vòng "tuần hòan" (cho có ... physics tính !) Ý định tôi viết sẽ là thế đấy. Khi nào bạn chán, hoặc tôi chán sẽ "xù" ... đẹp cái ca khúc "liên hòan" này vậy!


Người ơi người ở ... đừng về, câu dân ca quan họ Bắc Ninh đâu chỉ bịn rịn vẻ trữ tình, mà còn đằm thắm vẻ luyến tiếc sao đâu ! Cảm giác lưu luyến lẩn quất bên chân sau khi đọc xong truyện ngắn "Ký Ức" của Trần thị Hòang Anh (bên trang web của nhà thơ Thu Nguyệt) vẫn cứ ngùi ngùi ! Gọi là chia sẽ với những người se se thương nhớ Tết này đi viếng mẹ cha nén nhang lạy, nén thương lại bùng nhớ : một đường link thiêng , tảo mộ !


Nếu bạn buồn qúa, tôi xin lổi đền bù bằng câu chuyện tình yêu " Nếu bỗng ta chán nhau" (tác giả ? trang web loveland-petalia). Xin trở lại trang homepage của tôi hay bấm vào đây. Chưa xong, mời bạn dò đến mục Đọc Truyện, rồi mới đến "Nếu bỗng ...". Ờ, cách đọc truyện nó phải ... vậy đó ! theo kiểu trong bụng búp bê sẽ là búp bê, rồi là búp bê ... nhỏ nữa v.v...!


Nếu bỗng ... không thèm mở ? (lằng nhằng quá)


tPhương ui (1), tPhuong (2),


tPhương (3))

... đơn giản thôi mà !



Câu chuyện Tôi _ Người kỳ này dẫn chúng ta đến với blog của một anh bạn Tây (le blog d'Andre, trên mạng) nhé "Người bình thường, làm khác thường ..."


Andre kể lại một chuyện thấy trong mục tin tức trên Đài truyền hình NHK của Nhật : một người trẻ chưa tới 20 tự nguyện dành một ít thì giờ mỗi sáng "làm vệ sinh" khu vực ga TOKYO's Shinjuku. Trả lời với phóng viên về "động cơ" của việc làm này, bạn ta nói " đơn giản chỉ là làm gì đó cho khu vực này sạch và mọi người thấy thỏai mái thôi". Anh chàng cũng tỏ ra rât hài lòng khi xong xuôi công việc.


Bạn nghỉ gì về chàng trai trẻ này ? một người ... rỗi hơi ? một người .... chơi nổi ? một người ... khác thường làm một việc hết sức ... bình thường ? một người bình thường làm việc ... khác thường ? Tin này làm tôi nhớ đến bản tin về "Hug free"(ôm nhau đi !). Các bạn trẻ mang "thông điệp" đem những "tín hiệu" vui đến, theo cách rất trẻ không ngần ngại, không ngượng ngùng, và thật là bản lãnh khi đối mặt với bao cặp mắt thế gian !


Bạn hãy đọc tiếp câu chuyện (bên trên). Người quanh khu vực ga ngạc nhiên, bối rối, ngượng ngùng ..., đứng nhìn, rồi một người, rồi nhiều người xúm vào làm cái công việc "đổ rác" không công đó. Không có dụng cụ thì người ta kiếm việc bằng cách bóc đi những nhãn giấy trên các chai hộp vất trong thùng rác, để sẳn thủy tinh riệng, giấy riệng cho tiện việc tái chế ! Bạn tưởng tượng thêm nhá : Đó là xứ Nhật (cũng văn hóa Á Đông như ta), liệu chuyện này có xảy ra ở xứ ta (4000 năm văn hiến) không ? và nếu như anh chàng dễ thương ... "vô tư" ĐƠN LẺ như thế đó xuất hiện Ở SÂN TRƯỜNG ta, thì ai - trong chúng ta - là người "xề" xuống, kiếm cây chổi, ky hốt rác ... mà xắn tay cùng ?


tPhương.



bạn ơi, dọc đường lở bước ... đến đây, vui lòng phết cho một "vote" (xin nhờ, xin nhờ, đừng hẹn ... kiếp sau !). Cám ơn nhiều nhiều !

entry for Feb, 01


(photo yahoo)


Ta với tôi, rồi

Tôi với người, cũng phải đi "giao lưu" thế giới chứ !

Người híp mắt cười, người chu chu mỏ, ngừơi vổ bụng bình bịch, người chả thèm nói ... Thế thì tôi viết vậy, gửi email nhá nguoi@yahoo.com, nguoi@gmail.com , nguoi@hotmail.com ... Bạn hỏi sao nhiều vậy, thì người thân kẻ sơ, người thầy kẻ trò, người anh kẻ em, người "văn" (male) kẻ ..."thị" (female), phải nhiều chứ !


Người thân nhờ (huyền) ! Vì ngừoi không thèm nói chuyện với ... "ai" nên tôi phải viết. Để cám ơn người đầu tiên dạy cho tôi biết ước ao, biết chờ mong, biết hy vọng, biết mừng reo ... Người quan trọng với tôi biết dường nào. Thế giới sẽ không có đường chân trời nếu không có hy vọng, có chờ mong. Chỉ người mới hiểu giấc mơ của tôi, như chỉ bụng mới hiểu bia đi đâu về đâu ! Chỉ tôi mới biết người vơi đầy, như chỉ bia mới biết bụng mênh mông chừng nào ! Những ngày ... không gặp người, tôi tấm tức mà thương, mà tiếc ! Gặp người một cái, vổ một cái thật thân mà thương nào !


Người thân nhờ !Ta quen nhau bao lâu nhỉ ? Từ thời đồ đồng nát, đất nung ? Từ tôi trong bụng mẹ, từ người trong tay cha. Lâu hỉ ? Nhắm mắt vẫn còn thấy ! Làm sao tả hết được cái dáng tròn xinh của người, xinh xắn ơi là xinh xắn ! Còn đi đứng nằm ngồi thì, ôi chao, dáng ... khỏi biết !( tắc lưỡi !) Lại cười híp mắt nữa rồi ? Tôi ngắm người không chán mắt. Lại chu mỏ ! (thói quen cũng ... dễ thương há ?). Tôi cứ khen, người cứ cười mà nghe ! Tôi lắc lắc vai người, này nghe nhé, nghe nữa nhé ...


Nhớ người nhớ (sắc) :


Một người mang đi hết
Bao nhiêu là thông minh
Chẳng còn ai hóm hỉnh
Ai cũng đều nhạt tênh
(Một người - Phan thị Thanh Nhàn)


Email này bị server báo lỗi, trả về ! Thì đành post ở đây cho bạn đọc ... giùm vậy ! Người dạy tôi bài học đầu tiên biết nhóm hy vọng thiết tha, biết mong chờ háo hức, biết đếm nôn nao đếm cần cù, biết thế nào là con số ... giá trị, biết "gầy" kế họach ... nhỏ (hay kế họach ... 5 năm 10 năm !), ôi "người hẹn cùng tôi đến bên ... quán sách" ... chú heo đất ! Đúng, đừng cải cọ, nghe nào :


Xỏang ! Bao nhiêu tiền đồng, tiền xu nứt bụng chui ra ... Thật là "hào sảng" nghe tiếng lăn tự do mà khóai. Tiếng bạc "kên" chui gầm gường ... Bỏ, kể bỏ không thèm chui lượm. Đếm xu, hào"năm, mười, mười lăm ..." mà nghe như bé con tôi được triệu triệu tỷ tỷ phú phú ! Còn tôi người lớn bây giờ, lương cũng được đến ... cả triệu đấy, mà ... tham lam mà có thấy ... gì đâu !


bài học thứ hai, người học ...


tPhương

Ta_Tôi

(photo Gorin)


Ừ, không phải Ta - Tây mà là Ta -Tôi ! Vậy đó !


Ta v/s Tôi. Ta cho thằng Tôi đo ván. Tôi cho thằng Ta lộn tùng phèo. Ta,Tôi "phe... mình" đánh với "phe ... tôi". Rẹt một cái entry bị xé (delete !) là kết quả ... lẽ đương nhiên !


Nhân xưng ngôi thứ nhất có ... "tờ" nè : tui, tớ, tôi, ta, tao (mà chẳng thanh ... tao) ....; lọai không ... "tờ" nè : mình (giống mấy cô lúc 8), kẻ hèn (giống ... Ura Hip - David Copperfield), Thầy (giống mấy ... Thầy đứng lớp), con (giống mấy ... cụ đứng trước "quan trên") ... Ối trời, lạc đề, tôi (từ này chừng mực nhất) có định làm ... tự điển tíếng Việt đâu ! Nhưng kể có ngọn ngành để bạn đọc sửa lại giùm tôi từ nào cho "chỉnh" : tôi ta la là ta tôi ?


Lúc mới ra trường tôi ơi còn ... trẻ, đứng trước học trò lính, tôi xưng "tôi", gọi "các anh"(không là "anh" ngắn ngủn đâu nhá !) và đưa tay : chìa bàn tay (chứ không chỉ ngón tay) hướng về học trò để gọi (ý là mời) lên bảng. Cha cha, mấy "ông" học trò khen, "kết" Thầy, chịu học lắm ! Dạy học trò nhỏ (MK), thừa thắng xông lên tiếp tục "tôi" và "các em" (không phải "tôi và em" của Hòang ngọc Tuấn), rồi giờ ? dở chứng "Thầy" và "con" (đổi model lúc ... gió heo may đã về - nói theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc). Nhân xưng "tôi" đại diện cho tôi ăn nói suốt cuộc đời. "TÔI" là phát ngôn viên chính thức, đại sứ đặc mệnh tòan quyền của ... tôi, dõng dạc nạt nộ với ... thế giới ngòai. "TA" khiêm tốn với ... thế giới trong (ta), thủ thỉ thầm thì ... ta với ta (đóng cửa kẻo địch biết) vạch đường hướng đối sách với quốc tế ! TA khiêm tốn ở hậu trường mà ... đáo để ; TÔI lịch lãm nạt nộ trên sân khấu mà ... kéo màn thôi ! Vậy ai có nhiệm vụ nấy rồi, sao lại chỏang nhau ?



Ta thì ... mặc ta. Tôi thì ... chẳng mặc ta được. Muốn sống hay muốn ... chín (luộc) ! Ta thì khóc được. Tôi thì phải ... cười (đố học trò đồng nghiệp thấy tôi ... khóc). Ta thì đút tay vô túi mà thủ thỉ học đi con, học. Tôi thì phấn bảng vung tứ lung lung, văng con điểm 10, điểm1 mà dạy. Ta thì ngán ngẩm báo cáo, thống kê, sổ ... tọet ! Tôi thì rị mọ thống kê với kê ... thống ! Ta thì ... sĩ ! Tôi thì bị ... sĩ (lính quèn mà !). Ta là ... người (nên cũng "nhảm"). Tôi là ... thầy (không thể "nhảm")


Ta thì học im. Tôi thì học nói ! Ta quẹo trái. Tôi rẽ phải ! Ta thì ta lặng lẽ, một mình (chẳng chiến hữu, dù tuổi đã cựu binh!). Tôi thì đông vui bạn với bè bù khú ! (đủ thứ đồng : đồng môn, đồng nghiệp, đồng hương , đồng ... tiền !) Biển là ta nghênh ngang thiên địa, sóng là tôi chỉ đủ sức ... lăn tăn ! Ta ở lại trầm trong đáy. Tôi cứ đi rào rạt đến bến đến bờ ! Ta im ỉm. Tôi xô chạy ! Ta ích kỷ, có đáy lòng - chỉ bấy nhiêu thôi. Tôi tham lam, vơ vào cuộc sống , ki cóp vỏ sò vỏ ốc trên bãi ... cho ai !


"Mệt quá thân ta này " (ngẩu nhiên - trinh công sơn)

cõng Tôi cả Ta !



tPhương




Ngẫu Nhiên

Sáng tác: Trịnh Công Sơn - Thể hiện: Tam Ca Áo Trắng

Học trò làm được ...

... thì Thầy Phương cũng làm được ! (phải không T.Hiền P1 ?)

nghĩa là,

Thầy Phương làm được

thì học trò cũng ... làm được thôi ! (vậy => tuần sau kiểm tra Giao Thoa Ánh Sáng cho K.12, hà hà ...)



tPhương (Yan can cook . You can cook !)






Cha con, Ông cháu

(Mở ngoặc, hội bảo vệ thiếu niên nhi đồng hay cái nine one one bên Tây khoan khoan ... làm việc với tớ nhá !) Một điều gần như là hiển nhiên : con có thể bị đòn bởi ông Bố, nhưng cháu thì hầu như không bao giờ bị đòn bởi Ông ! Ông ... gìa rồi, không "khệnh" hay "bợp" được chăng ?. Hay Ông thương cháu hơn Bố thương con ? Hay mặc ... cháu, nó có phải ... con mình đâu mà rổi hơi dạy dỗ ?


Ông nội tôi mất lúc tôi 11 tuổi, thời gian có ông không phải là dài, nhưng là một chuổi hạt hạnh phúc nhớ ông, nhớ cách ông sống, nhớ ông đối xử với mọi người ... mà nghe yêu thương ông cồm cộm tràn khóe mắt ! "Ông Bảy gánh nước" nghèo rớt mồng tơi mà vẫn "lượm" ông già Tư côi cúc về tá túc. Gặp ai quen biết, câu chào cũng là "Ăn cơm chưa ?" (cứ làm như là sợ người ta ... đói ! - xin lổi nha). Tiền không có nhưng cứ gặp cháu, thằng tui, là móc túi lận bạc cắc bạc đồng ra mà dúi. Tôi mà khóc, chạy qua nhà ông tị nạn ; là lập tức ông đùng đùng đi qua mắng mỏ ba má tôi ... mà không cần biết lỗi phải của tôi. Cháu mà ! Ông nội là nhân vật "bảo kê" tôi tầm cở xếp xòng đó, đến ba má tôi mà còn phải ... rét ! Tôi phớn phở, thương ông vô cùng ...


Ba tôi, ông nội của thằng con tôi, thì "sự đời" lại cũng ... tuần hòan, hình như thương cháu hơn ... con. (đúng ... nhân qủa nhản tiền !) Phút đi xa, chỉ hỏi có thằng cháu nội "con có khỏe không ?" Ôi trời. Thế thôi.


Bởi "sự đời" thế nên khi con được sung sướng ... "vô lo", thì tôi chép miệng :" cái thằng ..., cháu của ông nội mà !" Ủa, tôi nói hay ba tôi nói ?


Cây đời vẫn mãi xanh tươi !


(cảm nghĩ khi xem phim Father and Daughter, đạo diễn Michael Dudok de Wit, giải thưởng Independent Film Award, Ottawa International Animation Festival, 2000; Grand Prize, Cinanima Animation Festival, 2000; Grand Prix Narrative Films, Holland Animation Film Festival, 2000; and Best International Animated Film, Clermont-Ferrand Short Film Festival, 2001, thông tin tác giả, bài viết về phim, đường dẫn để download (file avi) hoặc (file wmv)

đường truyền tốt xem ở đây)


tPhương

BỐ cũng muốn nghe nữa !

Chuyện tình tự kể. Radio Online Vol 62

tPhương

U già O trẻ

thì ... lẽ đương nhiên ! "U, bầm, mệ ..." thì phải già qua tuổi ... xuân thì. "O, cô, nàng ... " thì hẳn là còn ... xuân xanh ?

Tôi chẳng ... "chọc ghẹo" thiếu nữ hay phụ nữ gì gì ở đây đâu. Bạn nghe đội tuyển U20, hoặc ... U50 chứ ? Ừ, U "tít" bài này là U under đó. Và O "tít" của bài là O over đó. U cứ U tít đi U, O cứ O tít đi O ! Già ra già trẻ ra trẻ rõ đi, nhí nha nhí nhảnh nhí nhô nhí nhố ... thiên hạ cười ! Không ra gìa , tửng tửng vẻ ... mất nết, không ra trẻ, nghiêm nghiêm vẻ... cụ non. Lọai nào cũng bị chê (bị chửi ) cả. Thế thì sao cho vừa lòng người ?


Khật khà cái "ngưỡng" : "mi mí" già mà "móm mém" còn trong độ trẻ = "U già O trẻ" là vậy đó, hà hà, quậy ! Bày trò, chơi trộn ý "già" tình"trẻ" :


Xem (cái pps) " Prends le Temps" ... prends le temps de pleurer ...

Xem (cũng pps)
" Aurai je le temps ?" ... để lặng lẽ thấy già !

Và len lén nghe , nghe
"Trẻ mãi" của nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh (tác giả của bài nhạc Chân Tình) qua giọng ca Quang Minh, để nói thì thầm em ơi ... còn "trẻ mãi" :


Như chính anh rồi mai sẽ nhớ em hơn

Mong em luôn luôn trẻ mãi

Trong mắt em thời gian sẽ quên để dấu

Vẫn lấp lánh như ngày đầu ...


tPhương

02 tháng 2, 2007

Bóng ma trường áo tím (4) : Cúng ?

Ha ha, mới đến tập 3 học trò tôi đã đóan được hồi kết (xem comments). Giỏi, "ma ... lanh". Thầy ... "thả" cho trò chụp câu viết "3 ngày sau ... ", ừ, sống sót mới kể lại được chứ ! Thầy "thả" cái câu "Thầy thích ... "có hậu", ừ, bạn con ... biết rồi ; còn con, riêng con thích câu truyện này ... ra sao ?
Truyền thuyết rằng ... Cụm từ này hay ! Học trò các con thường thích khoe trường của mình với các bạn trường khác. Nào học trò ở M.C, LQĐ, MK (đây là thầy nói những trường dày năm tháng, bụi mờ nhờ nhờ nhân ảnh cả) cải nhau "trường tao thế này, trường mày thế nọ ..." hơn thua nhau ghê lắm (học trò mà !) nhưng câu cuối mà MK "phan" : "trường tao có ... ma, trường mày không có ma" là hạ gục địch thủ ngay, khỏi on, deux ... gì nữa ! Tại sao "truyền thuyết" chỉ trường mình có ? mấy ông nhà văn cũng lấy hứng từ đây ?
Nhà dân, nhà nước, nhà khoa học ... "các nhà" muốn cự cải "có / không ?" thì cứ đi tìm. Thầy là "nhà giáo" nên cái mà thầy suy nghỉ không phải là tả ... ma (như mấy con mong đợi) mà là câu nói của các bạn quậy khi mở mắt thấy Cô mình :
- hai bước nữa con thấy .... rồi (tự kiểm duyệt, cô H. chủ nhiệm hét "NÍN")
Liệu là có phải lúc nào con - những người trẻ ... con - cũng có cơ hội để ân hận, để nghiền ngẩm không ?
3 ngày sau. Cái 3 ngày trong câu truyên đó là đúng thật sự đấy con, bà mẹ lể mể xách mang bánh in, kẹo, ô mai, nhang đèn ... vào trường xin được đến chổ con té để ... cúng ! Con sẽ hỏi, trường có cho ... cúng không ? Dỉ nhiên là "đuổi", tội nghiệp Cô chúng ta vận động ỉ ôi, thuyết phục hết ... nước miếng với bà mẹ cứ đứng bần thần mà chép miệng với than vắn thở dài !
Câu truyện chưa kết (còn kì tiếp), đúng ra là ... mở. Thầy viết khúc đầu rồi, con viết tiếp đi , chú bảo vệ đi rồi thì sao ... ? bạn nói gì mà Cô H. hét "nín" ?
à, có bao giờ con gặp đám tang, con dừng lại, ngả nón chào không ? thế hệ người lớn như Thầy được dạy như vậy đó (hỏi mamy, maman, hay mam những "ma" dễ thương và "quyền uy" cũng hết phép này xem thầy Phương nói có đúng không !)

tPhương

Bóng ma trường áo tím ; Nghe ?

Trở lại tập 2 "Thấy ... ?" Bạn nhỏ của tôi muốn thấy gì nào ? Que diêm bật lên rồi ! Phụp tắt vì ...
- Tụi qũy, tính đốt trường hả ! Cô la ầm ỉ. Thổi tắt cái phụp. Tối mò, chúng cúi xuống bò bò, mò mò ... Gì vậy cà ? à, lôi ra từ gần cánh cửa nhỏ ... một cái ống ...... ống... ... quần dàaaai. Rồi một cái quần. Kể lẹ, là mấy "thằng" thì mấy "cái" ... quần ! Lẽ đương nhiên ! Lẹ lẹ, xuống đây gặp tui mấy ông tướng. Thế là mấy ông đứng hàng thứ ba sau qũy, sau ma nép nép nhau ríu ríu bò xuống gặp ... "maa sắc" chịu tội thôi !
Đôi bạn thót lên ngồi trên đầu tủ com-mốt , rồi Lâu chỉ vòm trời đen lóng lánh sao mà hỏi bạn :- Giống cái gì ?- Giống sao vàng rải trên hòm sơn đen- Ghê quá ! Sao anh lại nghĩ đến cách so sánh tang tóc như vậy ?- Có lẽ vì liên tưởng.- Đến cái gì ?Giáo Lâu đặt tay lên vai bạn không nói gì, nhưng cử chỉ ấy hùng biện biết bao ! Đôi bạn thông cảm nhau một niềm thương mến sẵn sàng trao đổi nhau nghe tất cả cái gì ray rứt trong lòng họ.Giáo Niệm cúi xuống nhìn sân trường tối om, xa xa một vừng ánh đèn vườn làm nổi bật lên cây lá trong một khoảng nhỏ….- Trong cái im lặng bao phủ cảnh trường nầy, tôi bồi hồi tưởng nhớ năm xưa ….- Ngỡ gì, ai lại không như thế . À, hồi đó anh học trường nào ?- Petrus Ký- Còn tôi thì học Sở Cọp. Trường của mình nên thơ hơn trường này phảI không anh. Thuở ấy, đêm tôi dòm ra sở thú, lắng nghe tiếng thủ thỉ của dân rừng bị nhốt…- Còn tôi thì đêm đêm dòm ra thành Ngã Bảy lúc đó còn là một cánh đồng ma, để xem đèn ma và nghe mấy chị bột khoai kêu mả tà. Ấy ,quanh trường hoang vắng nên tối nào cũng có cướp cạn.- Còn ở đây lâu đài, dinh thự nhiều quá, không đẹp gì hết.- Tôi, tôi lại nghĩ khác. Tôi thấy ở đây rất nên thơ vì có lẽ trường này dính líu đến tôi nhiều .Giáo Lâu đã thành công nhờ khôn khéo. Thầy ta biết nếu tra hỏi thì chắc bạn không chịu khai. Còn gợi chuyện thì tự nhiên việc nầy đưa đến việc khác, và đầu dây mốI nhợ sẽ được tháo tung ra.Giáo Niệm đột ngột hỏi :- Anh có biết là tôi chưa vợ hay không ?- Không , trời ơi, đã bốn mươi hai rồi mà ….- …… Mà còn cô độc, ừ. Tôi đi lên đây , mục đích chánh là đi hành hương. Hễ có dịp vào trường Gia Long là tôi vào, không biết để chi, nhưng không thể đừng được.Trường nầy không phảI cảnh cũ, nhưng có lẽ nó gợi nhớ nên tôi thích. Hễ nhớ là đau, nhưng lạI cứ muốn nhớ, nhớ hoài để nghe như nó còn mới hoài, mới như vừa xảy ra hôm qua đây.Năm ấy tôi học năm thứ hai. Một hôm Chúa nhựt ra chơi nhà ngườI chịu trách nhiệm về tôi đối với nhà trường, tôi gặp Oanh, trường áo tím, cháu của nhà nầy mà tôi không dè. (Bóng ma trường áo tím - Bình nguyên Lộc)
Chúng ta chào nhà văn Bình nguyên Lộc ở đây, vì lẽ tôi sẽ không trích thêm những đọan dẫn nào trong truyện của nhà văn nữa, để đẹp, tôi thích cái ... "có hậu" mà. Nào trở lại với các "ông tướng" của chúng ta, chuyện gì nữa nào ?
Có bao giờ trống không đánh, mà vẫn nghe tiếng trống không ?
Đấy, học trò cứ tức tôi, ấm ách cái "mánh" phớt lờ "nút kết" ! Thì đó, tôi kể cái "kết" lên đầu câu truyện này rồi " Nghe ... (cái gì?)" nghe tiếng trống mà không ... cần đánh trống ! Thầy ... xạo ! (Cái trống trường mình khi xưa không treo ở vị trí hành lang Hiệu trưởng này đâu ở chuồng cu Ngô thời Nhiệm đó, trống để cho đội văn nghệ sử dụng). Vậy thì phải kể từ đầu (đuôi kể rồi !)
Mấy học trò của cô H đã một lần "tập kết", bị thất bại, bị cô H. bắt gặp tình cờ ! Các tướng sợ bị phạt nói trớ là bị cờ đỏ ... thu quần, chứ thật ra mấy ông con đã ... tụột quần, dấu bên góc cánh cửa, chuẩn bị leo (có mang theo quẹt diêm đàng hòang là vậy đó - thời đó quẹt gaz phải bơm lại, đèn pin là ... đồ cao cấp đó con). Nay một lần nữa các ông tướng lại theo "quán tính" (từ vật lý đồng nghĩa với ...tính "lì") quyết đi khám ... phá ? Đột nhập thành công. Qua được cách cửa không bị phát hiện. Cửa vào ma ... trận đã mở. Chui qua mái trần (bằng lưới chì tô) bò loay hoay trên đầu các lớp học. Cảm giác thế nào ? Run ...
"Tùng!" một tiếng y như tiếng ... trống ! Một em rớt xuống mặt bàn lớp học, thẳng cẳng ! Một thằng cu thứ nhì tòng ten như tarzan víu víu trần, rồi cũng "tùng!" một tiếng gọn hơ. Nằm luôn, nhưng chắc là nhẹ hơn. "Máu ! máu ! Cô ơi, học trò cô ...
"í e, í e .." xe cứu thương xúc vào Chợ Rẫy.
3 ngày sau ...
Các bạn quậy sẽ ra sao, kể lại gì ? đến 3 ngày sau nhé , nhưng ngày mai Thầy sẽ post liền, OK ?

tPhương

Phỏng vấn ở hậu trường : Có ma không ?

(tự phỏng vấn)
Mèn ơi, cái "truyên ma" này "áp lực" đến bến và học trò "dí" tóe khói ! thầy P phải mở một phỏng vấn (sau hậu trường) để ... hạ nhiệt lại nha.
Học trò Lý Lắc (i ngắn y dài gì ... cũng dzậy ?) : Thầy cho con phát biểu ..., sao thầy "vô cảm" với cái khát khao "sự thật" rất ... học trò của tụi con qúa dzậy ?Thầy : tò mò với khát khao sự thật khác nhau đấy ? Con tò mò thì thầy trả lời "bông phèn" chắc con đâu có chịu ? Con khát khao sự thật, thầy không là nhân chứng, sao dám trả lời ?Lý Lắc (cười): nhưng truyện thầy kể ...Thầy : là đúng, thầy "thuật" lại theo lời "kể". Chính quyền địa phương xác nhận đi nhá !Lý Lắc : vậy "quan điểm" của Thầy là thế nào khi post lên truyện ma này ? Thầy : vậy quan điểm con là muốn nghe chuyện ... không có ma chắc ?Lý Lắc : thầy dạy lý, dạy khoa học, thầy tin có ma không ?Thầy : nhà dân phần nhiều nói có, nhà nước nói không, còn nhà khoa học thì đang nghiên cứu ... Còn thầy là nhà giáo, không phải nhà dân, nhà nước, nhà khoa học nên ...Lý lắc : không, con muốn nge tuyên bố của thầy, thầy dạy Lý của con , chứ không nghe nhà nào hết á ... Thầy : Thông tấn xã mới được quyền tuyên bố thôi con ... Lý Lắc : thầy ... lạc đề rồi, con hỏi cá nhân thầy mà !Thầy : Vậy cá nhân thầy trịnh trọng tuyên bố : thường người ta chỉ tin những điều muốn tin thôi con ...Lý Lắc : là sao hở Thầy ?Thầy : thì những bạn tin là có, đang chờ ma nhảy ra từ trong câu chuyện ... để ré lên. "đấy thấy chưa !" Nhưng cũng có bạn tin là không, đang rung đùi tủm tỉm ... "thế thôi !". Đứa nào cũng "chực" sẳn "cái kết cuộc" ... riêng của câu truyện này rồi !Lý lắc : không, cái kết cuộc câu chuyện ma của Thầy, của Thấy á ...Thầy : thì con đọc đi, truyện nhiều kỳ sao bật mí được ...Lý Lắc : không chịu, không chịu đâu. Kể chuyện như thầy ... dễ ghét. Khúc hồi hộp Thầy ngưng, rồi ... lờ kết luận.Thầy : chưa hết câu chuyện mà ?Lý Lắc : con nói kết của mỗi hiệp đó, không phải kết "game over" Hiệp nào cũng như hiệp nấy Thầy fast forward khúc cuối hết trơn ... Thầy : à, "thủ bộ pháp" đó con !Lý Lắc (che miệng cười): con thấy thầy ... "câu giờ" chứ "thủ thủ" gì !Thầy : sao con ... biết hết trơn vậy ?
Lý Lắc cười ngặt nghẽo, cười NHEEE E RĂNG ... khểnh, cười LEEE LƯỠIII I .... đỏ, rồi .... KHÈ !

í ôi ...
Lém ! hổng sợ !

tPhương

Bóng ma trường áo tím (2) : Thấy ?

- à, mà tui kể đến đâu rồi ?- đến cái chổ "chẳng thấy gì hết !" rồi "giải tán" tụ họp, thì ... gì gì nữa đó ? lẹ, đi thầy ...
- mấy đứa sao mà vội, tạm ngưng hồi một đó đi, thu thập đầy đủ "data" mới bấm nút "run"... giải mã được chớ ! Sang hồi hai như đã hẹn nha " Học trò cô N.H thấy ... ???" Chuyện cũng kha khá "kinh dị" y như đóng trong phim Hitcock đấy. Truyện ma mà bắt thầy tung kết luận trước (xem comments) thì ... mất tính "kinh điển" và hết chất "kinh dị" rồi ! Ai "dị ứng" một hai nóng ruột : ý thầy là sao ? là sao ? thì thầy tí tửng mà rằng cở tuổi thầy thì chỉ tin có "ông Trời và ông ... bác ...hề hề, bác sĩ thôi, hê hê !"
Cho thầy mượn một đọan trong "Bóng Ma Trường Áo Tím" của nhà văn Bình nguyên Lộc để làm khúc ... dạo nha :
- Thôi bỏ mùng xuống ngủ các cha ! - Tụi bây ơi, mùng của mình vén coi có vẻ thất trận lắm ! Tụi áo tím hồi đó tao đi ngoài đường thấy chúng nó vén mùng khéo mà bắt thèm. Chúng nó may mùng trùm phủ ngoài trụ, rồi muốn vén, vo tròn lại từ lai trôn vo lên, như con gái thợ cấy xăn ống quần . Thật là tay con gái có khác . - Các cô con gái áo tím dễ yêu hồi đó bây giờ đã hóa ra bà già rồi bây ơi, trời hỡi nè, đời người sao mà thấm thoát , cô áo tím của tôi đã năm con bảy cháu rồi nè trời ! - Hu…..hu…..! - Thùng ! - Các anh ơi, sao mà nằm trên giường nầy, tôi nghe như hương thừa của ai còn phảng phất đâu đây….. - Giường cũ biết còn hay không ? - Sao lại không . Trường Gia Long là cái trường độc nhứt không bị quân đội Nhật và Pháp sung công thì cái gì cũng còn nguyên vẹn cả, trừ người xưa. Kìa cái cây dé ngựa ngoài sân, ngày xưa, cô áo tím của tôi chiều chiều đã dựa vào đó mà làm thơ. Cây cối bây giờ đã thành đoàn cổ thụ già, đang chờ người đi mất tự ngàn xưa … Ngày nào tròn trăng lại nhớ….. (Bình nguyên Lộc)
Cây cối bây giờ thành đòan cổ thụ già (trường mình cưa bỏ hết rồi, làm mới lại vườn ... vườn bông, có đồi cảnh - chưa có suối róc rách thôi - sáng lạng lắm), đang chờ người đi mất tự ngàn xưa ... (cái vụ này nhà văn Bình nguyên Lộc nói, thầy ... không dám !) Ngày nào trăng tròn lại nhớ ... (bây giờ trường mình có đồi rồi, nghe như ... Đỉnh gió Hú ?) Thùng ! Thùng (tiếng trống)
- Ông P biết không ! (biết gì mà biết) Trời đất tui nhìn lên, thấy mấy cái quần ... xà lỏn đứng lớ ngớ ! Ai, ai cho tụi con lên đây ?- Thưa cô tụi con bị mất ... quần ! (chuyện thiệt đó, học sinh 12a3 thời trước 80)- Rồi, tụi bây thay đồ ... bậy bạ, cờ đỏ cuốn rồi, phải không ? (chú thích, giờ thể dục, nam thay đồ ở khu sân thể dục riêng, nữ phòng riêng, ai làm biếng ... sexy không đúng chổ, cờ đỏ lụm hết đồ làm tang chứng, phạt ! mà dĩ nhiên chỉ có mấy ông ... đực rựa làm biếng thôi)- Đi, đi tìm cờ đỏ mà nói chuyện ...- Thưa cô ... (tiếng rụt rè) kèm ngón tay chỉ chỉ (rất là rón rén, thậm thụt) ...- Cái gì ? mấy ông tướng !Bạn biết rồi, học trò cô H đang đứng ở đâu phải không! Đó là cánh cửa nhỏ, chổ dành cho thợ điện, thợ sửa đồng hồ chui lên. Cánh cửa, bên trong tối ....
Học trò tôi (comments) thấy cánh cửa bị niêm phong (đúng, thầy xác nhận), học trò lớp tối thấy ... áo dài tím với chi tiết gì gì đó (cho thầy hỏi, tối sao con thấy đến từng chi tiết ... hấp dẫn vậy ?), trở lại còn học trò cô H thấy gì nào ?
- Cô ơi, hộp quẹt, con có đem theo hộp quẹt ... Rõ rồi, bạn thấy đó, ý đồ ... khám ( + phá !), đen tối, có ... "lộ trình" đàng hòang (bây giờ nên tránh "qui trình" rùa lắm lắm). Mà tội, cô mình trẻ lắm (30 năm xưa rồi còn gì, bạn đồng nghiệp già chớ có trợn mắt mà "xỉa" trán tui), cái lũ ... xà lỏn kia, cho chúng kiếm lẹ cho xong !
Quẹt được đốt lên ....
Phụp !
hôm sau kể tiếp và tiếp là "tiếng trống ...", phải giống cái cách kể truyện "1001 đêm" mới linh chứ ?
tPhương

Bóng ma trường áo tím (1)

Thái ngóc đầu lên để vói rút khăn lông trên đầu giường đặng che mặt mà ngủ, vì đèn chong nóng quá.Rút khăn xong, anh thả rơi đầu xuống thì nghe một cái cộp, rồi lại nghe anh ta la : “ Ui cha ! “Ở mấy chiếc giường hai bên, ngườI ta rúc rích cười. Anh đã bị bạn kế giường rắn mắc ăn cắp gối lúc anh ngóc đầu lên . Tên ăn cắp là Ngư . Ngư hô :- Nè chụp nè ! Rồi liệng gối Thái theo đường vòng cầu. Gối bay ngang mình Thái rồi rơi qua giường bên kia. Nguyên đưa tay sẵn để hứng lấy rồi dồi gối qua cho Thoại bên cạnh , y như người ta chơi bóng rỗ.Gối chuyền tay mà bay từ giường này đến giường khác , Thái rượt theo mãi mà không kịp. Rốt cuộc anh đành trở về giường, cuốn mền lạI kê đầu mà nằm.Những người chơi cái trò trẻ con trên đây toàn là ngườI lớn cả, trên dưới bốn mươi tuổi đầu.Đó là những thầy giáo ở tỉnh , nhân dịp bãi trường về Sàigòn theo học các lớp tu nghiệp tại trường Gia Long.Tất cả, ngày xưa đều là lưu trú học sinh ở một trường trung học nào đó ở miền Nam... (nhà văn Bình nguyên Lộc)
Câu truyện này đăng trên Đặc trưng net, (Điện Tín 1950, lưu ý năm nhé !) Đọc vì tò mò. Lại nhớ những lần học trò (và cả phụ huynh nữa ?) hỏi " trường mình có ma không Thầy ?" nên tôi đâm ra nghi hoặc ..., câu hỏi đó như một "bệnh lây" lại truyền cho người khác !
Đây là cô T.H kể :
Thời 80, em về trường còn làm giám thị, phải đi trực trường buổi tối. Có gì đâu mà trực, nói thật là trải ghế bố ra, đánh một giấc ngay hành lang tổng giám thị. Trường thì rộng, đèn mù mù nên cây cối rậm hiện hình dị hợm ghê bỏ xừ, thình thỏang lại nghe một tiếng nấc "tắc kè" rõ to ... hết hồn ! Ôi, chịu, để chú bảo vệ đi rảo vòng vòng thôi. Cuộn chăn lại, chắn ngay cửa sắt, kẻ trộm nào vào phải gỏ cửa, xin phép ... giám thị là ta. Một đêm em nghe tiếng chân đi trên cầu thang, (thì nằm ngay đó mà) gõ chậm, từng bước ... chẳng có gì là lén lén kẻ trộm cả ! Em la lên ... Ai ? Cộc. cộc, im. Thì thôi, em nằm xuống, tính là ngủ tiếp cho ... khỏe. Ai ngờ nhắm mắt lim dim thì lại nghe "Cộc, cộc" rõ bước chân người, nặng chình chịch ! Ai, không giỡn nha ! Lại im. Biết điều đấy. Tim em đập lọan ... mệt ! Bấy giờ em tỉnh rụi, còn dỏng tai lên nghe ngóng, có động tịnh gì không ? Thấy lo lo (trách nhiệm) chứ chưa nghĩ đến chuyện ... sợ gì gì hết. Cộc. Cộc. Cộc. Cộc. Cái cầu thang gỗ, má ơi (tôi viết :.. ma .. sắc), Tiếng chân người đi trên thang gác đó ... đó, ngang nhiên ... dễ sợ. AI ? em hét lớn mà tiếng bị lạc sao nghe nhỏ ...xíu. Em nghỉ là chú bảo vệ nhác em ! Em mở mắt nhìn trừng trừng về phiá cầu thang.
Bỗng ...
Em có cảm giác ai đứng đằng sau lưng mình. Rõ ràng vậy đó. Đang rờn rợn định ngóai nhìn. Em hét lên .... cái gì đó chạm lên vai mình !!! "Cô ! Cô !" Chú bảo vệ hớt hải lắc vai em. "Cô. Gì vậy cô ?" thì ra nghe tiếng em hét, chú nghe gào rõ lớn nên từ hành lang giáo viên chụp cây đèn pin chạy vội tới.
"có ... có ngư...ơờii trên lầu !" Lại nghe tiếng "cộc cộc... cộc" "Lên Lầu", em chụp khúc cây gì nặng nặng (cho yên tâm) í mà là ... cây đèn. Chú bảo vệ kéo em lên cầu thang ngay. Tia đèn quét hai phía, đi sau lưng chú bảo vệ em vững tâm hơn. Rảo sóat một vòng tầng lầu Điện Biên Phủ xem ma ...ày trốn đâu. (Các hành lang lầu đều có cửa khóa không cho các dãy với nhau ăn thông)
Im lặng. Chẳng có gì ! Hết rồi ? Thế thì chán phèo, nhạt lắm, hết là làm sao ! Kể tiếp nhá, chú bảo vệ trao đổi ý kiến rằng chắc ... con mèo ấy (con mèo đi ... hia chắc ?) cho em yên tâm, rồi giải tán.
Vừa xong, thì ...
Thôi, nghỉ, gần tối rồi ... ghê qúa, mai kể tiếp (học trò cô N.H thấy gì ở gác ... chuông, ý gác xép đồng hồ bên trên, trên lầu 1 ...)

tPhương