28 tháng 5, 2007

nước Nga

a
333 magnify

Putin arvosteli epäsuorin sanakääntein Viroa Punaisella torilla Moskovassa pitämässään puheessa. (ANATOLY MALTSEV / EPA)

***

trích Diễn văn của tổng thống CHLB Nga Vladimir Putin (8 phút 05 giây)
tại Lễ Kỷ niệm 60 năm chiến thắng phát xít Đức, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, Moscow , 9.5.2005

... Thưa các bạn!
Chúng tôi không bao giờ chia chiến thắng ra thành của mình và của người khác. Chúng tôi không bao giờ quên sự giúp đỡ của các đồng minh Mỹ, Anh, Pháp và các nước khác trong khối đồng minh chống Hitler, không bao giờ quên những người chống phát xít ở Đức và Italia.
Hôm nay, chúng ta tôn vinh lòng dũng cảm của tất cả những người cùng châu Âu đã đứng lên chống lại chủ nghĩa quốc xã.


Nhưng chúng ta cũng biết rằng, trong những năm chiến tranh, Liên Xô đã mất hàng chục triệu công dân, những người đã ngã xuống trên chiến trường thuộc đủ mọi dân tộc thuộc Liên Xô cũ. Mọi dân tộc, mọi nước cộng hòa thuộc Liên Xô khi ấy đều đã gánh chịu những tổn thất không gì bù đắp nổi. Nỗi bất hạnh đến với từng ngôi nhà, với mỗi gia đình. Bởi thế, 9.5 là ngày thiêng liêng đối với mọi nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập. Chúng ta có chung nỗi đau, chung ký ức và chung nghĩa vụ đối với các thế hệ tương lai. Chúng ta nhất thiết phải truyền lại cho con cháu tinh thần anh em lịch sử, tinh thần chung sự nghiệp và chung hy vọng ấy. Tôi tin tưởng rằng tình anh em và hữu nghị của chúng ta là độc nhất vô nhị trong lịch sử.


Với các nước láng giềng gần gũi và với mọi quốc gia trên thế giới, nước Nga sẵn sàng xây dựng những mối quan hệ không chỉ được củng cố bởi các bài học từ quá khứ, mà còn bởi các nỗ lực hướng tới một tương lai chung. Bài học lịch sử cho thấy rằng, các quốc gia và dân tộc nhất thiết phải làm tất cả để không bỏ sót sự ra đời của các học thuyết chết chóc mới, cũng như những mối đe dọa mới.

Bài học chiến tranh khẳng định rằng, về hùa với bạo lực, thờ ơ và đợi thời, sẽ chỉ dẫn đến những thảm họa tầm cỡ toàn cầu. Bởi vậy, đối mặt với nguy cơ tồn tại thực tế hiện nay của chủ nghĩa khủng bố, chúng ta phải trung thành với ký ức về cha ông chúng ta, phải bảo vệ trật tự thế giới được xây dựng trên nền tảng an ninh và công bằng, trên nền tảng đánh giá quan hệ mới, không cho phép tái diễn cả chiến tranh lạnh lẫn chiến tranh nóng.


Từ khi thời kỳ đối đầu toàn cầu kết thúc, chúng ta đã có những bước tiến đáng kể hướng tới mục tiêu cao quý là đảm bảo hòa bình và yên lành cho châu Âu. Và chúng ta xây dựng chính sách của mình trên cơ sở những lý tưởng tự do và dân chủ. Mỗi nước có quyền tự chọn cho mình con đường phát triển riêng. Chúng ta xây dựng chính sách trên cơ sở lòng tin và tìm kiếm triển vọng văn minh cho tất cả các dân tộc - những ai đã nếm trải kinh nghiệm khó khăn và đối đầu, và đủ khả năng tìm ra con đường mới cho đối thoại và hợp tác quốc tế. Ví dụ tiêu biểu của một chính sách như vậy là sự hòa giải lịch sử giữa hai nước Nga và Đức. Tôi cho đó là một trong những thành tựu quý giá nhất của châu Âu thời hậu chiến. Đó là ví dụ xứng đáng để phổ biến trên chính trường hiện đại.... (xem)

***

"Chiến Tranh và Hòa Bình" là một đại tác phẩm trình bày về đời sống con người với nhiều thăng trầm, gồm đủ hy vọng, tham vọng, thỏa mãn, đau thương, tương khắc… Đại Văn Hào Leo Tolstoy đã mô tả đời sống là gì bằng nhiều hình thức và tác giả đã tìm hiểu ý nghĩa của đời người với các mặt xấu như lòng ích kỷ, lòng tham vật chất và những yếu tố cản trở cách phát triển những đức tính tốt, tương phản với tình yêu là thứ giúp vào sự phát triển, làm cho con người hạnh phúc. Qua đại tác phẩm này, các tương phản đã diễn ra : vui với buồn, hy vọng với thất vọng, gia đình tương phản với xã hội, tinh thần khác với vật chất, tính ích kỷ so với lòng nhân đạo. Các nhân vật cũng trái ngược nhau : Andrey hạnh phúc và Pierre gian nan, đau khổ, Helene theo vật chất, ích kỷ, vô luân, trái ngược với Natasha có tình thương và các đức tính tốt khác. Đời người phát triển theo nhịp lên xuống, gặp các chống đối, gặp cõi chết hay đổi hướng đi. Cuộc đời của Pierre sẽ ra sao nếu không kết hôn với Helene, nếu không tham dự vào trận chiến Borodino? Giòng đời tới các khúc quanh mà tác giả gọi là chiến tranh. Một số nhân vật đã dùng nghị lực để chuyển hướng cuộc đời như Dolohov, Boris, Berg và tác giả Leo Tolstoy cho rằng sự chịu đựng gian nan làm tinh thần phát triển. Việc cứu xét các anh hùng, các vĩ nhân có phải là công việc tìm hiểu lịch sử không? Napoléon tượng trưng cho sự tự do của nhân loại hay mối đe dọa nền hòa bình của châu Âu?


Đại Văn Hào Leo Tolstoy đã viết ra đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình" để bàn luận về phương pháp tìm hiểu lịch sử, tìm hiểu về đời người và cõi chết, và tác giả cho rằng các hiện tượng xã hội, chính trị, kinh tế chỉ là các biến cố bên ngoài (outer accidents) và các biến chuyển bên trong (inner events) chính là các kinh nghiệm thực sự, tức thời của đời người. Cõi chết tới với mọi người và chỉ có tình thương yêu (love) mới làm cho con người hạnh phúc.

Nhà phê bình văn học William Lyon Phelps đã gọi đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình" là một cuốn từ điển về đời người, bao gồm bên trong muôn vàn kinh nghiệm sống. Và qua các tác phẩm, Đại Văn Hào Leo Tolstoy đã gây ảnh hưởng tới nhiều nhà viết tiểu thuyết sau này như Thomas Mann, người đoạt Giải Thưởng Nobel về Văn Học, tới Marcel Proust, tác giả bộ tiểu thuyết "Đi tìm Thời Gian đã mất" (In Search of Lost Time), tới Stephen Crane với tác phẩm "Biểu hiệu đỏ của lòng Can Đảm" (The Red Badge of Courage), tới Henry James và James Joyce trong cách đối thoại nội tâm (interior monologues). Phạm văn Tuấn

Mời các bạn đọc nguyên bản War and Peace của Leo Tolstoy

Không có nhận xét nào: