09 tháng 6, 2007

Đừng "thưa ... lính" bắt !

Comment của Ms Haru trong entry "trường ta ở TOP nào ?" có hỏi ý kiến thầy thế nào ? xin mạo muội bày tỏ ý kiến ... chân thành :

@ Ms Haru ơi, có trường "dân dã", trường ... "quốc tử giám" (trường ... "ta Đây !" ủa lộn, trường ta trường tây) - trường tốt trường nghèo đó là vấn đề cơ sở vật chất ; có trường dạy học trò thành công nhiều ít - hay dở còn ở đối tượng ... trò ý là vấn đề "cái đầu vào" (không có 1 kiểu, 1 lọai hs về trí thức, nhận thức đâu), có trường "đẳng cấp" trường "phong độ" - ý là trường chịu "thi đua", trường ... chịu "thua đi" v.v ... Vậy có cùng đẳng lọai nhau đâu mà so với sánh ?

Ý kiến của tPhương ư ? Quan trọng là cái "trường hạnh phúc" : nơi đó thầy trò hạnh phúc hay ... bất hạnh ! Vui trong dạy, vui trong học, ấm áp trong tình thân, chia xẽ những tri thức, những kinh nghiệm học và sống và ... trưởng thành. Con người được giáo dục suốt đời, không phải chỉ ở thời gian mài ghế nhà trường : dở hay hay dở ai dám chắc cái ... hậu ? Newton chẳng phải do trường hay thầy tạo ra (trong lớp vẫn đội sổ mà). Bill Gates cũng chẳng do Havard lẩy lừng đào tạo thành (có tốt nghiệp đâu ?). Vậy còn có ai quá "quan tâm" cái vụ "ta ở TOP nào" thì nghe tiếp "người trong cuộc" (TT Tin học BGD tạo cái danh sách thống kê) nói tiếp :

Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ, TS Quách Tuấn Ngọc (giám đốc Trung tâm Tin học Bộ GD-ĐT) đã bày tỏ sự bực tức về việc các báo dẫn nguồn thống kê xếp hạng trên là của đơn vị ông. Ông Ngọc nói: “Chưa bao giờ tôi đi làm việc đánh giá các trường tốt nhất, kể cả trong khái niệm. Việc đánh giá chất lượng này cũng không phải là nhiệm vụ của Trung tâm Tin học. Dẫn chứng như thế là thiếu cơ sở và không đúng với bản chất dữ liệu, vì muốn biết trường nào chất lượng phụ thuộc rất nhiều tiêu chí khác nhau, do nhiều đơn vị phối hợp làm”.

Trước câu hỏi ngay trên cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, mục “Dành cho học sinh thi vào THPT”, cũng có phần “Tham khảo thứ hạng” và công bố “top 100 trường” thì liệu đó có là sự đánh giá không, ông Ngọc giải thích: “Thứ hạng trên danh sách được xác định khách quan bằng chất lượng điểm thi, qui mô học sinh dự thi ĐH, CĐ và chỉ có ý nghĩa tham khảo cho học sinh và phụ huynh chuẩn bị vào lớp 10. Nên danh sách này chỉ có thể hiểu là danh sách những trường có lượng học sinh trúng tuyển nhiều, điểm thi cao vào trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chứ không phải là những trường THPT chất lượng nhất Việt Nam”.

Ông Ngọc cho biết thêm đã đề nghị những cơ quan truyền thông nói trên phải sửa thành “Top 100 trường THPT có điểm thi ĐH, CĐ cao”. Tuy nhiên đến ngày 7-6-2007 vẫn có báo công bố “100 trường THPT chất lượng nhất Việt Nam”. xem




tPhương "thích" cái trường là pháo đài ...bảo vệ Hạnh Phúc, xây niềm Vui của sự thành công, chẳng "care" cái TOP, hì hì (học trò lớp chuyên MK - của thầy - chớ có đi "thưa ... lính" bắt nhá ! - không dám nói gì các trường chuyên lớp chọn khác đâu á !)

lòng trần còn tơ vương khanh tướng

thì đường trần mưa bay gió cuốn

còn nhiều anh ơi ... (Chiều mưa biên giới - Nhạc sĩ : Nguyễn văn Đông)


tPhương

Đọc giùm đi mà !

Cuộc sát hạch vượt tường
07:59' 29/05/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) - Với từng thí sinh, thành công nhất của mỗi kỳ thi là vượt qua được chính mình. Ở kỳ thi quốc gia, thành công nhất là phải tháo dỡ được những bức tường sâu trong nhận thức của con người chứ không phải loay hoay bịt lỗ hổng.

Vẫn "sót" một lỗ hổng trên bức tường cao 3m, dài 270m tại Trường THPT Phùng Khắc Khoan? Ảnh: Lê Anh Dũng

Lỗ hổng trường thi

Chuẩn bị cho thi tốt nghiệp THPT năm học 2006 - 2007 sẽ diễn ra vào ngày mai, 30/5, Hà Tây, đã chi 5 tỷ đồng xây tường "chống ném bài".

Chẳng hiểu thế nào, trên "bức tường chống tiêu cực" ở Trường THPT Phùng Khắc Khoan, lại sót một lỗ hổng bé bằng viên gạch. Anh phóng viên ảnh hay nhìn được những góc khác người cho rằng đây là một chủ ý để sót trong quá trình thi công. Hiệu trưởng trường thì thanh minh là do ai đó vừa đục ra mà chưa kịp trát lại. Chẳng biết, anh quan sát sai hay Hiệu trưởng thanh minh vụng?

Cũng là Hà Tây năm trước, trong khi ở Hội đồng thi THPT Phùng Khắc Khoan sùng sục với thang bắc tường, khi THPT Quốc Oai vất vả với thanh chắn bằng tre, buộc thừng xung quanh trường thi để ngăn chặn đội quân tiếp ứng bên ngoài, thì ở nhiều nơi, nội tình còn nóng rẫy bội phần.

Đó là nơi đề toán lọt ra ngoài sau 10 phút dù ở cái trường ấy, bên ngoài không có cảnh bắc thang. Là hội đồng thi Trường THPT Phú Xuyên A, nơi thầy giáo Đỗ Việt Khoa quay cảnh giám thị nhộn nhịp mang bài giải cho thí sinh dù phía ngoài tường vẫn hoàn toàn tĩnh lặng. Là hội đồng thi Trường THPT Đồng Quan, nơi thanh tra Bộ cùng với phóng viên, khi "vi hành đột ngột" đã kịp nhặt được những bài giải ném vội trong khuôn viên trường, dù ở tường rào không ai qua lại.

