28 tháng 5, 2007

Tiếng Việt (4)

333 magnify

Như đã hẹn, xin trở về phần 4 của lọat bài " sinh sự ... ngữ" (ý là lọat bài "Sinh ngữ" ...). Ừ, "ta tắm ao ta" thử dọa ... mình xem vẫn "dám" yêu tiếng nước tôi không ? Những bài trích dưới đây không phản ảnh "quan điểm" khen chê gì của người viết entry này, chỉ vì bắt gặp những ý kiến rất thú vị, và cảm thấy mình học được nhiều lắm nên đưa lên ... chia xẻ ! A lô, a lô rồi nhá !

Tôi mở màn bằng câu nói của người ... nam bộ :" Cô đó đẹp quá trời, lỗ mũi cao ghê !" Hi hi, nói thì trúng mà có đúng không khi "lỗ" mà ... "cao" ?

Và, bạn tôi - sống xa xứ đã lâu - không quen nghe cụm từ "hòanh tráng" phát biểu ... "vô tư" nên thua đậm
<> Văn hóa "đọc" >

Theo tui, cái gì nhìn hoài quen mắt. Nói hoài sẽ quen cái mồm. Nhai hoài sẽ quen khẩu vị. Ngày xưa thiếu thịt, ăn miếng thịt chó lấy làm "phững" ba bốn ngày liền. Lâu ngày không có chó mà ăn, bao nhiêu năm ăn lại thấy ngại mồm. Bây giờ cho chọn giữa thịt chó và thịt Đường Tăng, tui vui lòng xin miếng đậu phụ rán. Miếng thịt chó ..ngày xưa nghe đâu thơm tho, bây giờ giật mình nghĩ lại thấy...dã man. Chuyện chữ nghiã văn chương, theo tui cũng vậy. Thôi ! tôi cũng thưa ông, làm thầy như ông cũng ...kẹt. Mất dạy như tui coi như sung sướng tấm thân và cái đầu.
Nói cho ông biết chuyện nầy. Nhỏ thôi.. Nói nhiều người nghe tớ đau lòng lắm. Tớ thua một chầu bia có rượu thịt hẳn hoi. Thua đậm. Vừa thua vừa quê chịu không nổi.
Thua vì chữ "hoành tráng'. Theo tui, ngày xưa chữ nầy là tĩnh từ bổ nghĩa cho núi non, sông nước. Sau cái Sea Games chết tiệt, nghe đâu chữ nầy được ghép với cụm động từ ăn nhậu. Lúc đầu tui nghĩ chuyện đùa. Về quê tui, mấy anh em thương tình bao lâu không gặp. Tui sẽ đãi chú một bữa hoành tráng. Có đội văn nghệ nữa. Mình chơi thật hoành tráng..Từ văn hoá MỒM chuyển sang văn hoá ĐỌC. Tui cá với bạn tui rằng: Nếu ai nói thế, theo tui nghĩ là một cách noí đùa. Nếu tìm được sách vở báo chí nào viết thế, bao nhiêu tui cũng thua.
Thế là tui thua đau đớn. Ca Sĩ Hồng Nhung qua Trung Quốc. Phái đoàn được chính phủ Trung Hoa (Tàu) đãi một bữa tiệc hoành tráng. Bạn tui cắt báo đem cho tui xem. Xem xong may là tui chưa ...xỉu.
Tui làm việc đây. Chúc tất cả moị người một cuối tuần ăn chơi thật... hoành tráng.
(The-Thanh N)

<Tôi sợ... "khiêm tốn" lắm! Lao Động Cuối tuần số 15 Ngày 22/04/2007>

Có người viết: "Do ngân sách hạn hẹp, nên số vốn đầu tư vào công trình X. còn "khiêm tốn". Nói về việc thi đấu của các vận động viên Việt Nam ở các giải thể thao quốc tế, một số phóng viên viết: "Thành tích thi đấu của các vận động viên nước ta còn "khiêm tốn".
Trên phụ san báo Khoa học & Đời sống, số 113, tháng 1.1999, tác giả Nguyễn Phương lại viết: "Có hơn 30 loài cá heo sống ở vùng cực, trong đó có 5 chủng loại sống tốt ở vùng nước ngọt... Các loại cá heo này có số lượng "khiêm tốn" với khoảng vài ngàn con".
Biên tập viên VTV1, hồi 8 giờ, ngày 21.10.2003, trong phóng sự về trẻ em khuyết tật, đã nói (đọc): "Số lượng trẻ em khuyết tật hoà nhập vào cộng đồng còn "khiêm tốn".
Cũng trên VTV1, hồi 11 giờ, ngày 7.12.2005, khi nói về một giáo viên khuyết tật ở Thanh Hoá vẫn gắng gỏi vượt lên số phận, biên tập viên cũng nói: "Hai vợ chồng thầy giáo... với đồng lương "khiêm tốn".
Báo Đại Đoàn Kết, số 99, ra ngày 19.12.2006, trang 8, tác giả Trần Bảo Hưng viết: "Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế lần thứ 2: Một cuộc thử nghiệm thành công ở mức độ "khiêm tốn".
Báo Thanh Niên, số 354, ra ngày 20.12.2006, trang 5, phóng viên đã ghi lại lời của đại tá Chế Trường - Giám đốc Công an tỉnh Bình Định - nói về phương tiện chữa cháy trong vụ cháy chợ Lớn, TP.Quy Nhơn năm 2006: "Phương tiện phòng cháy, chữa cháy của đơn vị chức năng khá "khiêm tốn".
Báo Tiếng nói Việt Nam, số 05, ra ngày 16.1.2007, trang 14, có viết: "Chúng ta vẫn luôn cảm thấy lạ lùng khi một cô gái cao ráo thích một anh chàng có chiều cao "khiêm tốn"! v.v...
(Đào Ngọc Đệ - Hải Phòng)


Lạm dụng từ ngữ khi đặt tiêu đề - Báo chí Việt Nam>

Hôm nay tôi thử search cụm từ "tầm cao" và vô tình thấy bao la tót báo có 3 chữ "tầm cao mới".
Nào là "quan hệ Lào _Việt vươn đến tầm cao mới", "TDTT Vĩnh Phúc vươn lên tầm cao mới", "tầm cao mới trong quan hệ Việt Mỹ"...
Tương tự có nhiều từ ngữ được lạm dụng đến mức nhàm như "báo động từ", "thực trạng" ...Báo động từ các bãi đổ thải của ngành than ở Cẩm Phả, Báo động từ gạo hương lài Thái Lan, báo động từ những hố chôn gà vịt!...

banhbeo Ngày tham gia: Feb 21, 2006 Bài gửi: 7 Bài gửigửi: 20/10/2006


< href="http://www.vietnamjournalism.com/module.html?name=Forums&file=viewtopic&t=562">" hàng " hay " hằng " - Báo chí Việt Nam>

khi nói về một sự kiện thường xuyên người ta thường viết "hàng ngày", "hàng tuần" .v.v.. nhưng có tài liệu lại viết "hằng ngày", "hằng tuần" vậy viết thế nào cho đúng các bạn nhỉ?


hoanganh Ngày tham gia: Mar 31, 2006 Bài gửi: 6 Bài gửigửi: 31/03/2006

Suốt nhiều năm tôi viết hàng ngày, hàng tuần, nhưng về sau tra từ điển thì hóa ra "hằng ngày", "hằng tuần" mới đúng.
"Hằng" nghĩa là (hành động diễn ra) luôn, liên tục.
Chúng ta nói mãi thành quen nên có chữ khi chuyển sang "hằng" nghe hơi lạ tai, ví dụ "hằng năm". Nhưng thế mới là chuẩn đấy bạn ạ.

minhlq Quản trị Ngày tham gia: Nov 16, 2004 Bài gửi: 1237 Đến từ: Hà NộiBài gửigửi: 31/03/2006


