28 tháng 5, 2007

Cây mùa hè nở bông

đường phượng rơi mù không lối vào ... Nhạc "Mưa hồng" Trịnh Công Sơn - Khánh Ly hát

Trời hè như thêm nắng. Nắng tươi rói trên cây. Cây bừng bông nở đỏ. Bông nở như thêm rực trời. Nắng chói bông, bông che ánh nắng ? Mùa hè lấp lánh vào ngưỡng cửa, hè rồi ...ve ve ! Mùa hè gọi những cơn mưa hòa ngấn mắt long lanh, mùa hè rộn rã những tia nắng hồi hợp vào đời, mùa hè ta ơi và mùa hè ai ơi ?


photo Nguyễn đặng Thái

Có thể bạn đã từng có chổ ngồi quen ở băng ghế đá sân trước ngước nhìn chùm phượng, hay góc học trò nào đó để ngắm hay chỉ vô tình thấy bông phượng đậu đâu đó ở khóe nhìn khi từ trong lớp ù chạy ra chiếc xe ba mẹ đứng đón ở cổng sân trước trường. Tôi ngắm "cây mùa hè" từ hành lang hẹp tối của dãy lớp học đường Điện Biên Phủ nên thấy sân ngòai kia sáng, hoa ngòai kia tươi, xe ngòai kia còi tin tin rộn rã ! Có đâu ở hành lang này, ông thầy ở lại, thả những bước chân mình dọc hành lang dài, mơ hồ nhóang những hình ảnh chổ này lớp này nè, rồi lớp kia đó ... Nhóang qua có khi nhói, bao lứa học trò, là bao thời gian sao ... nhanh thế ?

Những ô cửa sổ lớp, cao, rộng mở con mắt to ngây ngất nhìn hoa những bông hoa đỏ rưng rưng trên cây mùa hè, và nhìn những lứa học trò bay xa. Ô cửa sổ lén nhìn rồi khép lại cánh cửa nặng dấu một chút tối vào lòng. Cây lén nghe tiếng nào lao xao, 8 chuyện nào "thì thầm", nắc nẻ lời nào chúc ... vụng về ?... "khùng điên"?

Cây cứ "vô thường" rắc những cánh đỏ xuống chân ... Sóng nào đâu từ trên CÀNH sóng xuống CHÂN cây ? Tiếng nào đâu vọng lại, xao động gợn sóng ..."vô thường" đùa ai !

Cây mùa hè nở bông !

tPhương

Cám ơn

1. Thứ bảy 12.5.07, HTV7 lúc 20 giờ phát chương trình "Căn nhà mơ ước". Chuyện gia đình nghèo sống trên nắp cống, nước cống ..., được cho vay 7 triệu đồng để sửa sang nơi ở, chủ nhà từ chối nói một câu rất cảm động đại ý là "không biết có trả nổi không nên CÁM ƠN không dám mượn".

2. Cuối tháng 4 rồi tôi lên Đà Lạt, lên Lang Biang chơi. Xưa lên núi không có đường cho jeep ... chuyên dụng ! Giờ cảnh quang lạ hẳn. Tôi chẳng còn nhớ con đường nào đã cùng thầy K.H cuốc bộ - có mấy chốc đâu mà thấm mệt, rồi ngồi nghỉ giữa đường, rồi đợi người ta quay lại để ... xuống núi cùng ! Hôm tôi lên đó đã 4 giờ chiều rồi, vắng tanh, người bán vé nấn ná khoan xé vé lại còn an ủi khuyên cứ đợi xem có ai đến thêm rồi hẳng thuê xe lên núi. Đi chơi, đi ta bà cũng chẳng sốt ruột gì, chỉ phiền các em bé dân tộc bu bám ...(thì bạn hẳn biết !). Khách vắng, bu bám cũng chẳng mặn mòi ... (!). Một cặp, rồi lại một cặp nữa đến, mừng. Lên đường được rồi. Khoan, có đông vui nên, bu bám bèn "tưng bừng" một chập đến khi đóng cửa xe, gài chốt (để ... an tòan khi xe lắc tưng, chứ không phải sợ bu bám ... tấn công, hiểu sai tội nghiệp các em !).

Lên đến đỉnh, trời chiều chắc là ta với ta thôi nhé. Lầm. Bạn ơi, một đội quân người dân tộc, em bé có, bà già có chào đón kìa ? Không phải chuyện tôi muốn nói, cho qua ! Tôi chỉ kể đến hình ảnh nhớ hòai sau. Đó là hai cặp bạn trẻ cùng xe. Chắc là mới cưới hay "bồ" nhau. Đẹp cả. Cô gái nhỏ khi được bầy em bé bu bám và xin ..., níu tay gọi chồng đi chậm lại "tội nghiệp mấy đứa nhỏ", rồi ngồi thụp xuống cho CAO VỪA bằng các em ... Cô gái mặc jupe túm, hẳn ngồi cũng ... vất vả ! Tay mở bóp, rất hồn nhiện .... Các bé nhận xong, chạy tản ra qua ... tôi nè ! Này bạn, có tưởng tượng được không. Cô gái chạy theo ... Chạy theo mấy em cuối cùng. Rượt à ? Tôi cũng tức cười nữa ! Chạy theo, túm cổ, không phải ... đòi tiền mà để dặn "ai cho con cái gì phải nói CÁM ƠN chứ !", túm đứa này, rồi túm đứa khác, lại dặn.... Tôi thật thương cái hình ảnh này, định chụp một tấm "tư liệu", liệu là có bị ăn một ... đấm ? (tôi không hỏi học trò đâu á, hỏi Đà lạt ...)

Nhưng đó là hình ảnh đẹp, đỉnh núi lạnh mà ánh nắng còn ấm, trời bao la mà gần, đàn bé ... chạy "hồn nhiên" - bởi nào có ai ... "dạy" ; rất đẹp, ... cô gái ĐẸP (đâu có cần nhìn mặt, hi hi) ?

Và còn tấm này nữa, bạn xem : có em bé - người dân tộc - ngồi dệt mấy dải hoa văn để bán - chứ không bám. Chẳng lẽ tấm này tôi chụp nên tôi khen ...< ĐẸP> ? mắc cở qúa ...

MẮC CỞ KHÔNG chứ ?

tPhương

Kho báu

Phim "Hải Tặc" , Finally a Lego Pirate Movie (from Tyrannotitan on YouTube)

Xem Kho Tàng Hải Tặc, giật mình nhìn lại trên tay tôi đang cầm mảnh giấy gì ? Coi chừng biết đâu là ... kho báu đó ? Nghèo mà ham, ông Thầy chỉ có giấy... bài làm của học trò là nhiều thôi. Ờ, mà cũng xăm soi lại, chập hai ba tờ ngó LÊN (ngó xuống chi ?) xem thử có ra "tọa độ" kho báu nào chăng ? 1, 2 ... 9, 10 ?

Biết đâu giờ có trò làm lớn ? Ta xách tờ giấy làm bài xưa (tọa độ rành rành 10 nè , hay ... 1 điềm nè ?) đến gặp ... kho báu ha ha !

Có tờ giấy mật mã thấy ghê : cảm ng từ thành ... C.Ứ.T đầy bài ! Có tờ giấy rất là bí hiểm, gạch rồi xóa rồi tô lại rồi gạch ...! đố ông Thầy giải mã đọan nào chơi đọan nào thiệt ?

Có tờ giấy láng phẳng phiu, in tên ô điểm ô phê sạch, sẳn. Có tờ giấy nhăn như kẻ đầu bờ, ngấm mùi dầu hôi của đứa học trò cô K.Y đẩy xe đi bán hay vết lấm dầu mỡ tô mì gõ nào của đứa học trò A3 hằng bưng bê mỗi tối ...

Có tờ giấy "đơn xin nghỉ học" đầu năm lớp 10 mới vào trường !
Ôi, không tích cóp cho kho báu của ... thầy sao con ?

tPhương

Cầm tay chỉ và chỉ


send by sysluong@kana.com .Thanks for your kind. Phuong

hi hi, tôi cứ liên tưởng đến ... học trò tôi
tuổi trẻ "năng động" có "thông minh" kiểu ... IT_ pro này ? hí hí
có cầm tay chỉ chỉ ... như vầy ?! (mà biết đâu đó !)

ồ, hôm nay là ngày ... :

tPhương

chọc học trò của mình chơi, ha ha !

Mưa

136 magnify

(Em hiền như ma soeur - Thơ Nguyễn Tất Nhiên - Nhạc Phạm Duy - Ca si Elvis Phương)

Mưa, những cơn mưa đầu mùa gọi một mùa hè sắp đến. Lại một mùa hè ! Mùa chia xa giả từ áo trắng của một lớp học trò ! Học trò chia xa bè bạn, cổng trường khép lại sau lưng học trò thì đành im lìm nhớ. Còn thầy trò chia xa biết có còn nhớ, có còn nhớ đến nhau hay chỉ nhớ điểm 10 điểm 1 (để giận để hờn để vui để khóc ...) ? Chỉ biết có ông thầy nghe tiếng mưa, bâng khuâng nhớ những mùa thương yêu đã qua. Làm như " bị" nhớ những mùa hè thưở tôi ơi, "mùa hè đỏ lửa" chộn rộn chiến tranh và chớm ắp iêu thương của tuổi vừa mới lớn .... :

Image Hosted by ImageShack.us
(photo source)
"Thà như giọt mưa
Truyện-Văn Chương Trần Viết Minh-Thanh, 13/9/04

"Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá, thà như giọt mưa khô trên tượng đá ...có còn hơn không, có còn hơn không Người từ trăm năm về như dao nhọn, người từ trăm năm về như dao nhọn .. dao vết ngọt đâm ta chết trầm ngâm dòng máu chưa kịp tràn, dòng máu chưa kịp tràn ..."
Đầu thập niên đầu 70, những bài hát tình của Phạm Duy, phổ từ thơ của Nguyễn Tất Nhiên, đã được tiếng hát ngọt ngào của Duy Quang đưa vào lòng người, nhất là các thanh thiếu niên, những người trẻ sống giữa chiến tranh, nhưng vẫn yêu đời, và ... yêu nhau . Yêu nhiều hơn nữa, vì giữa những pháo đạn, những triết lý, chính trị, bàn cãi của người lớn, những đêm đi từ lớp học thêm Anh Ngữ này, đến lớp học thêm Lý Hóa nọ, và những tối thức khuya với chồng bài vở, thi cử, thì âm nhạc là niềm vui, làm đời sống đỡ căng thẳng, để giới trẻ tạm quên chiến tranh.

"Đối với những người sống vào thời ấy, những hình ảnh tình yêu của các chàng và nàng học sinh đã được in đậm, ăn sâu đến mấy mươi năm sau, không những thế, thiết nghĩ chẳng lộng ngôn tí nào, khi bảo rằng những hình ảnh đó đi thẳng vào văn chương VN. Đó là cảnh anh học sinh "lính quýnh giữa sân trường trao thự..", cho cô nàng, "tóc thắt bím, nuôi dưỡng thơ ngây", và nhất là ... cô em Bắc Kỳ nho nhỏ, đạp xe qua phố:

"Này cô em tóc demi garcon

Chiều hôm nay xuống đường đón gió,

Cô có tình cờ, nhìn thấy anh không?”

"Cô Bắc Kỳ nho nhỏ, cô nàng mới lớn xinh xinh, hơi chút kiêu kỳ vì được các anh hàng xóm hay các chàng trường "con trai" theo đuổi .... Đôi lúc cô hơi chanh chua, ngoe ngoảy, không hiền dịu bằng hình ảnh cô gái tóc thề, nấp dưới nón bài thơ ngày xưa. Cô tân thời hơn, liù lo dạo phố cuối tuần cùng đám bạn, nhưng không kém phần duyên dáng, cô là cô gái mới lớn ngây thơ, yêu đời và đi chân sáo vào tình yêu. "Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ. Này cô em mắt trời bao dung, Nhìn anh đi hãy nhìn cho rõ, trước khi nhìn đám đông, trước khi vào đám đông ...”

" Quên làm sao được giọng hát trầm ấm của Duy Quang, đai. diện cho các chàng trai cùng thế hệ, tỏ tình cùng các cô em gái dễ thương, còn ngâm ô mai và hay hờn. "Cô Bắc Kỳ nho nhỏ", "Em hiền như ma Soeur", những bản hát diễn tả những mối tình đầu đời, còn vụng về, còn lấm màu mực tím của các chàng, nàng học sinh, sinh viên tạm quên mọi việc để mà yêu nhau. Những đón đưa, những chiều tan trường, qua con đường lá me bay, và những ngày mưa, với chiếc xe cổ lỗ xĩ: "Đưa em về dưới mưa, chiếc xe lăn dốc già Đưa em về dưới mưa, áo em bùn lưa thưa”

" Sao chàng Nguyễn Tất Nhiên lại nhìn ra là em hiền như ma-soeur nhỉ. Thật sự ai đã từng học trường các Ma soeur rồi thì không đồng ý đâu! Các soeur nghiêm lắm, sáng nào cũng đứng trước cõng, cầm cây thước, đón học sinh. Cây thước là để đo độ ngắn của váy. Váy quá ngắn là bị điệu lên văn phòng cảnh cáo! (Các soeurs cũng khôn lắm, đuổi cô học sinh theo mốt về, thì cô nàng có cớ cúp cua, cho nên thường chỉ bị kêu lên văn phòng nghe giảng morale thôi). Sau này thì các soeurs "ma-lanh" hơn, hình phạt cho cô nàng thích theo mốt, là phải bận chiếc váy dài, rộng thùng thình của soeur đi vòng vòng trong sân trường. Bận một lần là tởn tới già, váy rộng, dài, coi chướng vô cùng, còn gì là dân chơi nữa! Các soeurs mà thấy các anh léo hánh đứng trước cửa trường là các soeur đuổi thẳng tay à. Thế là có anh tự nhiên ngoan hẳn, dành chở cô em ruột chanh chua đi học, để có cớ đứng trước cõng trường con gái! Có những anh thì "mặc dày", soeur đuổi đàng này, một chóc lại thấy anh xuất hiện đàng khác rồi. Các soeur cũng không thích học sinh ăn quà và đi học hơi trễ một chút là biết tay với các soeurs ngay. Thế mà ông Nguyễn Tất Nhiên bảo các soeurs hiền!!!

"Tuy các soeurs và bố mẹ canh kỹ vậy, nhưng tình yêu thắng thế tất cả. Bởi vì anh lẽo đẽo theo lâu quá mà. Cho nên mối tình kéo dài tới hai năm:

"Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng xanh xao
Hai năm trời mùa lạnh, cùng thở dài như nhau
Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng hư hao
Hai năm tình lận đận, hai đứa đành xa nhau... “

"Xa cách trong thời chiến hiển nhiên quá. Một kỳ thi không nắm vững là thấy Tương Lai hụt hẫn, không nằm trong tầm tay. Bốn năm đai. học coi như được thay bằng một bước vào đời xa lạ, khốc liệt.
"Người từ trăm năm về qua trường Luật
Người từ trăm năm về qua trường Luật
...Ta hỏng Tú Tài ta hụt tình yêu,
Thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi
Đau lòng ta muốn khóc, đau lòng ta muốn khóc “

" Sao lại là người từ trăm năm nhỉ? Có lẽ người thời nào cũng thế thôi, bước đầu đời hỏng làm ông Tú đời nay cũng đau như ông Tú trăm năm về trước! Thế đó, sự kết hợp của Phạm Duy và Nguyễn Tất Nhiên được giới trẻ đón nhận một cách nồng nàn, hiển nhiên như đời sống, như thời cuộc! Không phải là một hiện tượng, mà là những lời thốt ra tự nhiên từ giới trẻ, sống trong một thời đại mà tương lai không do mình định đoạt, tương lai nằm ngoài tầm tay với. Với tiếng hát ngọt ngào, trẻ trung, có âm hưởng vui, Duy Quang thật thích hợp với những bài hát này. Không hẹn mà nên, người con đầu của Bố Già Phạm Duy đã diễn đạt được tư tưởng và dòng nhạc tình của ông, giọng nhạc tình dành riêng cho giới sinh viên, học sinh. Duy Quang hát rất thoải mái, ngọt ngào, không trau chuốt, tựa như tiếng hát của chàng học sinh trong sân trường, ấm, nồng, gần gủi, thân quen.
"Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa
phất phơ đời sương gió, hồn mình gần nhau chưa? “

"Lời tình tự của đôi trẻ, tình yêu đầu đời không có đoạn kết, nhẹ nhàng, buồn mơ màng như khói sương, như làn mưa bay trong thành phố, như hạt bụi li ti lấm vào áo nàng, như chiếc xe cũ kỹ của chàng.

" Thời đó, Phạm Duy không chỉ có những bản tình ca phổ từ thơ Nguyễn Tất Nhiên, ông còn có "Con Qùy Lạy Chúa Trên Trời", thơ Kim Tuấn, "Con Đường Tình Ta Đi " hay "Trả Lại Em Yêu" , để ghi dấu những mối tình học trò trên những con đường không tên, những ngày gặp trong quán nhỏ, uống nước chanh, nước dừa và môi em "ngọt".

"Trả lại em yêu con đường học trò
Những ngày Thủ Đô tưng bừng phố xá
Chủ nhật uyên ương, hẹn hò đây đó
Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”

"Qua nghìn lời hát, tất nhiên Nhạc Sĩ Phạm Duy đã có những lời ca bóng bảy hơn nhiều để tả những mối tình của Thủ Đô chiều Thứ Bảy, sáng Chủ Nhật, phố xá tưng bừng, nhưng những những dòng thơ của anh thi sĩ trẻ Nguyễn Tất Nhiên, mới thực sự là tiếng nói của giới trẻ, là những dòng tâm tình thoảng một chút bất cần đời, hoang dại, bụi bặm, ngây thơ, không toan tính gì với tương lai.

" Cám ơn "cái đầu trẻ" của Bố Già đã nhìn thấy những dòng nhạc nhảy múa trên những câu thơ của anh chàng học trò thi sĩ. Những bài hát này mãi mãi ghi dấu một quãng đời những tưởng khô khan, buồn nản, vì chiến tranh, bom đạn, nhưng sự thật đã là một thời của một giới trẻ lớn lên vẫn thấy đời thơ mộng, lãng mạn, đáng yêu. Trong cái lãng mạn ấy có một chút vị đắng, xót xa của bấp bênh, để đi đến một ý nghĩ: "Thà như giọt mưa bay lất phất trong thành phố, vỡ trên tượng đa, có còn hơn không ù .. . Mặc thời cuộc, người thanh niên vẫn đưa tay hái trái táo, nếm vị tình yêu. Tình yêu hiện diện trong bất cứ hoàn cảnh nào, có mãnh lực đặc biệt, làm mờ đi nỗi lo lắng, buồn khổ, thời sự chung quanh.

Ôi! những bài hát đã đóng góp cho nhạc Tình VN, thời Nhạc Vàng có một không hai trong lịch sử Âm nhạc VN, nhạc của thời lớn lên trong khói đạn nhưng vẫn đầy chất lãng mạn, thơ mộng qua muôn nghìn lời ca, điệu hát. (Trần Viết Minh-Thanh, 13/9/04 nguồn vn.net)


Image Hosted by ImageShack.us
(photo source)
Xin cám ơn bài hát, và mùa hè vẫn cứ lập lại ... nhung nhớ, thương iêu ...

phươnga


(bấm vào để nghe : Thà như giọt mưa - Thơ Nguyễn Tất Nhiên - Nhạc Phạm Duy - Ca sĩ Vũ Khanh)

nước Nga

a
333 magnify

Putin arvosteli epäsuorin sanakääntein Viroa Punaisella torilla Moskovassa pitämässään puheessa. (ANATOLY MALTSEV / EPA)

***

trích Diễn văn của tổng thống CHLB Nga Vladimir Putin (8 phút 05 giây)
tại Lễ Kỷ niệm 60 năm chiến thắng phát xít Đức, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, Moscow , 9.5.2005

... Thưa các bạn!
Chúng tôi không bao giờ chia chiến thắng ra thành của mình và của người khác. Chúng tôi không bao giờ quên sự giúp đỡ của các đồng minh Mỹ, Anh, Pháp và các nước khác trong khối đồng minh chống Hitler, không bao giờ quên những người chống phát xít ở Đức và Italia.
Hôm nay, chúng ta tôn vinh lòng dũng cảm của tất cả những người cùng châu Âu đã đứng lên chống lại chủ nghĩa quốc xã.


Nhưng chúng ta cũng biết rằng, trong những năm chiến tranh, Liên Xô đã mất hàng chục triệu công dân, những người đã ngã xuống trên chiến trường thuộc đủ mọi dân tộc thuộc Liên Xô cũ. Mọi dân tộc, mọi nước cộng hòa thuộc Liên Xô khi ấy đều đã gánh chịu những tổn thất không gì bù đắp nổi. Nỗi bất hạnh đến với từng ngôi nhà, với mỗi gia đình. Bởi thế, 9.5 là ngày thiêng liêng đối với mọi nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập. Chúng ta có chung nỗi đau, chung ký ức và chung nghĩa vụ đối với các thế hệ tương lai. Chúng ta nhất thiết phải truyền lại cho con cháu tinh thần anh em lịch sử, tinh thần chung sự nghiệp và chung hy vọng ấy. Tôi tin tưởng rằng tình anh em và hữu nghị của chúng ta là độc nhất vô nhị trong lịch sử.


Với các nước láng giềng gần gũi và với mọi quốc gia trên thế giới, nước Nga sẵn sàng xây dựng những mối quan hệ không chỉ được củng cố bởi các bài học từ quá khứ, mà còn bởi các nỗ lực hướng tới một tương lai chung. Bài học lịch sử cho thấy rằng, các quốc gia và dân tộc nhất thiết phải làm tất cả để không bỏ sót sự ra đời của các học thuyết chết chóc mới, cũng như những mối đe dọa mới.

Bài học chiến tranh khẳng định rằng, về hùa với bạo lực, thờ ơ và đợi thời, sẽ chỉ dẫn đến những thảm họa tầm cỡ toàn cầu. Bởi vậy, đối mặt với nguy cơ tồn tại thực tế hiện nay của chủ nghĩa khủng bố, chúng ta phải trung thành với ký ức về cha ông chúng ta, phải bảo vệ trật tự thế giới được xây dựng trên nền tảng an ninh và công bằng, trên nền tảng đánh giá quan hệ mới, không cho phép tái diễn cả chiến tranh lạnh lẫn chiến tranh nóng.


Từ khi thời kỳ đối đầu toàn cầu kết thúc, chúng ta đã có những bước tiến đáng kể hướng tới mục tiêu cao quý là đảm bảo hòa bình và yên lành cho châu Âu. Và chúng ta xây dựng chính sách của mình trên cơ sở những lý tưởng tự do và dân chủ. Mỗi nước có quyền tự chọn cho mình con đường phát triển riêng. Chúng ta xây dựng chính sách trên cơ sở lòng tin và tìm kiếm triển vọng văn minh cho tất cả các dân tộc - những ai đã nếm trải kinh nghiệm khó khăn và đối đầu, và đủ khả năng tìm ra con đường mới cho đối thoại và hợp tác quốc tế. Ví dụ tiêu biểu của một chính sách như vậy là sự hòa giải lịch sử giữa hai nước Nga và Đức. Tôi cho đó là một trong những thành tựu quý giá nhất của châu Âu thời hậu chiến. Đó là ví dụ xứng đáng để phổ biến trên chính trường hiện đại.... (xem)

***

"Chiến Tranh và Hòa Bình" là một đại tác phẩm trình bày về đời sống con người với nhiều thăng trầm, gồm đủ hy vọng, tham vọng, thỏa mãn, đau thương, tương khắc… Đại Văn Hào Leo Tolstoy đã mô tả đời sống là gì bằng nhiều hình thức và tác giả đã tìm hiểu ý nghĩa của đời người với các mặt xấu như lòng ích kỷ, lòng tham vật chất và những yếu tố cản trở cách phát triển những đức tính tốt, tương phản với tình yêu là thứ giúp vào sự phát triển, làm cho con người hạnh phúc. Qua đại tác phẩm này, các tương phản đã diễn ra : vui với buồn, hy vọng với thất vọng, gia đình tương phản với xã hội, tinh thần khác với vật chất, tính ích kỷ so với lòng nhân đạo. Các nhân vật cũng trái ngược nhau : Andrey hạnh phúc và Pierre gian nan, đau khổ, Helene theo vật chất, ích kỷ, vô luân, trái ngược với Natasha có tình thương và các đức tính tốt khác. Đời người phát triển theo nhịp lên xuống, gặp các chống đối, gặp cõi chết hay đổi hướng đi. Cuộc đời của Pierre sẽ ra sao nếu không kết hôn với Helene, nếu không tham dự vào trận chiến Borodino? Giòng đời tới các khúc quanh mà tác giả gọi là chiến tranh. Một số nhân vật đã dùng nghị lực để chuyển hướng cuộc đời như Dolohov, Boris, Berg và tác giả Leo Tolstoy cho rằng sự chịu đựng gian nan làm tinh thần phát triển. Việc cứu xét các anh hùng, các vĩ nhân có phải là công việc tìm hiểu lịch sử không? Napoléon tượng trưng cho sự tự do của nhân loại hay mối đe dọa nền hòa bình của châu Âu?


Đại Văn Hào Leo Tolstoy đã viết ra đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình" để bàn luận về phương pháp tìm hiểu lịch sử, tìm hiểu về đời người và cõi chết, và tác giả cho rằng các hiện tượng xã hội, chính trị, kinh tế chỉ là các biến cố bên ngoài (outer accidents) và các biến chuyển bên trong (inner events) chính là các kinh nghiệm thực sự, tức thời của đời người. Cõi chết tới với mọi người và chỉ có tình thương yêu (love) mới làm cho con người hạnh phúc.

Nhà phê bình văn học William Lyon Phelps đã gọi đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình" là một cuốn từ điển về đời người, bao gồm bên trong muôn vàn kinh nghiệm sống. Và qua các tác phẩm, Đại Văn Hào Leo Tolstoy đã gây ảnh hưởng tới nhiều nhà viết tiểu thuyết sau này như Thomas Mann, người đoạt Giải Thưởng Nobel về Văn Học, tới Marcel Proust, tác giả bộ tiểu thuyết "Đi tìm Thời Gian đã mất" (In Search of Lost Time), tới Stephen Crane với tác phẩm "Biểu hiệu đỏ của lòng Can Đảm" (The Red Badge of Courage), tới Henry James và James Joyce trong cách đối thoại nội tâm (interior monologues). Phạm văn Tuấn

Mời các bạn đọc nguyên bản War and Peace của Leo Tolstoy

Lốc xóay

Lốc xoáy gây chết người tại Cà Mau 00:28:24, 24/04/2007

Chiều qua 23.4, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã xảy ra một cơn lốc xoáy kèm theo mưa lớn kéo dài từ 15 - 16 giờ. Anh Phan Thanh Phục, Trưởng đồn biên phòng 692 cho biết cơn lốc xoáy đã làm sập và tốc mái trên 500 căn nhà tại các khóm: 1, 2, 3, 5 và 6 tại thị trấn Sông Đốc; đã có 12 người bị thương và 1 học sinh chết.

Theo cô Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng trường Tiểu học số 6, vào lúc 15 giờ khi cả trường đang học như thường lệ có mưa đổ lớn kèm theo gió xoáy dữ dội. Chỉ trong chớp mắt toàn bộ trần nhà của các dãy phòng học đã bị cuốn mất. Mọi việc xảy ra quá nhanh khiến thầy cô không kịp trở tay, chỉ kịp chia nhau sơ tán các em học sinh. Tuy nhiên, lốc đã cuốn mái tôn của các nhà dân kế cận bay qua trường làm 3 học sinh bị thương. Đau lòng nhất là em Trần Thị Thùy, lớp 5 đã chạy thoát ra ngoài nhưng quay lại trường để lấy cặp sách đã bị mái tôn phang trúng và cây đè lên ngực thiệt mạng. (Tiến Trình)

Mỹ: 75 trận lốc xoáy trong vòng 24 giờ
08/05/2007

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương khi các cơn bão kéo theo 75 trận lốc xoáy tấn công vào bang Kansas và Oklahoma chỉ trong 24 giờ từ ngày 5 đến 6/5, bà L.Feltman - giám đốc Trung tâm Cứu hộ thiên tai Lutheran cho biết

Ước tính khoảng 95% cơ sở hạ tầng như trường học, các trung tâm thương mại…của thị trấn Greensburg (bang Kansas) đã bị hư hỏng hoặc bị phá huỷ hoàn toàn. Lực lượng cứu trợ đã không được phép tiếp cận khu vực này vì các cơ quan dự báo khí tượng cảnh báo cơn bão vẫn còn tiếp tục.
Các cơn lốc xoáy này có đường kính rộng tới 16 km và có sức gió mạnh tới 265 km/giờ. Các công tác tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang được nỗ lực thực hiện. Nguồn:Theo S.A - VNMedia.Vn-8/5/2007, 15:19 GMT+7

Lốc là những xoáy trong đó gió trong hoàn lưu nhỏ cỡ hàng chục, hàng trăm mét. Lốc xoáy là những xoáy nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không thể dự báo được. Nguyên nhân sinh gió lốc là những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ. Trong những ngày hè nóng nực, mặt đất bị đốt nóng không đều nhau, một khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuận lợi sẽ nóng hơn, tạo ra vùng khí áp giảm và tạo ra dòng thăng. Không khí lạnh hơn ở chung quanh tràn đến tạo hiện tượng gió xoáy, tương tự như trong cơn bão. Tốc độ gió của lốc tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt. (nguồn www.thoitietnguyhiem.net)

Lời bình : khí nóng bốc lên, càng nóng càng bốc. đáng sợ, đáng sợ ? (Hai nhóm học sinh chém nhau, 1 người chết, 8 người bị bắt - Thanh Niên 7.5.2007) !!!

tPhương

Làm ăn

n
333 magnify

với tất cả tình cảm thương yêu ủng hộ
và cầu mong may mắn
cho "việc làm ăn" của mọi teen (người ... nhỏ mà có tâm thế ... đáng nể phục)

1. Tâm sự của chú bé bán diêm trở thành tỷ phú

Khi mới 5 tuổi, Ingvar Kamprad (người Thụy Điển) đã có phi vụ kinh doanh đầu tiên: bán những que diêm cho hàng xóm. Sau đó, ông bán cá, rồi những đồ trang trí trong ngày lễ Giáng sinh, hạt giống và bút bi.

"Trong lĩnh vực kinh doanh, tôi nghĩ rằng mình khác người ở chỗ đã bắt đầu kinh doanh từ khi còn rất nhỏ. Đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ cảm giác sung sướng khi cầm trong tay những đồng tiền đầu tiên kiếm được. Khi đó, tôi mới hơn 5 tuổi một chút.

(xem vnExpress Thứ hai, 7/5/2007, 13:16 GMT+7)

2. Khi sinh viên phục vụ sinh viên

Ký túc xá Đại học Quốc gia (TPHCM), nơi sinh sống và học tập của gần 7.000 trí thức, là nơi mà đi đến đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh những sinh viên (SV) đồng trang lứa phục vụ lẫn nhau…

Công việc: Bán bánh mì, dọn vệ sinh...
...

Từng đi làm phục vụ bàn ở nhiều nơi như nhà hàng, quán cơm, đi dạy kèm, Dương Hào tâm sự:“ Phục vụ SV là phục vụ những người đồng trang lứa nên mình luôn có cảm giác thân thiện, được mọi người thông cảm hơn, có những sai sót nhỏ thì dễ dàng bỏ qua cho nhau”.

Cũng không ở môi trường nào mà người bán bánh mì - bạn Thùy Nhiên - có thể “bắt” khách hàng - cũng chính là các bạn của mình trong lúc đông khách thì quạt than, nướng thịt, gói giùm... Theo Đinh Hằng (xem)

3. NXB ĐHQG HÀNỘI á - CŨNG ĐƯỢC

Chuyện là thế này, năm nay thi ĐH có 4 môn thi trắc nghiệm, bộ Giáo Dục hợp đồng với NXB ĐHQGHN in nửa triệu bản sách hướng dẫn ôn thi trắc nghiệm 4 môn đó (các bạn đi mua sách thì biết, sách bình thường chỉ in 1000-2000 bản, sách Best Seller kiểu Nhật kí Đặng Thùy Trâm thì khoảng 50.000 bản, còn sách này, 500.000 bản, tự thấy độ hoành tráng ná). Vâng, việc in sách của bộ với NXB thì chả liên quan gì tới chúng tớ, nhưng thầy giáo dạy môn lý quang của chúng tớ là thầy Phùng Quốc Bảo, giám đốc NXB, thêm vào đó, việc in bộ sách này cần sự giám sát, đảm bảo ko lọt nội dung, bìa biếc ra ngoài để chống việc in lậu. Sách được phát hành trên cả nước vào 24/3, nếu mà có trước là hỏng hết mọi chuyện. Ồ, thế là thầy Bảo gọi cho thằng lớp trưởng, lớp trưởng rủ tớ đi làm. Làm gì ? Giám sát. Tức là đi đi lại lại, nhìn nhìn ngó ngó, xem xét việc in ấn, đóng bìa, cắt sách, dán tem, vào hộp… (xem, blogger Phí Hồng Thái)

4. du học sinh (blogger Trí du học sinh ở Nga)

Chubby
Cha` cha`, Tri co part-time job hay ghe nhi! Chung nao qua Nga se lien he mua ve cua Tri de bay ve nha, hehehe Wednesday April 11, 2007 - 11:50pm (ICT)

buma oi,dich vu that hap dan^^ co' nhiu $ thi moi` buma di an Mac voi nha.Ung ho+lang xe^ .......ura Wednesday April 11, 2007 - 12:27pm (PDT)

Tri làm ăn cò con, buôn thúng bán bưng, kiếm chút tiền còm, lấy vui là chính thôi mà ^.^ Wednesday April 11, 2007 - 01:54pm (PDT)

Stubb… Hihi... Hè này mình về, nhất định sẽ mua vé chỗ bạn xóa đói giảm nghèo dùm bạn. À à, nhưng hè này mình về muộn lắm, kô có vé sau 15-7 hẻ? Cho rẻ thêm lần nữa chứ :D Thursday April 12, 2007 - 01:43pm (ICT)

ngo gai hìhì, cùng làm cò con, em có vé Hn rẻ hông? bán cái..Thursday April 12, 2007 - 02:25pm (ICT)

Khánh… :)) Trí ụt ụt cũng làm đại lý vé nữa hả
Nếu mà không có chỗ nào bán vé rẻ hơn chỗ Trí thì Hiền sẽ mua ủng hộ quỹ xoá đói giảm nghèo cho Trí ụt ụt hihi Thursday April 12, 2007 - 11:50am (MSD)

Tri @Hiền: làm gì có chỗ nào rẻ hơn nữa :D Trừ khi người bán có tình ý gì với Hiền heo nên bán phá giá hơn cả giá của Trí =))
@Chị Vy: bán vé trả bằng xoài nhé ^.^
@SLB: Có vẽ về sau ngày 15/7 đấy. Nếu bạn tin tưởng vào dịch vụ mua vé của mình thì mình sẽ bán giá ưu đãi cho bạn ^.^ Thursday April 12, 2007 - 02:34am (PDT)

5. HỌC TRÒ TÔI

Sw33ty - sHoP , ba'n ca'c loai da^y deo co? , vo`ng deo tay kool ... kool... cho nhung ai sa'p teen , dang teen va` tha^.m chi' da~ qua teen va~n co' nhung style phu` hop :

http://blog.360.yahoo.com/blog-PMSQdnsibPWoJICr_rfaqxcLSQ--?cq=1&p=1#comments

Mai dzo^ ..... check it out .... gia' ca? ra't ukie , ngoa`i ra co`n nha^n design theo y' tuong cua ca'c ba.n , co' tat ca ca'c ma`u hat : den , trang , do , hong , vang , xanh duong , xanh chuoi , cam , tim ... voi' tat ca ca'c ki'ch co~ .... nha`o dzo^ ung ho^ cho Kem Dau va` Soya nha ca'c ba'c , ca'c anh chi. , ca'c em da'ng iu...

LOVE....MUCH...MUCH ...!!!

(xem , blogger Kem Dau)

6. và còn ... ?

Con gái, chắc con biết Bố nói ai ở đây. Và lẽ nào "con hát cha khen hay" ?

tPhương

Cát và Đá

333 magnify

Cám ơn Mai Chi đã gửi. Cám ơn vì tình bạn chúng ta, cám ơn những tranh vẽ trong các slides, cám ơn một điều RĂN. Thấy hay xin được post lên đây để cùng chia xẻ với mọi người.

(Mai Chi cho xin source của file luôn nhé, để tiện post. Cám ơn. Phuonga)

Mời xem . Xin bấm vào (nếu máy có PowerPoint Viewer) hoặc bấm nút Play xem phim

Image Hosted by ImageShack.us
Người ta nói cần một phút để tìm xem ai là người đặc biệt, một giờ để thấy người ấy đáng qúy, một ngày để qúy mến, nhưng hết một đời đâu dễ đã quên
Gửi người bạn trên thế giới blog

Đi xa Về gần

photo on www.dongdu.org

Image Hosted by ImageShack.us

Nơi xa thì đành lạ lẫm, đất xa thì đành nhớ thương, trời xa thì đành bơ vơ, người xa thì đành ... tội lắm người ơi ! Tôi viết mà tưởng tượng đứa con gái tôi, học trò tôi đi học xa phải dằn lòng nén cảm xúc, tự hứa, tự đấu tranh ... như thế nào cho yên lòng người ở lại nhà ?

Đi du học, đi du học ..., hỡi ai đã, đang hay rồi sẽ chia xa ? nói gì để chia xẻ với nhau ? Dù bạn ở đâu Nhật, Úc, Sing, Pháp, Canada ... hay có ở VN chắc là cũng cảm nhận những nổi niềm như blogger Dương quốc Khánh nè :

< Đi du học có nghĩa là mỗi buổi sáng thức dậy tự hỏi mình đang ở đâu và sắp làm gì. Nhìn ra cửa sổ thấy sương lạnh buốt và biết mình có một ngày dài để chiến đấu. Nghe tiếng mình nhỏ nhẹ trong lòng, ráng lên nào, sống vì tương lai.
Đi du học có nghĩa là trắng. Gió lạnh thổi tan nắng mỏng manh khiến da vàng cũng thành trắng xanh, trắng muốt. Và gió thổi bay cả những gân hồng ngọt ngào của một đất nước xa xôi, thổi khô nước mắt và lạnh trái tim.
Đi du học có nghĩa là nhìn theo cái vẫy tay xa xăm của bố sau lớp kiếng ngăn cách, là nụ cười và lời chúc của bạn tiễn đưa, là nước mắt của mình sau lớp chăn bông dày, là câu hứa năm sau gặp lại bật ra trên những đôi môi run, là thời gian rất dài...
Đi du học có nghĩa là tức tối khi muốn viết câu văn hay mà từ vựng lại nằm đâu đó quá xa trong cuốn từ điển dày cộm, là bực bội khi bài kiểm tra toàn chỉ được 9.5/10, là mệt mỏi khi quyển sách lịch sử quá dày mà mắt đã đỏ vì thức khuya, là ngu ngơ tập phát âm thêm một thứ ngôn ngữ khác nữa ngoài tiếng Anh và tiếng Việt, là vụng về nhặt lưỡi dao lam lên hoàn thành một project cho lớp art, à một ngôi trường mới toanh với những luật lệ.
Đi du học có nghĩa là lớn lên. Lấy giấy tờ và đôi co vì một quyền lợi, nắm tương lai trong tay và tự đóng khuôn để đúc chính mình, rớt vào một mặt khác của trái đất, nhận thấy những điều mình hiểu lâu nay không đơn giản như mình hiểu, sợ hãi trước cuộc đời nhưng nôn nóng muốn đương đầu với nó.
Đi du học có nghĩa là bố mẹ vất vả và sau lưng bố mẹ là những núi đá nặng trịch, còn trước mặt mình lại là tương lai thênh thang. Má ấm lên giọt nước mắt, vì tình yêu bao la có nghĩa là hy sinh với nụ cười trên môi.
Đi du học có nghĩa là tự hào. Tự hào thấy mình thay đổi, tự hào thấy mình đang lớn, tự hào vì mình được yêu thương.
Đi du học có nghĩa là tự hứa nhiều lắm. Tự hứa với mình, với người ta, với gia đình, với bạn bè. Tự hứa không được lãng phí những gì đã hy sinh. Tự hứa và tự gắng sức hoàn thành lời hứa.
Đi du học có nghĩa là đi học ở xa, rất xa, rất rất xa.

Và một buổi sáng chủ nhật của một du học sinh, nghĩa là như thế đấy !> (xem Định nghĩa du học - Dương quốc khánh)

Nghĩa là như thế đấy, và ... như thế này : blogger NITE BIANCA :

< tại sao lại đi du học khi biết ấy,
buồn cười
ai nghĩ mình sẽ như thế này hả ấy
lần đầu gặp, lần thứ hai nói chuyện, có ai nghĩ đến hôm nay lại dzậy ko hả
wan tâm chỉ được thế kia - nhớ nhung cũng chỉ được thế này
giá như hôm nay là ngày hôm đó ...(xem lời chưa nói - Nite Bianca) >

  • *NITE…
  • Offline IM

    em cung tan truong ve...nhung ko me ko ba don ! kha kha !
    (Sunday March 25, 2007 - 09:42pm (NDT)
    Trích comment entry Đón con)

Tưởng, không xa lắm đâu, gần về.
Ừ, khi con đi xa là con đã lớn, tới đích mong muốn của mẹ cha.
Con vươn lên, là con đã về gần !

tPhương

Hai lá thư

Lá thư học trò...

TTO - Học sinh ngày nay mong mỏi gì ở thầy cô giáo của mình, và nhất đó lại là thầy cô giáo thực tập? Thứ Bảy, 28/04/2007, 18:21 (GMT+7)

Thưa thầy!

Thay mặt cho tập thể lớp 11A10 - một tập thể nhỏ bé với 26 cái miệng có thể hoạt động liên tục, không ngừng, không cần xài pin, sạc điện, bảo trì vẫn có thể chạy tốt, rất tốt, cực kì tốt trong chín tháng liền, em xin cảm ơn thầy vì tất cả những gì thầy đã làm cho lớp em trong một tháng ngắn ngủi vừa qua.

Thưa thầy, ở Sài Gòn ba năm rồi chắc thầy cũng cảm nhận đuợc cuộc sống của nó. Nhịp sống quá nhanh, con người quá vội vàng, không hẳn là vô tình, nhưng gặp rồi lại thôi, xa là quên, nếu có duyên gặp lại thì may ra mới nhớ, nhớ mang máng thôi, không ai mãi nhớ thương về một người nào đó chỉ sau vài lần gặp. Thế mà thầy lại quá thừa rảnh rỗi để nhớ thương cả một tập thể 26 người. Ui, thầy làm chúng em xúc động quá thầy ui!

Thầy biết không, mới đầu em và cả lớp rất bực mình vì sau giờ học đứa nào cũng phải lao đi học thêm hoặc về nhà nghỉ ngơi chuẩn bị cho tiết buổi chiều, thế mà thầy lại te te vào lớp, nói gì mà không nghe gì hết trơn (úi, tha cho em, tại giọng thầy lạ quá mà). Nhưng rồi chợt nghĩ thầy cũng mệt vậy, tại sao làm những việc không cần thiết như vậy mà chẳng được gì, quơ cả nắm bực bội vào người nữa chứ (nói có ai nghe đâu), nhất là dáng gầy gầy nhỏ nhỏ đạp xe đi về, em lại thấy tội tội. Vào có chút xíu, nói một chút xíu, rồi lại đạp xe về. Dù không nói ra, nhưng em chắc đứa nào trong lớp cũng rung rinh trước tấm lòng của thầy rồi đó. Thầy có vui không?

Em là một người rất đãng trí mà em cá lớp em cũng là một đám đãng trí nốt. Năm sau thầy có gặp lại bọn em thì chưa chắc bọn em nhận ra thầy đâu (thực tế phũ phàng nhưng thầy đừng quá sốc nha). Em không chắc lòng lớp em có bùi ngùi khi xa thầy hay không nhưng em chắc rằng tụi nó rất khoái thầy chủ nhiệm á. Lí do là thầy hiền khô, dễ bắt nạt, quan tâm đến lớp hơi bị nhiều nhiều, cộng thêm giọng miền Trung là lạ nữa. Riêng em, em không buồn chút nào hết vì thầy có con đường riêng của thầy, thầy đã chọn nghề giáo, thầy chấp nhận dừng lại bên bến sông đời, làm người lái đò đưa đàn em qua sông, còn chúng em vẫn đang ngồi trên đò, phân vân chọn bến đỗ bên bờ bên kia.

Mỗi người đều có một nhiệm vụ phải hoàn thành, một ngã ba đường để chọn, một con đường mà mình đã chọn để đi. Vì thầy và chúng em đã có duyên gặp gỡ, thầy đã cổ vũ bọn em cố lên, cho nên bọn em cũng đáp lại rằng “Dù trong bất kì hoàn cảnh nào xin thầy hãy luôn rộng mở trái tim đối với lũ học trò dại dột, để bọn em tự hào rằng trái tim thầy bọn em luôn lớn hơn bất cứ người nào khác vì thầy là thầy giáo”. Xin thầy hãy biến môn GDCD thực sự là môn GDCD của lớp trẻ, dạy cho chúng em biết yêu thương, tự tin, tự trọng, đoàn kết, dũng cảm…nhưng đồng thời cũng năng động, dán nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám thử thách bản thân, dám tranh luận, dám chỉ trích, dám làm những điều mà mình cho là đúng, dù có thất bại, dám làm tất cả những gì mà những teen trên thế giới dám làm! Xin thầy hãy dạy cho bọn em những gì mà bọn em sẽ cần trên hành trang hội nhập vào thế giới.

Bọn em muốn học từ chính người thầy của mình chứ không chỉ qua sách báo, Internet đâu thầy.

Cuối cùng em xin chúc thầy sẽ trở thành một người thầy tuyệt vời.

Nhắn nhỏ với thầy nha: chắc thầy chưa bao giờ đọc truyện tranh Nhật Bản đâu thầy ha, nhưng có bộ truyện GTO - Great teacher ozuma - Tôi đi tìm tôi, nói về hình ảnh thầy giáo trong học đường - rất là tuyệt vời. Một bộ truyện nổi tiếng của Nhật ở thể loại này làm cho bao nhiêu fan truyện tranh chết mê chết mệt (trong đó có em). Đọc hết truyện, đến tập cuối cùng, em phục lăn ông thầy giáo trong truyện đó thầy: tấm lòng đối với học sinh không thể nói hết được, yêu thương, hòa đồng với học trò nhưng rất nghiêm khắc, dạy cho chúng không phải những bài học khô khan mà dạy cho những học sinh cá biệt ấy những bài học làm người. Nếu sau này thầy được học trò gán cho biệt danh “Ozuma” thì thầy cũng đừng ngạc nhiên nha. Điều đó chứng tỏ thầy được học trò quý mến lắm đó. Và xin thầy đừng để lá thư này bay lung tung nha, lớp em và em sẽ mắc tội không tôn trọng thầy cô vì dùng ngôn từ hơi thoải mái ấy ạ.

Thầy mạnh khỏe nha.
Thay mặt lớp 11A10
Lớp trưởng
NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH
Image Hosted by ImageShack.us

(by Foto Blitz Color) Xin Thầy hãy dạy cho con tôi
Bức thư của cố Tổng Thống Abraham Lincoln (1809-1865) gửi thầy hiệu trưởng nơi trường con trai ông theo học.

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biét cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố...

Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháy biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...

Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tải làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng...

Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhận loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn. Abraham Lincoln

Tiếng Việt (4)

333 magnify

Như đã hẹn, xin trở về phần 4 của lọat bài " sinh sự ... ngữ" (ý là lọat bài "Sinh ngữ" ...). Ừ, "ta tắm ao ta" thử dọa ... mình xem vẫn "dám" yêu tiếng nước tôi không ? Những bài trích dưới đây không phản ảnh "quan điểm" khen chê gì của người viết entry này, chỉ vì bắt gặp những ý kiến rất thú vị, và cảm thấy mình học được nhiều lắm nên đưa lên ... chia xẻ ! A lô, a lô rồi nhá !

Tôi mở màn bằng câu nói của người ... nam bộ :" Cô đó đẹp quá trời, lỗ mũi cao ghê !" Hi hi, nói thì trúng mà có đúng không khi "lỗ" mà ... "cao" ?

Và, bạn tôi - sống xa xứ đã lâu - không quen nghe cụm từ "hòanh tráng" phát biểu ... "vô tư" nên thua đậm
<> Văn hóa "đọc" >

Theo tui, cái gì nhìn hoài quen mắt. Nói hoài sẽ quen cái mồm. Nhai hoài sẽ quen khẩu vị. Ngày xưa thiếu thịt, ăn miếng thịt chó lấy làm "phững" ba bốn ngày liền. Lâu ngày không có chó mà ăn, bao nhiêu năm ăn lại thấy ngại mồm. Bây giờ cho chọn giữa thịt chó và thịt Đường Tăng, tui vui lòng xin miếng đậu phụ rán. Miếng thịt chó ..ngày xưa nghe đâu thơm tho, bây giờ giật mình nghĩ lại thấy...dã man. Chuyện chữ nghiã văn chương, theo tui cũng vậy. Thôi ! tôi cũng thưa ông, làm thầy như ông cũng ...kẹt. Mất dạy như tui coi như sung sướng tấm thân và cái đầu.
Nói cho ông biết chuyện nầy. Nhỏ thôi.. Nói nhiều người nghe tớ đau lòng lắm. Tớ thua một chầu bia có rượu thịt hẳn hoi. Thua đậm. Vừa thua vừa quê chịu không nổi.
Thua vì chữ "hoành tráng'. Theo tui, ngày xưa chữ nầy là tĩnh từ bổ nghĩa cho núi non, sông nước. Sau cái Sea Games chết tiệt, nghe đâu chữ nầy được ghép với cụm động từ ăn nhậu. Lúc đầu tui nghĩ chuyện đùa. Về quê tui, mấy anh em thương tình bao lâu không gặp. Tui sẽ đãi chú một bữa hoành tráng. Có đội văn nghệ nữa. Mình chơi thật hoành tráng..Từ văn hoá MỒM chuyển sang văn hoá ĐỌC. Tui cá với bạn tui rằng: Nếu ai nói thế, theo tui nghĩ là một cách noí đùa. Nếu tìm được sách vở báo chí nào viết thế, bao nhiêu tui cũng thua.
Thế là tui thua đau đớn. Ca Sĩ Hồng Nhung qua Trung Quốc. Phái đoàn được chính phủ Trung Hoa (Tàu) đãi một bữa tiệc hoành tráng. Bạn tui cắt báo đem cho tui xem. Xem xong may là tui chưa ...xỉu.
Tui làm việc đây. Chúc tất cả moị người một cuối tuần ăn chơi thật... hoành tráng.
(The-Thanh N)

<Tôi sợ... "khiêm tốn" lắm! Lao Động Cuối tuần số 15 Ngày 22/04/2007>

Có người viết: "Do ngân sách hạn hẹp, nên số vốn đầu tư vào công trình X. còn "khiêm tốn". Nói về việc thi đấu của các vận động viên Việt Nam ở các giải thể thao quốc tế, một số phóng viên viết: "Thành tích thi đấu của các vận động viên nước ta còn "khiêm tốn".
Trên phụ san báo Khoa học & Đời sống, số 113, tháng 1.1999, tác giả Nguyễn Phương lại viết: "Có hơn 30 loài cá heo sống ở vùng cực, trong đó có 5 chủng loại sống tốt ở vùng nước ngọt... Các loại cá heo này có số lượng "khiêm tốn" với khoảng vài ngàn con".
Biên tập viên VTV1, hồi 8 giờ, ngày 21.10.2003, trong phóng sự về trẻ em khuyết tật, đã nói (đọc): "Số lượng trẻ em khuyết tật hoà nhập vào cộng đồng còn "khiêm tốn".
Cũng trên VTV1, hồi 11 giờ, ngày 7.12.2005, khi nói về một giáo viên khuyết tật ở Thanh Hoá vẫn gắng gỏi vượt lên số phận, biên tập viên cũng nói: "Hai vợ chồng thầy giáo... với đồng lương "khiêm tốn".
Báo Đại Đoàn Kết, số 99, ra ngày 19.12.2006, trang 8, tác giả Trần Bảo Hưng viết: "Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế lần thứ 2: Một cuộc thử nghiệm thành công ở mức độ "khiêm tốn".
Báo Thanh Niên, số 354, ra ngày 20.12.2006, trang 5, phóng viên đã ghi lại lời của đại tá Chế Trường - Giám đốc Công an tỉnh Bình Định - nói về phương tiện chữa cháy trong vụ cháy chợ Lớn, TP.Quy Nhơn năm 2006: "Phương tiện phòng cháy, chữa cháy của đơn vị chức năng khá "khiêm tốn".
Báo Tiếng nói Việt Nam, số 05, ra ngày 16.1.2007, trang 14, có viết: "Chúng ta vẫn luôn cảm thấy lạ lùng khi một cô gái cao ráo thích một anh chàng có chiều cao "khiêm tốn"! v.v...
(Đào Ngọc Đệ - Hải Phòng)


Lạm dụng từ ngữ khi đặt tiêu đề - Báo chí Việt Nam>

Hôm nay tôi thử search cụm từ "tầm cao" và vô tình thấy bao la tót báo có 3 chữ "tầm cao mới".
Nào là "quan hệ Lào _Việt vươn đến tầm cao mới", "TDTT Vĩnh Phúc vươn lên tầm cao mới", "tầm cao mới trong quan hệ Việt Mỹ"...
Tương tự có nhiều từ ngữ được lạm dụng đến mức nhàm như "báo động từ", "thực trạng" ...Báo động từ các bãi đổ thải của ngành than ở Cẩm Phả, Báo động từ gạo hương lài Thái Lan, báo động từ những hố chôn gà vịt!...

banhbeo Ngày tham gia: Feb 21, 2006 Bài gửi: 7 Bài gửigửi: 20/10/2006


< href="http://www.vietnamjournalism.com/module.html?name=Forums&file=viewtopic&t=562">" hàng " hay " hằng " - Báo chí Việt Nam>

khi nói về một sự kiện thường xuyên người ta thường viết "hàng ngày", "hàng tuần" .v.v.. nhưng có tài liệu lại viết "hằng ngày", "hằng tuần" vậy viết thế nào cho đúng các bạn nhỉ?


hoanganh Ngày tham gia: Mar 31, 2006 Bài gửi: 6 Bài gửigửi: 31/03/2006

Suốt nhiều năm tôi viết hàng ngày, hàng tuần, nhưng về sau tra từ điển thì hóa ra "hằng ngày", "hằng tuần" mới đúng.
"Hằng" nghĩa là (hành động diễn ra) luôn, liên tục.
Chúng ta nói mãi thành quen nên có chữ khi chuyển sang "hằng" nghe hơi lạ tai, ví dụ "hằng năm". Nhưng thế mới là chuẩn đấy bạn ạ.

minhlq Quản trị Ngày tham gia: Nov 16, 2004 Bài gửi: 1237 Đến từ: Hà NộiBài gửigửi: 31/03/2006


Tít "hay" Báo chí Việt Nam >

Hà Nội: Nạn đái bậy hoành hành khắp nơi
KTĐT (04:54 18/01/07)
(Hanoinet) - Trên vỉa hè các đường phố, nơi công cộng, mọi người vẫn thường chứng kiến cảnh một ai đó đang kéo khoá quần “ôm cột điện”, hoặc “tưới gốc cây”. Hành vi này phổ biến tới mức nhiều người đã coi đây là “chuyện thường ngày"

laopham Ngày tham gia: Dec 13, 2006 Bài gửi: 18Bài gửigửi: 18/01/2007

Bài này là của Bùi Trần, đăng trên báo Thanh niên ngày 18/1 - trang Sống ở Hà Nội.
Thật sự thì tôi cũng chẳng hiểu các biên tập viên Thanh niên nghĩ thế nào (đáng trách đầu tiên là phóng viên đã) khi giật một cái tít như thế: Nạn đái bậy... Sao không là "Nạn "tè bậy" nhỉ?
Thiếu gì từ ngữ hay hơn, văn hóa hơn mà phải mồm năm miệng mười hô "đái bậy" như thế?!

vanquanglong Ngày tham gia: Jul 25, 2006 Bài gửi: 42Bài gửigửi: 19/01/2007


<>Cãi nhau với TiVi " >

- Trong một chương trình Me xanh :
MC hỏi các Me xanh :”Em muốn bạn em ăn nói với em như thế nào?”
Một Me xanh trả lời :”Em muốn bạn ăn nói lịch sự với em “.
Trời đất ơi !!! Apomethe mà nghe phải điều này thì chắc sẽ có một sợi mì bắn ra từ lỗ mũi …
- Rồi trong các thông báo thi thố, tuyển chọn gì đó, Họ cứ ra rả :”Các thí sinh đến đăng ký phải ăn mặc nghiêm túc, nói năng lịch sự …”
Có phải trong tiếng Việt, những từ được đệm thêm kiểu này là để biểu lộ cái ý chê bai không nhỉ ? Chê bai chỉ bẳng một chữ đệm ! Không cần dài dòng, chỉ một chữ thôi cũng đủ hạ người ta từ “Ông” xuống “Thằng” !!!
Có đáng để trân trọng, để gìn giữ , để lưu truyền cái nét tinh tế này không nhỉ ???
( blogger ChieuChieu0602)

<> Ngày tám tháng ba và tháng ba ngày tám Lao Động Cuối tuần số 9 Ngày 08/03/2007>

Ấy vậy mà trong tiếng Việt, hai cách nói này lại có "vấn đề" đấy. Ngày 8.3 bây giờ là ngày mà cả thế giới đều phải ghi nhớ. Đó là ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày lễ trọng đại của một nửa dân số nhân loại.
Quan trọng hơn, đó là ngày của phái đẹp, phái nữ với những phẩm chất và ưu thế rất đáng tôn vinh. Và đối với mỗi người Việt chúng ta, ngày này cũng chẳng còn xa lạ gì nữa. Ai đó mà cố quên hay vô tình quên thì quả là đáng trách.
Nhưng trong lịch sử dân tộc, cụm từ "tháng ba ngày tám" lại dùng để diễn tả một ngữ nghĩa hoàn toàn khác. Câu thành ngữ này đã vô cùng quen thuộc với mọi người dân nước ta, chỉ khoảng thời gian vào thời kỳ giáp hạt.
Thời kỳ này được tính vào quãng tháng ba và tháng tám âm lịch hàng năm, khi lương thực của vụ mùa trước đã cạn mà việc thu hoạch mùa tới chưa đến. Là một nước nông nghiệp chính hiệu, nhưng người dân nước ta trước kia lại quanh năm không đủ ăn.Cái đói giáp hạt tháng ba ngày xưa là khủng khiếp nhất. Nhà hết gạo, bếp hết cái đun, nhìn ra ngoài thì mưa phùn gió bấc, "đồng chua nước lạnh rét run thân cò".
(Ts Phạm văn Tình)

Ăn nói. Nói năng. Ngày tám tháng ba , tháng ba ngày tám. Có sợ tiếng Việt chưa nào ?

Hôm nay một tháng năm hay tháng năm mùng một ? Í, hôm nay ngày "lao động", xí, ngày nghỉ Lễ Lao dộng ... đi nghỉ lễ thôi ! ("đi ", mà "nghỉ " được ? nói có đúng sai , nói có trúng trật ... nhờ bạn chỉnh giùm)

tPhương cảm tạ.
(****) tiếp theo của Sinh ngữ 1, 2, 3

Entry for April 30, 2007

1812 OVERTURE

music Tchaikovsky

artist Vladimir Ashkenazy

St Peteburg Philharmonic Orchestra

featuring the bells and cannon of
the Peter and Paul Fortress in St Peterburg and shots fired by an artilery battery of the Leninrad Military District.

(mit den Glocken und Kanonen der
Peter und Paul Festung in St Peterburg sowie Schussen' die von einer Artillerieeinheit des Militarbeziks Leningrad adgefeuert werden)

Duyên dáng Vespa

333 magnify
(photo Phuonga : 28.4.07 đòan Vespa lên đèo Bảo Lộc dự Duyên dáng Vespa)


Đà Lạt với tôi hình như có duyên ? Lần nào bước lên Đà Lạt cũng là lễ hội. (ừ thì có lễ, "giáo ta" mới được nghỉ mà đi dung dăng dung dẻ chứ !) Lần này Đà lạt có " duyên dáng Vespa". Thật là hợp gu và gợi cho tôi rất nhiều ý tưởng. Ôi nào kỷ niệm thời xưa cũ với bạn bè, phim Roman Holliday, rồi chùm kiểu dáng Vespa classics scooter cho ai nào thích ngắm vespa... Tất tần tật bỏ vào entry này - một cái lẩu ... thập cẩm - xin bạn đọc tùy nghi chọn lọc (hoặc thêm gia vị) để thưởng thức theo gu của mình nhá !

Đà Lạt Festival :

Thành phố này ưa làm duyên & đủ cách làm dáng - festival Hoa, festival Trà, festival Vespa ...! Độc đáo cái đẹp lung linh như sương, rạng ngời như tia nắng mai, thơm tho mảnh ... hồn đẹp (chả gạo cá gì ăn đươc) ! Cám ơn thành phố rất điệu, rất lãng mạn cho người thích lên ... núi này ! Mà buồn, trưa nay 15 giờ không có mặt xem đòan diễu hành vespa sẽ phô bày vẻ đẹp "classics" quanh bờ hồ ! Cầu trời đừng mưa, rủi mưa xin đừng nặng hạt ! (thật ra tiếng Vespa nổ dòn trong mưa nghe ấm, nghe như là một bản "giao hưởng" dễ thương vô cùng) Bạn có đang ở Đà Lạt không ? Hãy thưởng thức giùm tôi tiếng máy xe dòn tan mà đằm thắm, chụp giùm tôi những tấm ảnh amateur đầy thi vị với nhá ! Vì hôm qua tôi đã vội về, chỉ chụp được vài tấm ảnh đòan vespa đang leo đèo đến với phố núi đầy hoa ...

Luyến nhớ !

Ngã lăn kềnh, đau không :

Xe nào mà không biết té ? Té bổ nhào là lọai xe choi choi, té lăn kềnh là lọai xe ... vespa. Xe nặng mà té không nặng đâu, khung xe nồi đồng cối đá mà ! Vespa như là tổng hợp các cặp đối chọi nhau.Đường nét đơn giản mà rất ... văn vẻ ! Nhìn chiếc Vespa có cảm giác rất chắc chắn, vững, nói thế nào nhỉ ? Rất ..."đứng" (là, chững chạc chẳng ngỗ ngáo tí nào) mà lại ... thanh thóat. Và nặng, đương nhiên, bởi vậy dựng xe phải có "thế", gạt chống, trụ chân phải, kê bắp chân vào cốp xe lắc nhẹ đầu gối như tác dụng một đòn bẩy. Thảnh thơi, xe đứng lên ...nhẹ nhàng kỳ lạ. Động cơ máy ở một bên hông, tưởng là không "cân" mà rất "đằm" . "Đằm" khi chạy, mà cũng biết ... ngã lăn kềnh đấy. Chuyện cách nay hơn 30 năm, chiếc Sprint bạn tôi phom phom đường Lý thái Tổ, gần bệnh viện Nhi đồng, thì xẹt một bé con chạy băng qua đường ẩu ... Éc, thắng và té cái rầm.Xe lăn kềnh trườc mặt đứa bé làm bé quiú chân cũng ngã ngay trước mũi xe. Bạn lồm cồm dậy, vội đến định đỡ đứa bé xem có sao không. Ái chà, đứa bé bò dậy còn lẹ hơn bạn, vẻ mặt hốt hỏang chẳng nhìn ai chạy ào tiếp bỏ mặt sau lưng tiếng gọi "em bé, em bé có sao không ?"


Image Hosted by ImageShack.us
my student (A2)

Đố bạn biết, tại sao em bé chạy lẹ ? Bạn tôi lẩm bẩm "chắc tại nó sợ mình la nó !" Ừ, chỉ "xe ngã" thôi, sao mình đau, tội cho em bé ngây thơ - ba hồn bảy vía bay - bởi em biết lỗi phải của mình !

Và gần đây hơn, hai mươi năm thôi, chiếc xe "bà đầm" chạy tàng tàng trên Lê Lai khỏang ga xe lữa cũ - gần công trường Quách thị Trang - một người lớn , không phải em bé tội nghiệp đâu - dưng không ào lủi đầu đâm vào xe. Ngã cái rầm. Xe có ngã đâu ? người ta lăn ... y như cầu thủ té trong vùng cấm địa, giảy đành đạch, giơ cánh tay máu me lu loa "chết tôi rồi, cán tôi rồi" "tiền thuốc men, tiền, tiền". Ăn vạ cũng coi mặt mà. Lo đôi co coi chừng túi xách, giỏ, cặp ... biến nhá. Ai đó la : Công an ! Công an đến ! Ô hô ... người máu me bò dậy ... chạy ? Đố bạn tại sao người bị thương mà lại chạy lẹ ? Bà con chung quanh cười "cái màn kịch ... thuốc đỏ í mà", chỉ tội mấy phụ nữ thương người dễ lọt tròng thôi. Người ngã - do hòan cảnh hay do tinh ma - mà sao đau lòng ... cách khác !

Này em bé ngã "hết hồn", này người ta lăn "điệu nghệ", Vespa có ngã lăn cũng chỉ ... kềnh ra. Còn ta ? hay là " vạ lây" làm ta ... đau đau thế nào ấy ?


Roman Holiday, mê lắm :

Tài tử gạo cội Audrey Hepburn và Gregory Peck đóng. Phim được đề cử 10 giải Academy Awards, và nữ tài tử Audrey Hepburn ôm một giải Oscar. Bạn trẻ có thể không biết phim này đâu, xưa rồi. Hòang Hải Thủy có truyện phóng tác hình như là "Công chúa Anne"(?). Một công chúa thời nay " nổi lọan" với luật với lệ trong cung, trốn ra ngòai phố. Cô gặp Gregory Peck, một nhà báo Mỹ. Cơ hội cho chàng phóng viên chộp một câu chuyện rất ... thượng lưu, rất ... ngàn năm có một ! Chàng vờ không biết thân phận của nàng công chúa để khai thác cho thiên phóng sự, cho danh vọng nghề nghiệp của mình. Sự trong sáng, ngây thơ, niềm vui hồn nhiên của cô gái nhỏ làm chàng trai ... rung động (thì love story mà). Kế họach săn một phóng sự đình đám không thành cũng bởi ... sự hồn nhiên chân chất. Một thứ tình cảm trong suuốt, chân thật ơi là, thấm đẫm phim, hay, đẹp ... lãng mạn !

Mê nhất là đôi tình nhân vắt vẻo trên chiếc Vespa scooter vi vu cảnh đẹp nước Ý.

Bạn có ... mê ? Đừng mắc cở, người trẻ ở Anh, các nước châu Âu thập niên 60 hồi đó cũng đã ... mơ rồi :

Vespa Vespa Roman Holiday ...

Vespa Vespa Dalat Holiday ...


tPhương

(ủa còn Vespa classics, thì ai muốn ngắm, xin bấm vào)