Ở những điểm nóng ấy, đầu tư 5 tỷ hay xây tường 3m, liệu có bịt được lỗ hổng "thâm căn cố đế" mà chủ ý của con người tạo nên? (xem đầy đủ)

Hạ Anh (VietNamNet 29/5/07)

07 tháng 6, 2007

Trường ta ở TOP nào ?

Top 100 trường THPT chất lượng nhất năm 2007
16:42:00, 05/06/2007

Trung tâm Tin học thuộc Bộ GD-ĐT vừa công bố danh sách top 100 trường THPT chất lượng nhất Việt Nam. Thứ hạng trong danh sách được xác định khách quan bằng chất lượng điểm thi, qui mô học sinh dự thi ĐH, CĐ.

Danh sách này sẽ được xếp lại theo từng kỳ thi ĐH, CĐ và chỉ có ý nghĩa tham khảo cho học sinh và phụ huynh.

Bạn đọc có thể tra cứu danh sách này tại đây. (N.T.Minh Khai số thứ hạng 32)

(nguồn)

Dễ ? Khó ? Khó-dễ !

Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2007: Chưa có thang điểm các môn thi trắc nghiệm 23:34:13, 01/06/2007 (Thanh Niên)

<... Một điểm đáng lưu ý là Bộ GD - ĐT vẫn chưa công bố thang điểm của các môn thi trắc nghiệm. Khi được hỏi vấn đề này, ông Nguyễn An Ninh không trả lời cụ thể mà chỉ chung chung: "câu khó tính ít điểm, câu dễ nhiều điểm". Với cách làm này thì trình tự sẽ là: khi có thống kê điểm từ các bài thi chấm thử, Bộ sẽ đưa ra thang điểm chính thức nhằm điều chỉnh giữa các câu hỏi khó - dễ, thông thường là theo hướng có lợi cho thí sinh và để kiểm soát được tỷ lệ "trượt không nhiều nhưng đỗ không quá cao"? >

Ở đất nước "rồng tiên" mình - nghỉ mà xem - nhiều chuyện ... "rồng rắn ?" kỳ bí ? Tôi lẩm bẩm lầu bầu "câu dễ cho nhiều điểm, câu khó cho ít điểm" " câu khó tính ít điểm câu dễ cho nhiều điểm" , "câu dễ ..." vợ tròn mắt lên "ơ, anh ... diễu à ?". Không hiểu ý nói "diễu" vì mình cứ lảm nhảm cà lăm hay vì câu nói ... ngộ a. Cái lý công bằng là ở đâu nhỉ ? Nào, tỉnh táo lại, hỏi chính đương sự là học trò xem có chịu ... vậy không ? Có trò lắc đầu trố mắt , có trò vỗ tay OK OK ! Còn ý ta thì sao ? Sợ là cái đầu mình chắc có ... vấn đề rồi ! Cứ suy nghĩ "vá ruột xe, dễ ợt ... thưởng công nhiều há, còn cắt mổ ruột gan, khó, lương ... ít thôi" thì ..."bậy bạ" quá ! A lô, a lô làm sao tự trả lời được là ... là ngổn ngang khó dễ vầy :

1. Đề tự luận có "dấu" thang điểm, đợi khi chấm để thấy "khó, dễ" rồi mới "thò" thang điểm ra không ? Hình như công khai điểm trên đề thi ràng ràng để trò biết định hướng làm bài mà !

2.Thầy ra đề - chắc là do chủ quan - không đủ trình độ "đánh giá' được mức độ khó dễ nên cần "nhờ" học trò "thẩm định" chăng ?

3. Trình độ nào thì điểm đó, điểm đương nhiên CỦA TRÒ ? Hay "CON điểm" thì cứ như là con (trong bụng) của ... gv nên thích thì ĐẺ, thích thì BAN, hay CHO có ... mất mát gì đâu ? Úi thích "đậu bao nhiêu %" thì ... chìu ? Ai cũng vui ! Đấy, nước tương có "chất 3D" gây ung thư , nhưng tại người thích ngon thì ... chìu ? (mình vì mọi người !)

4. "Dạy thực chất, học thực chất," là trách nhiệm của thầy trò ! Còn điểm thi có cần ... thực chất không nhỉ ? Chắc là phận giáo đứng ở hàng nghiêm nghỉ ... phải có "trách nhiệm" dạy nghiêm nghỉ - làm sao hiểu hết cái "trách nhiệm" cao cao an sinh, xã hội, phát triễn đầu vào đầu ra ... !

5. Gv không được "cấy" điểm, cho, tặng, bán điểm,... là đúng ! Bộ đặc cách CHO đậu được, định chiến lược CHO ...đậu là đúng luôn ! Đấy bao nhiêu tiến sĩ, thạc sĩ ... có quy họach mà.

Bởi vậy "câu khó tính ít điểm, câu dễ nhiều điểm" thì ... đã sao ?
Dễ khó, khó dễ, sao mà nó kỳ bí làm "khó _ dễ" cái đầu ...


tPhương !

Bạn trẻ đồng nghiệp ơi

“Thưa thầy, con buồn vì cái nghề của mình
Cập nhật cách đây 5 giờ 2 phút

Minh họa: DAD
PGS-TS Trần Hữu Tá, nguyên Trưởng khoa Ngữ văn trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa chuyển cho chúng tôi bức thư mà một học trò cũ của ông vừa gửi đến ngày 1.6. Xin giới thiệu để bạn đọc chia sẻ với những bức xúc của một giáo viên vùng sâu (tựa bài do Thanh Niên đặt).

Phước Long, ngày...


Entry tôi định viết hôm nay " Dễ, Khó, Khó_Dễ" thôi đành hẹn lại vậy ! Tình cờ đọc trên báo Thanh Niên bức thư của một giáo viên trẻ gửi cho thầy Trần Hữu Tá, xin chia xẽ với bạn những cảm xúc chao đầy lắc lư ta, cuộn cuộn lòng ta như là bao ngấn thời gian làm hằn thêm lên trán khổ ! Bạn ơi có những khuất tối của nghề, để cho ta chớp nhanh giọt nước mắt nào ... ấy đấy mà, còn ngòai kia đường ta tiếp đi lẽ nào không đầy tia ánh hồn nhiên ?. Bạn là đồng nghiệp, tôi biết những tủi buồn nghề mình ! (không nói nổi sầu "giáo ... không chức !" không có miệng ...la). Bạn là giáo viên trẻ, thế hệ 7x, 8x bắt đầu vào đời - tôi hiểu những buồn phiền khổ lòng, vì cuộc sống ...trái lòng vậy đó ! Những ứng xử "người - người" đấu tranh ôi "nhọc nhằn" trong cuộc sống mà ...phải sống thôi ! Tôi biết những lý tưởng trong sáng con người trẻ, tôi hiểu những tâm tư đau đáu người bạn đồng môn, ngừơi bạn đồng nghiệp. Hiểu, mà ...thôi, LÀM GÌ NHAU hử ?


< ... Đáng lẽ con phải hỏi thăm cặn kẽ sức khỏe của thầy, nhưng thầy ạ, con nôn nóng được nói với thầy nhiều thứ "bức xúc quá": Con buồn vì cái nghề của mình thầy ạ - buồn nghề chứ không buồn mình mà thấy tội cho mình. Con đi dạy đã được 3 năm và nghề đã dạy cho con biết "ngậm miệng" trước tất cả những "chướng tai gai mắt".

Con mà biết làm thơ thì con đã trở thành "Tú Xương 2" rồi thầy ạ. Vì con không thể cố ngậm miệng mà không thể phun ra cái gì đó. Thế là con lên tiếng và... chết đứng. Chẳng ai ủng hộ con. Năm 2005 con đi gác thi lần đầu tiên, thấy hiệu trưởng trường con gác đứng ở... toilet chờ học sinh ra đưa tài liệu. Con thấy học sinh quay bài mà không dám bắt vì "đã được gửi"... Con viết ngay một bài báo gửi báo T. mà chẳng thấy đoái hoài.>

* Tội nghiệp. Thế mới là "im lặng đáng sợ", nói lại, ta sợ ... chứ ai sợ... ai.


< Cũng năm đầu tiên ấy, những "đề văn mở" của con bị nhà trường phản đối (con ra đề kiểu: Em sẽ làm gì với tệ nạn quay cóp?.. Em có trọng Toán khinh Văn không?...) vì học sinh không tìm được... tài liệu tham khảo?! Giờ đã là năm 2007, có lẽ mọi thứ đã tốt hơn. Con vẫn chưa chán nghề như nhiều đồng nghiệp vẫn thế. Nhưng buồn lắm thầy ạ. >

* Những ý tưởng hay, thường là lạ, là mới nên cần thời gian mới "cự" được "quán tính" trầm mặc ngày qua ngày lại qua ... Đừng khổ vì vọng tưởng. Ý đúng mà phải ... thích hợp cà (bởi "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" mới thành). Có lẽ đầu tiên nên trình bày ý tưởng ở tổ bộ môn, phân tích, thuyết phục được ... sự hợp lý (với chương trình, với mục tiêu), với những lợi hại .. để thống nhất trong tổ thì khi mình ra đề đồng nghiệp không bị "sốc" mà ta cũng không bị "sốc" vì phản ứng của bạn bè chăng ?


Họ nói đó là vấn đề cá nhân không được đưa ra trước hội đồng. Đúng là khi xin điểm là cá nhân (người cần điểm) tìm đến cá nhân (người có thể cho điểm) nhưng cá nhân (người có thể cho điểm) nào cũng "được" tìm đến hết, thầy ạ. Con đã bao phen trầy trật trong việc giải thích, từ chối khi học sinh, phụ huynh và cả đồng nghiệp đến nhà xin điểm. Cuối năm, "đến hẹn lại lên" người người rầm rộ xin điểm và rầm rộ cho.>

* Cũng chỉ bởi thi đua. Thi đua bản chất không xấu biến thành xấu. Ai cũng mong con giỏi ngoan, trò giỏi giang. Vui chứ, xã hội sẽ nhờ cậy, ta cũng rạng mặt được. Mà hỏi thiệt : con cái có là món đồ trang điểm cho qúy phụ huynh, "đệ tử ruột" cho qúy thầy, "gà" cho qúy trường (để ta ở top five, top ten ..) chăng ? Để rồi phát thưởng, mỏi mệt suốt sáng (chưa phát hết thì làm tiếp buổi chiều !)... vậy mới vui, nhà nhà vui, người người vui ! Điều bạn trẻ ý kiến về cái xin - cho điểm "đúng" mà ... chưa "trúng" : trúng ý "được khen" muôn năm tự nhiện từ lãnh đạo, đồng nghiệp, phụ huynh, và "học sinh" (trong dấu nháy) ! Có ai muốn dở muốn thua đâu, đấy, phải có ... "cơ cấu thi đua" ràng ràng đó thôi. Tội nghiệp, so với người trẻ ông thầy già có lợi thế hơn, ít bị quấy rầy "xin - cho" hơn. Nếu "được xin", nghe thì cứ gật gật, rồi trầm ngâm đội ba phút (mắt .. lờ đờ hay chớp chớp cảm thông, thiệt gỉa ... không dám biết), "oui, oui mais ..." thế là thiên hạ nể già hiểu ý ... không làm "phiền lòng" cho ta tránh được cái "khổ lòng". Bạn trẻ cứ chiếu nguyên tắc, cự cãi ngay thì bạn bị "giận" là ...phải rồi (hi hi)?


<Con đã từng bị học sinh mắng vào mặt vì cái sự buôn điểm của đồng nghiệp một cách gián tiếp như thế này: con bảo em học sinh nọ (đang nói chuyện trong giờ học) đứng lên đọc những từ trên bảng theo ký hiệu. Em không đọc và nói: "Em không biết chữ". "Không biết chữ sao lên được lớp 10?" - con hỏi. "Do tiền hết đó cô" - đó là câu trả lời của học sinh>

* Đừng buồn vì học sinh, hãy tội nghiệp cho trò, ngạ qũy dữ qúa nhuộm lem tuốt luốt ngôi trường từ _mái_ xuống ... đâu ? hết trường ? hết thầy ? thì hết ... trò ! còn trường còn thầy thì còn trò ! Các em chỉ là tấm gương phản chiếu ... thôi mà.

Xây khó, bạn ơi hãy nhặt lên viên gạch xinh vuông, nhặt lên sõi đá, nhặt lên hạt cát gì gì cũng được, để xây nào, dù nước mắt có chảy, tay có rướm máu thì, có gì đâu, xá gì đâu nếu được hóa thành kết dính cho từng vụn gạch hay hạt cát bước lên cao cừơi THẤY Mặt Trời !


tPhương

"Lơ" lài đò

Ông Lão Chèo Đò (vọng cổ : Út Trà Ôn)

Đò thuyền cặp bến. Học trò qua sông ! Ông lái đò đâu ?

Ông lái đò đâu, đâu nhỉ ? Tìm ?


Khà khà, hình không phải "ông lái đò" đâu, ... "lơ" lái đò đó - như "lơ xe đò" vậy mà ? "Lơ" vì chỉ ... phụ lái (chứ có được lái đâu. Người Cầm Lái ... lái) "lơ" lon ton "vùa" khách, nắm cặp/ cầm tay/ kẹp bút/ lôi cổ / dắt/ bồng trăm kiểu để đưa được khách cà ngơ chân ở chân đi xuống thuyền mà vía hỏang vía kinh bởi đong đưa mênh mang sông nước ngộp trời với con thuyền xoay ngang HỌC, xoay dọc HỌC ... !

"Lơ" lái đò theo trò qua sông dẫu rằng xoay xoay học, hc hc ! Lơ leo mui dở hành lý cho khách xa thuyền - bỏ Ta - lên bờ, và

Bỏ Con lên bờ Ta còn vói tặng : HOA * - cho K12 vừa dứt 3 ngày thi nè.

Bỏ Ta bên bờ, ta chạnh lòng nghe người thầy xuống câu vọng cổ *

để, kính vọng những người Thầy của Ta và Con !




tPhương
ờ, "lơ" lái đò ... có đành lơ không !!!

(* bấm vào DOWNLOAD xem/ nghe)

Handicap_Dance

cám ơn M.Chi đã gửi







Lòng rộn với tiếng nhạc, cuộc sống mến thương,


có phải ơn đời ... vẫn xinh tươi ?



tPhương




Photoshop et Imagination




Cám ơn Anh Dung adle@laposte.net đã gửi.



Phuong

Tắm với Cá

thì dứt khóat không phải là tắm hồ bơi, tắm douche, tắm bồn ...(bởi làm gì có ... cá). Sông có cá, biển cũng có cá. Bạn khóai tắm sông hay tắm biển ? Tôi khóai tắm biển. Lý do á, biển mới có cá bự - bằng người thật luôn - "mỹ nhân ngư" đó, sông đâu có lọai "người cá" này. (xem kỹ hình làm bằng chứng nhá). Tắm biển có "người cá" tắm á ngắm ta, thích há. Biển Cần giờ, Vũng Tàu, Long Hải, Mũi Né, Cửa Lò ... không có "mỹ nhân ngư" nên thua biển Phú Quốc. Biển Nha Trang (ở Trí Nguyên) có "người cá" mà đang xin xuống hạng thôi thì thôi nhé hề hề thế thôi !

Biển mà chỉ có nước + muối, liệu là có ai thích không ? Tiếng sóng ào ạt vổ hay se sẽ liếm bờ, tiếng gió thổi thốc ngộp hay rất vi vu nghe đêm tối ... cũng hẳn hòi là gió biển cả khỏe gì đâu, mát gì đâu, sướng gì đâu. Rồi trời cao rộng úp biển bao la để ta nhỏ nhoi tầm thường, ta "thấy" ta là hạt cát, thấy ta "nhỏ nhen" bụi bặm (bởi đi ... bụi bờ) nên có ... sạch sẽ gì đâu ! Vậy ...

(biển Gành Dầu phía bắc, ngó Campuchia)

(biển Hàm Ninh phía đông, cảng cá)

(từ cảng cá Hàm Ninh nhìn vào)

(phía nam, bãi Sao, không một gợn sóng và cầu cảng An Thới)

(biển phía tây, bởi phía tây nên mới chụp được cảnh hòang hôn trên biển, hiếm nha !)

Vậy. Tắm thôi nào. Anh em ta về, một, hai, ba , bốn, Phú Quốc tắm bốn ba hai một ... Ừ, vui vậy đó. Bạn tắm douche, tắm bồn chẳng thể quậy vui bè bạn như tắm biển thế này (tôi nói cũng không tự tin lắm vì có thể bạn chỉ thích ... một mình). Nhưng không khí vui náo nhiệt rất ... "người" hồn nhiên mới hợp thiên nhiên, mới chấm phá cái gì đó đẹp_ cảm_ động qúa chừng chừng ! Bà già ngồi trên bãi vói cái ca múc nước biển ... tráng mình. Bé nít thậm thò chân chạm sóng không dám ... dúng mình. Ông ông kéo nhau xa riêng bắt cá. Thầy T. vớt được con cá dẹp to hơn bàn tay. Thanh niên thanh nữ réo nhau ngòai xa lặn hụp tắm ... đôi mình. Ngòai xa xa ... bà con mình xăm xăm ngâm nắng, vượt nước tròng trành, rượt cá kiếm cơm ! Biển cho ta xin hồn nhiên - tắm với cá, Biển cho người xin để sống - tắm với cá, Biển muôn trùng, lạy trời Biển ơi ...!

Chỉ là nắng, gió, thôi đừng ...!

tPhương

Phú Quốc có gì lạ ?

Phú Quốc có gì lạ ?
Nước mắm Phú Quốc chăng ? Thò ngón tay chấm vào ..., mút một cái để nghe cái vị ngon ngọt nước mắm tan vào vị giác, rồi ngón tay khô ran, sạch trơn như không hề vương mùi cá, mắm ?Tôi có dịp đi thăm "nhà thùng" (nơi chứa những thùng đựng cá để suốt cả năm cho nước cá chảy ra thành nước mắm tiếng tăm có hạng). Những thùng chứa cả chục tấn cá, lại chịu thêm sức nén từ những thanh gỗ gài đè bên trên, thế mà chỉ bằng gỗ ghép lại, roan đệm chỉ bằng vỏ tràm, dây đai nẹp chỉ bằng sợi mây rừng bện dài ! Rất chắc chắn theo năm tháng qua, hình như ... "cơ học" trên cả tuyệt vời ! Còn "nhiệt học" ? Mái "nhà thùng" thấp (người tạo !), khí hậu Phú Quốc(trời cho !) : tài hoa con người + ưu đãi thiên nhiên = thành phẩm có thương hiệu vang rền (đem đấu xảo ở Paris, miền nam ta có hai món là nhà sàn và nước mắm đó !)

Image Hosted by ImageShack.us


Phú Quốc có gì lạ ?
Tiêu Phú Quốc chăng ? Nhà nông trên đảo (phía bắc) trồng nhiều lọai cây này : tiêu cay, nồng rất là là ... Phú Quốc (hi hi ?) Ai ăn ... thưởng thức mới tả "đúng". Tôi chẳng "sành điệu" với món nồng cay nên chẳng dám ... "ca". Vậy mà có thời kỳ tiêu "rớt giá" nông dân chặt hết tiêu đi trồng điều (đào lộn hột). Rồi cọc cây tiêu không dùng thân gỗ nữa, dùng cọc xi măng, sức nóng phả từ sắt đá, tiêu cũng không bền. Tiêu rồi điều nên ... tiêu điều ! Thế có thương, có đáng ... ca (cẩm) không chứ ?


Phú Quốc có gì lạ ?
Chó Phú Quốc chăng ? Chó rất trung thành ai cũng biết. Trung thành mà rất tinh khôn mới là chó ... Phú Quốc. Ban ngày rất hiền, ban đêm thì thử có người lạ vào sân xem (chưa nói đến vào nhà) dữ hết biết ! Đặc điểm chó có tai vểnh, có xóay lưng, chân có màng như chân vịt (để bơi), lưỡi có đốm (để cắn nhau với rắn không sợ nọc rắn độc) ... thế mới là chó Phú Quốc !

Image Hosted by ImageShack.us


Phú Quốc có gì lạ ?
Có nhiều muỗi to như con ... ruồi ! (hơi quá đáng, cho nói lại : như nửa con ruồi ... con), bởi to con nặng xác nên muỗi bay rất ... lờ đờ. Muốn đập, muốn bắt ... nhúng dấm tùy hứng thú của bạn thôi, dễ mà !


Phú Quốc có gì lạ ?
Biển Phú Quốc chăng ? Ồ, đây là chuyện ... để dành cho một entry khác !

Phú Quốc có gì lạ ? nước mắm, tiêu, chó, biển ...
Không phải những thứ mà ai cũng biết hết trơn đó đâu. Một thứ rất lạ, bạn sẽ không tin !

Image Hosted by ImageShack.us

Thứ lạ mà tôi được nghe trong mấy ngày ở Phú Quốc đó là "trồng bò". Xin mở ngoặc "Phú Quốc trồng bò" (nguyên câu đầy đủ "subject + verb + object" đấy nhé). Bạn thắc mắc, trồng bò là sao ? Đấy mới là lạ chứ.Trước khi "phụ đề" xin thưa rằng cả xe được nghe đàng hòang (không phải tPhương .. sáng tác) ! Bạn đã từng nghe nói "nuôi bò", rất dễ hiểu : chăm sóc chăn nuôi lấy thịt, lấy sữa, lấy da ... phải không ? Thế bạn có ngờ ở Phú Quốc người ta không nuôi bò để lấy thịt, da hay sữa ...? Vậy không nuôi bò ư ? Bò vẫn từng đàn nhởn nhơ đi dạo biển, đi kiếm bãi cỏ ăn, đi ... tha phương cầu thực ! (hi hi, có người lại ... suy gẩm rồi !). Tiếc là tôi lúc tắm biển không mang máy chụp hình theo bên người, chộp một "pô" làm bằng ! Bò ở Phú Quốc nuôi không để giết lấy thịt (bạn ăn thịt bò ở đảo thì chẳng phải bò - ở - đảo, mà là thịt ở đất liền do thuyền đưa ra, tin không thì bạn cứ mang mẩu ... đối chứng khi có dịp ra huyện đảo này vậy). Bạn ơi, dân đảo "trồng bò" cũng là nuôi bò đấy, mà công dụng là để lấy phân bò ... trồng tiêu ! Không nói "nuôi bò" mà "trồng bò" là vậy đó ?!

Thế có lạ không chứ ?
Ờ, Phú Quốc cũng ... lạ ? Trường học "trồng người". Phú Quốc "trồng bò".

tPhương
(photo phuonga)

Đèn xanh đèn đỏ

(traffic light war)

Thử ra câu đố, test IQ xem ai đầu óc tinh tường, dòm ngó xăm xỉa và nhận xét xẹt xẹt nhá : Bạn biết đèn đường xanh đỏ ở các ngã tư để điều hành giao thông chứ ? Nói biết đi cho tôi hỏi tiếp chứ ! Bạn thử kể theo thứ tự các đèn đứng từ cao xuống thấp lần lượt có màu gì ?

..... (nói ngay liền xem !)

Đáp án là Đỏ , Vàng , Xanh. Hi hi có ai nói trật , tức là không nhớ thứ tự thì thử suy luận xem : quan trọng của đèn có phải là để báo hiệu xe ... dừng ? Không cần xe dừng thì để đèn làm chi ? Biểu dừng mà không chịu dừng mới bị phạt, chứ có ai đèn xanh biểu chạy không chạy lại bị phạt đâu ? Màu đỏ để xe dừng nên phải làm nổi bật nhất, dễ thấy nhất tất nhiên phải ở trên cao nhất, đúng không ? Nhớ nhá, làm trắc nghiệm cũng phải ... "suy luận" linh họat phòng khi ... quên ! (chứ không phải lắc xí ngầu đâu !)

Câu thứ hai - trừ phi bạn là dân bản địa tôi mới tin bạn trả lời đúng ! - ở Phú quốc có bao nhiêu ngọn đèn xanh đỏ (đèn giao thông) ? Trả lời con số đàng hòang, chứ lần này mà suy luận có bao nhiêu ngả ba, tư ở thị trấn trên huyện đảo tất có bấy nhiêu đèn giao thông là ... trật ! Nhớ nhá, làm trắc nghiệm cũng phải có ... thực tế đấy (chứ không tự tin ... chơi chơi đâu !)

Hi hi cả Phú Quốc chỉ có 3 ngả ba, tư là được trang bị đèn tín hiệu giao thông thôi (tính đến hôm nay 26.5.2007, ba đèn này tập trung ở thị trấn Dương Đông cả). Mấy năm trước khi mới gắn đèn xanh đỏ, dân rất chân chất hồn nhiên không hề biết ... xanh xanh đỏ đỏ để làm gì : xanh, chạy ; đỏ, chạy ; đèn cứ ... đứng chơi ; còn ta chạy ... cứ việc chạy. Thật đó, dân mình - ở quê nha - chất phát lắm. như gọi tên cái thị trấn Dương Đông ( Phú Quốc) là do trước kia ở nơi đây có rất nhiều cây dương mọc, nhiều là đông đấy - chứ chẳng hiểm hóc "dương đông kích tây" gì gì cả ! Hình như "thật thà" là tính sẳn ! Lanh ... khôn phần nhiều do (ai biết ?) mà ... nên ? xanh chạy, đỏ + không có công an ... cũng chạy !

Image Hosted by ImageShack.us

(đây là 1 trong 3 ngả tư có đèn giao thông trên tòan huyện đảo Phú Quốc - còn ở thành phố Đà Lạt thì hình như không có ngả tư nào có đèn giao thông, đúng không nhỉ ? nếu Đà lạt mà có đèn giao thông chắc là ... hết thành Đà lạt !)

Câu đố thứ ba - đọan phim "chiến tranh đèn xanh, đỏ" ở trên - hờ hờ, sao "đèn xanh, đỏ" óanh nhau nhỉ ? Biết được ... trả lời liền nhá ! mà "bảo trọng" khi băng qua cuộc "chiến tranh ... đường phố" nầy đấy!

Đèn Sài gòn ngọn xanh ngọn đỏ , đèn Mỹ tho ngọn tỏ ngọn lu ...
Úynh nhau chăng ? Hát ru em Nam bộ : anh về anh học lấy chữ nhu ...

tPhương

Cuốn theo chiều gió

"Gone with the wind"
Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us
Không.
Không phải là cuốn tiểu thuyết của Margaret Mitchell, hay cuốn phim tình cảm cùng tên (Đạo diễn : Victor Fleming. Diễn viên : Vivien Leigh, Clark Gable, Olivia de Havilland, Leslie Howard. Kịch bản: Sidney Howard)

Mà là câu hỏi vào một ngày hè (23.5.07) ở bãi biển Mũi ... Né , khi ta thấy gío biển thổi ào vào đất bờ với qui luật đối lưu , còn những cây dừa ven bãi mọc nghiêng chỉa thẳng thân ra ... đón gió ?


Image Hosted by ImageShack.us

Free Image Hosting at www.ImageShack.us

có mà "Cuốn theo chiều gió" đâu ?

tPhương

Giờ ra chơi cuối

333 magnify

Bây giờ là vào hè, thật sự rồi còn "kỳ kèo" "trả giá" gì nữa !
Chẳng bớt một thêm hai : nấn ná một chốc nữa thôi, còn toe tóet trên "rạp lãnh thưởng" một chốc thôi mà, để ghi lại tấm hình "mình" giã từ lớp học, sân trường, cổng trường ... "mình nhá", nói một tiếng "bye" rằng hẹn hò trìu mến đó !


Nụ non, lá biếc. Bỏ. Núi non, biển bờ cũng bỏ. Những trang, những sách học bài ... tôi nghiệp học trò tôi, không thể bỏ, thì gắng lên, biết sao bây giờ : cả nước hàng trăm ngàn bạn bè trang lứa cũng thi gan cùng sách, vở đó (mà thật sự chỉ là ... sách vở thôi, có gì đâu mà hừm hừm quá quá ...)

Bây giờ là mùa thi, thật sự rồi dám đâu ... mơ màng.
Là lá biếc nụ non thêm bông cho ngát hương tinh khôi trần gian tình ý. Là "hãy để tiếng mình cười vang chỉ là nguồn vui vô nghĩa như tia nắng lấp lánh trên ngọn sóng lăn tăn" .... Qua, "bơ" đi.

Cắn răng mà đành ... đi ?
Đi qua tiết học cuối cùng. giờ ra chơi cuối cùng trinh nguyên áo trắng.
Giờ ra chơi. Áo trắng !

Ghi lại giờ ra chơi cuối cùng trong cái sân gọi là trường để mai kia mốt nọ, trong một góc khuất nào của trái tim nghìn nghìn năm còn luyến nhớ.

tPhương



(photo phuonga)
Tags

Quà chia tay

Rudyard Kipling
RUDYARD KIPLING
(Born December 30, 1865, Died January 18, 1936)
was an English author and poet, born in India, and best known today for his children's books, including The Jungle Book (1894),

If (Rudyard Kipling)

If you can keep your head when all about you
Are losing theirs and blaming it on you;
If you can trust yourself when all men doubt you,
But make allowance for their doubting too;


If you can wait and not be tired by waiting,
Or being lied about, don't deal in lies,
Or being hated, don't give way to hating,
And yet don't look too good, nor talk too wise:


If you can dream -- and not make dreams your master;
If you can think -- and not make thoughts your aim;
If you can meet with Triumph and Disaster
And treat those two imposters just the same;


If you can bear to hear the truth you've spoken
Twisted by knaves to make a trap for fools,
Or watch the things you gave your life to, broken,
And stoop and build 'em up with worn-out tools;


If you can make one heap of all your winnings
And risk it on one turn of pitch-and-toss,
And lose, and start again at your beginnings
And never breathe a word about your loss;


If you can force your heart and nerve and sinew
To serve your turn long after they are gone,
And so hold on when there is nothing in you
Except the Will which says to them: "Hold on!"


If you can talk with crowds and keep your virtue,
Or walk with kings -- nor lose the common touch,
If neither foes nor loving friends can hurt you,
If all men count with you, but none too much;


If you can fill the unforgiving minute
With sixty seconds' worth of distance run --
Yours is the Earth and everything that's in it,
And -- which is more -- you'll be a Man, my son!

(Rudyard Kipling)

Nếu trong lúc mọi người hỏang hốt
Con thản nhiên không chút kinh hòang
Nếu con không chút hoang mang
Người càng ngờ vực lại càng tự tin

Nếu chờ đợi không phiền không giận
Nếu bị lừa con vẫn thẳng ngay
Ghét ghen không biết mảy may,
Cũng không kiêu ngạo "ta đây" hơn người

Nếu suy nghĩ, nhưng cười do dự,
Vẫn mơ màng, tư lự thời không ;
Suốt đời thất bại thành công
Xem như không đáng bận lòng mày râu

Nếu không giận thấy câu mình nói
bị người đem thay đổi, đặt bày
Cơ đồ tan vỡ phút giây
cũng không nao núng, đắp xây lại liền ;

Nếu dám vất bạc tiền lương bổng
đánh một bàn túi rỗng như chơi ;
Ra đi lập lại cuộc đời,
không hề to nhỏ một lời tiếc than ;

Nếu luyện đủ tâm can nhuệ khí
Để bền gan quyết chí tới cùng
Thịt xương tan nát một lòng
Gian nan lao khổ không chùng, không lay

Nếu không ngại bùn lầy nước đọng
Nếu quyền cao chức trọng không kêu
Mọi người ai cũng kính yêu
Bạn, thù đều khó làm xiêu lòng vàng

Nếu con chẳng khinh thường ngày tháng
Mỗi phút giây mỗi gắng cần lao
Dù không chức trọng quyền cao
Cũng không thẹn mặt anh hùng nam nhi.

(bản dịch Thiên Lương)


Tiếng hát cuối cùng cất cao nống ấm " Do Re Mi"... Một khỏang lặng nào dưng không nhường cho nước mắt buồn ngậm lại vào tim ... The Sound of Music . Nốt nhạc hè nào đã xa "Do Re Mi ... Do Re Mi ..." sao như còn âm hưởng ngân nga vọng mãi cho dài hòai những kỳ hè trùng lai điệp điệp ... còn ai và còn ai !


Tiệc vui đã tan rồi, còn chăng bàn đó ghế đây im lặng ... đàng hòang rất trang nghiêm ngó lên tấm bảng buồn trơ ... thiếu phấn đang lặng lẽ lén nhìn bụi trắng thưở nào rơi vãi dưới chân ... còn ai và còn ai !


Không, đó chỉ là bụi phấn vô tình làm ta chớp mắt, chỉ chớp mắt thôi mà, để còn vẩy tay chào đòan quân của ta vào trận ...
Cho ngày mai.
"Do Re Mi" mãi mãi âm xưa còn giữ lại tuyệt vời
Quà chia tay.
" ... của tin một chút gọi là làm ghi "

tPhương

Hãy nói giùm tôi

Hãy sống giùm tôi
Hãy nói giùm tôi
Hãy thở giùm tôi
...

<

(ca từ - Trịnh Công Sơn)

Ai nói giùm tôi !

phuơnga

(ảnh BBC)

Bonjour Vietnam

bonjour VietNam, ca sĩ trình bày Phạm Quỳnh Anh (on You Tube)
.... Someday, I will go there, someday to say hello to your soul ...

cảm giác buồn lay lắc như nghe bài thơ :
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
mà đây Hòang Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay ...
(Hòang Hạc Lâu, dịch văn của Tản Đà, nguyên văn của Thôi Hiệu)

phươnga !

Tài giỏi (**)

(**) The Crescent Moon - Rabindranath Tagore - bản dịch Phạm hồng Dung & Phạm Bích Thủy)


Mẹ ơi, bé của mẹ ngu qúa ! Nó thực dại dột không thể tưởng nổi ! Nó không phân biệt nổi đèn đường với sao trên trời cao. Khi chúng con chơi ăn sỏi ăn cuội, nó tưởng đó là đồ ăn thực, và tính bỏ vào miệng. Khi con mở sách và bảo nó học đánh vần a, b, c nó lấy tay xé từng trang rồi cười lên sằng sặc ; bé của mẹ học bài như thế đó. Khi con lắc đầu giân dữ la nó và bảo nó hư, bé phá lên cười tưởng là thú vị lắm. Ai cũng biết là cha đi vắng, thế mà khi chơi gọi to : "Cha ơi", là nó nhìn quanh quất, bỡ ngỡ tưởng cha ở gần.Khi con dạy bọn lừa mà bác thợ giặc dẫn tới để chở quần áo, con dặn nó rằng con là thầy giáo, thế mà tự nhiên nó hét gọi con "Anh ơi, anh à !

Host unlimited photos at slide.com for FREE!
12P1 : ai cưa sừng để được làm ...nghé ? ( làm ... bé giỏi bé ngoan 3 năm cho xêng xang áo mũ !)

Bé của mẹ muốn lấy ông trăng. Nó ức cười qúa. Nó gọi ông vỏi ông voi. Mẹ ơi, bé của mẹ ngu quá ! Nó thực dại dột không thể tưởng nổi !
(R.Tagore - The Crescent Moon)


tPhương : gửi lời chúc thành công may mắn đến tất cả bé con ... 18, tài giỏi thật thà, thật là rõ mặt nhé con !

Trường hoa

(*) Trích "The Crescent moon" Thi hào Rabindranath Tagore, người Ấn Độ, sinh ngày 6.5. 1861 tại Calcutta thủ đô xứ Bengal



Khi mây giông ù ù và mưa hè rào rào đổ xuống.
Gió đông thổi tới lững thững trên giải đất hoang trổi kèn trong rặng tre.
Khi ấy, từng bầy hoa không ai biết từ đâu chợt nẩy sinh, đến nhảy múa say vui trên thảm cỏ.
Mẹ ạ, thực bụng con nghĩ rằng hoa đi học trong lòng đất.
Lớp của chúng kín cửa, và bông nào muốn ra sân chơi sớm thì thầy giáo bắt đứng một xó.
Mùa mưa tới là kỳ nghỉ hè của chúng.
Cành chen nhau trong rừng, lá xào xạt trong gío dại, sấm vỗ tay reo mừng, và những hoa con ùa ra với áo hồng, vàng hay trắng tóat.
Mẹ có biết không, nhà chúng ở trên trời cùng với muôn sao.
Mẹ có thấy không, chúng hăm hở về trời xiết bao ? mẹ có biết tại sao chúng vội vã thế không ?
Hẳn là con cũng đóan ngay được chúng giơ tay đón ai ; chúng cũng có mẹ như con có vậy.


(R.Tagore , "Trường hoa" bản dịch Phạm Hồng Dung, Phạm Bích Thủy)


đất nước của nhà thơ Tagore, ừ, sao không du lịch Ấn nhỉ ? Nhắn K.10 & K11 thử làm một chuyến "Ta ... du hí ", " Ta ba lô ... kí"," MK ta bà ... kí" .... cho giống"dế mèn phiêu lưu kí" nhỉ ?



tPhương ... hí

Đun nước sôi

Đun nước nóng không cần bình ấm thủy tinh hay kim lọai ?

tặng học trò K10 - tPhương


Camping Trick!! How To Boil Water! - video powered by Metacafe
@ viết thêm sau khi có comment của bạn Mina : nước sôi pha trà pha cafe tốt cả, mà còn công dụng là ... (hát theo điệu nhạc của nhạc sĩ Lam Phương nha)
là la la lá la là lá lá ....
nhà bên kia có con gà trống gáy
bắt nước sôi bỏ vô nồi hết gáy
để ngày mai đem xé phay ... ngon lành !!!
... là la la lá la là lá lá
hê hê ..

Maika

Maika, cô bé từ trên trời rơi xuống

Phim truyện Tiệp Khắc,

ừm ... ờ ... phim con nít !



(Bố và Con, khi xưa cùng dán mắt vào cái TV đen trắng, thế mà cười.

rồi giờ Con thôi làm con nít, một mình Bố xem , với màn hình màu, lại chảy ... nước mắt ! Bố P.)






( trong nước dùng đường truyền clip.vn dưới đây)


05 tháng 6, 2007

Bạn trẻ đồng nghiệp ơi

“Thưa thầy, con buồn vì cái nghề của mình
Cập nhật cách đây 5 giờ 2 phút

Minh họa: DAD
PGS-TS Trần Hữu Tá, nguyên Trưởng khoa Ngữ văn trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa chuyển cho chúng tôi bức thư mà một học trò cũ của ông vừa gửi đến ngày 1.6. Xin giới thiệu để bạn đọc chia sẻ với những bức xúc của một giáo viên vùng sâu (tựa bài do Thanh Niên đặt).

Phước Long, ngày...


Entry tôi định viết hôm nay " Dễ, Khó, Khó_Dễ" thôi đành hẹn lại vậy ! Tình cờ đọc trên báo Thanh Niên bức thư của một giáo viên trẻ gửi cho thầy Trần Hữu Tá, xin chia xẽ với bạn những cảm xúc chao đầy lắc lư ta, cuộn cuộn lòng ta như là bao ngấn thời gian làm hằn thêm lên trán khổ ! Bạn ơi có những khuất tối của nghề, để cho ta chớp nhanh giọt nước mắt nào ... ấy đấy mà, còn ngòai kia đường ta tiếp đi lẽ nào không đầy tia ánh hồn nhiên ?. Bạn là đồng nghiệp, tôi biết những tủi buồn nghề mình ! (không nói nổi sầu "giáo ... không chức !" không có miệng ...la). Bạn là giáo viên trẻ, thế hệ 7x, 8x bắt đầu vào đời - tôi hiểu những buồn phiền khổ lòng, vì cuộc sống ...trái lòng vậy đó ! Những ứng xử "người - người" đấu tranh ôi "nhọc nhằn" trong cuộc sống mà ...phải sống thôi ! Tôi biết những lý tưởng trong sáng con người trẻ, tôi hiểu những tâm tư đau đáu người bạn đồng môn, ngừơi bạn đồng nghiệp. Hiểu, mà ...thôi, LÀM GÌ NHAU hử ?


< ... Đáng lẽ con phải hỏi thăm cặn kẽ sức khỏe của thầy, nhưng thầy ạ, con nôn nóng được nói với thầy nhiều thứ "bức xúc quá": Con buồn vì cái nghề của mình thầy ạ - buồn nghề chứ không buồn mình mà thấy tội cho mình. Con đi dạy đã được 3 năm và nghề đã dạy cho con biết "ngậm miệng" trước tất cả những "chướng tai gai mắt".

Con mà biết làm thơ thì con đã trở thành "Tú Xương 2" rồi thầy ạ. Vì con không thể cố ngậm miệng mà không thể phun ra cái gì đó. Thế là con lên tiếng và... chết đứng. Chẳng ai ủng hộ con. Năm 2005 con đi gác thi lần đầu tiên, thấy hiệu trưởng trường con gác đứng ở... toilet chờ học sinh ra đưa tài liệu. Con thấy học sinh quay bài mà không dám bắt vì "đã được gửi"... Con viết ngay một bài báo gửi báo T. mà chẳng thấy đoái hoài.>

* Tội nghiệp. Thế mới là "im lặng đáng sợ", nói lại, ta sợ ... chứ ai sợ... ai.


< Cũng năm đầu tiên ấy, những "đề văn mở" của con bị nhà trường phản đối (con ra đề kiểu: Em sẽ làm gì với tệ nạn quay cóp?.. Em có trọng Toán khinh Văn không?...) vì học sinh không tìm được... tài liệu tham khảo?! Giờ đã là năm 2007, có lẽ mọi thứ đã tốt hơn. Con vẫn chưa chán nghề như nhiều đồng nghiệp vẫn thế. Nhưng buồn lắm thầy ạ. >

* Những ý tưởng hay, thường là lạ, là mới nên cần thời gian mới "cự" được "quán tính" trầm mặc ngày qua ngày lại qua ... Đừng khổ vì vọng tưởng. Ý đúng mà phải ... thích hợp cà (bởi "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" mới thành). Có lẽ đầu tiên nên trình bày ý tưởng ở tổ bộ môn, phân tích, thuyết phục được ... sự hợp lý (với chương trình, với mục tiêu), với những lợi hại .. để thống nhất trong tổ thì khi mình ra đề đồng nghiệp không bị "sốc" mà ta cũng không bị "sốc" vì phản ứng của bạn bè chăng ?


< Cuối năm, con vừa đứng lên có ý kiến: "Cần quán triệt việc xin - cho điểm" với tổ và đề nghị được đưa lên nhà trường. Nhưng con đã bị "dợt".


Họ nói đó là vấn đề cá nhân không được đưa ra trước hội đồng. Đúng là khi xin điểm là cá nhân (người cần điểm) tìm đến cá nhân (người có thể cho điểm) nhưng cá nhân (người có thể cho điểm) nào cũng "được" tìm đến hết, thầy ạ. Con đã bao phen trầy trật trong việc giải thích, từ chối khi học sinh, phụ huynh và cả đồng nghiệp đến nhà xin điểm. Cuối năm, "đến hẹn lại lên" người người rầm rộ xin điểm và rầm rộ cho.>

* Cũng chỉ bởi thi đua. Thi đua bản chất không xấu biến thành xấu. Ai cũng mong con giỏi ngoan, trò giỏi giang. Vui chứ, xã hội sẽ nhờ cậy, ta cũng rạng mặt được. Mà hỏi thiệt : con cái có là món đồ trang điểm cho qúy phụ huynh, "đệ tử ruột" cho qúy thầy, "gà" cho qúy trường (để ta ở top five, top ten ..) chăng ? Để rồi phát thưởng, mỏi mệt suốt sáng (chưa phát hết thì làm tiếp buổi chiều !)... vậy mới vui, nhà nhà vui, người người vui ! Điều bạn trẻ ý kiến về cái xin - cho điểm "đúng" mà ... chưa "trúng" : trúng ý "được khen" muôn năm tự nhiện từ lãnh đạo, đồng nghiệp, phụ huynh, và "học sinh" (trong dấu nháy) ! Có ai muốn dở muốn thua đâu, đấy, phải có ... "cơ cấu thi đua" ràng ràng đó thôi. Tội nghiệp, so với người trẻ ông thầy già có lợi thế hơn, ít bị quấy rầy "xin - cho" hơn. Nếu "được xin", nghe thì cứ gật gật, rồi trầm ngâm đội ba phút (mắt .. lờ đờ hay chớp chớp cảm thông, thiệt gỉa ... không dám biết), "oui, oui mais ..." thế là thiên hạ nể già hiểu ý ... không làm "phiền lòng" cho ta tránh được cái "khổ lòng". Bạn trẻ cứ chiếu nguyên tắc, cự cãi ngay thì bạn bị "giận" là ...phải rồi (hi hi)?


< Con đã từng bị học sinh mắng vào mặt vì cái sự buôn điểm của đồng nghiệp một cách gián tiếp như thế này: con bảo em học sinh nọ (đang nói chuyện trong giờ học) đứng lên đọc những từ trên bảng theo ký hiệu. Em không đọc và nói: "Em không biết chữ". "Không biết chữ sao lên được lớp 10?" - con hỏi. "Do tiền hết đó cô" - đó là câu trả lời của học sinh.>

* Đừng buồn vì học sinh, hãy tội nghiệp cho trò, ngạ qũy dữ qúa nhuộm lem tuốt luốt ngôi trường từ _mái_ xuống ... đâu ? hết trường ? hết thầy ? thì hết ... trò ! còn trường còn thầy thì còn trò ! Các em chỉ là tấm gương phản chiếu ... thôi mà.

Xây khó, bạn ơi hãy nhặt lên viên gạch xinh vuông, nhặt lên sõi đá, nhặt lên hạt cát gì gì cũng được, để xây nào, dù nước mắt có chảy, tay có rướm máu thì, có gì đâu, xá gì đâu nếu được hóa thành kết dính cho từng vụn gạch hay hạt cát bước lên cao cừơi THẤY Mặt Trời !


tPhương