Tít "hay" Báo chí Việt Nam >

Hà Nội: Nạn đái bậy hoành hành khắp nơi
KTĐT (04:54 18/01/07)
(Hanoinet) - Trên vỉa hè các đường phố, nơi công cộng, mọi người vẫn thường chứng kiến cảnh một ai đó đang kéo khoá quần “ôm cột điện”, hoặc “tưới gốc cây”. Hành vi này phổ biến tới mức nhiều người đã coi đây là “chuyện thường ngày"

laopham Ngày tham gia: Dec 13, 2006 Bài gửi: 18Bài gửigửi: 18/01/2007

Bài này là của Bùi Trần, đăng trên báo Thanh niên ngày 18/1 - trang Sống ở Hà Nội.
Thật sự thì tôi cũng chẳng hiểu các biên tập viên Thanh niên nghĩ thế nào (đáng trách đầu tiên là phóng viên đã) khi giật một cái tít như thế: Nạn đái bậy... Sao không là "Nạn "tè bậy" nhỉ?
Thiếu gì từ ngữ hay hơn, văn hóa hơn mà phải mồm năm miệng mười hô "đái bậy" như thế?!

vanquanglong Ngày tham gia: Jul 25, 2006 Bài gửi: 42Bài gửigửi: 19/01/2007


<>Cãi nhau với TiVi " >

- Trong một chương trình Me xanh :
MC hỏi các Me xanh :”Em muốn bạn em ăn nói với em như thế nào?”
Một Me xanh trả lời :”Em muốn bạn ăn nói lịch sự với em “.
Trời đất ơi !!! Apomethe mà nghe phải điều này thì chắc sẽ có một sợi mì bắn ra từ lỗ mũi …
- Rồi trong các thông báo thi thố, tuyển chọn gì đó, Họ cứ ra rả :”Các thí sinh đến đăng ký phải ăn mặc nghiêm túc, nói năng lịch sự …”
Có phải trong tiếng Việt, những từ được đệm thêm kiểu này là để biểu lộ cái ý chê bai không nhỉ ? Chê bai chỉ bẳng một chữ đệm ! Không cần dài dòng, chỉ một chữ thôi cũng đủ hạ người ta từ “Ông” xuống “Thằng” !!!
Có đáng để trân trọng, để gìn giữ , để lưu truyền cái nét tinh tế này không nhỉ ???
( blogger ChieuChieu0602)

<> Ngày tám tháng ba và tháng ba ngày tám Lao Động Cuối tuần số 9 Ngày 08/03/2007>

Ấy vậy mà trong tiếng Việt, hai cách nói này lại có "vấn đề" đấy. Ngày 8.3 bây giờ là ngày mà cả thế giới đều phải ghi nhớ. Đó là ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày lễ trọng đại của một nửa dân số nhân loại.
Quan trọng hơn, đó là ngày của phái đẹp, phái nữ với những phẩm chất và ưu thế rất đáng tôn vinh. Và đối với mỗi người Việt chúng ta, ngày này cũng chẳng còn xa lạ gì nữa. Ai đó mà cố quên hay vô tình quên thì quả là đáng trách.
Nhưng trong lịch sử dân tộc, cụm từ "tháng ba ngày tám" lại dùng để diễn tả một ngữ nghĩa hoàn toàn khác. Câu thành ngữ này đã vô cùng quen thuộc với mọi người dân nước ta, chỉ khoảng thời gian vào thời kỳ giáp hạt.
Thời kỳ này được tính vào quãng tháng ba và tháng tám âm lịch hàng năm, khi lương thực của vụ mùa trước đã cạn mà việc thu hoạch mùa tới chưa đến. Là một nước nông nghiệp chính hiệu, nhưng người dân nước ta trước kia lại quanh năm không đủ ăn.Cái đói giáp hạt tháng ba ngày xưa là khủng khiếp nhất. Nhà hết gạo, bếp hết cái đun, nhìn ra ngoài thì mưa phùn gió bấc, "đồng chua nước lạnh rét run thân cò".
(Ts Phạm văn Tình)

Ăn nói. Nói năng. Ngày tám tháng ba , tháng ba ngày tám. Có sợ tiếng Việt chưa nào ?

Hôm nay một tháng năm hay tháng năm mùng một ? Í, hôm nay ngày "lao động", xí, ngày nghỉ Lễ Lao dộng ... đi nghỉ lễ thôi ! ("đi ", mà "nghỉ " được ? nói có đúng sai , nói có trúng trật ... nhờ bạn chỉnh giùm)

tPhương cảm tạ.
(****) tiếp theo của Sinh ngữ 1, 2, 3

Không có nhận xét nào: