30 tháng 9, 2007

Cầu gầẦM.

Cầu gẦẦẦm ... magnify

(ảnh Minh Giảng báo Tuổi Trẻ)

" Từ triều về nhà, nghe tin chuồng ngựa cháy, Khổng Tử nói, "Có ai bị thương không?" Ông không hề hỏi về Ngựa. (Luận Ngữ) Câu chuyện không dài, nhưng có tầm quan trọng rất lớn. Ở thời ông, một con ngựa có thể đắt gấp 10 lần một nô lệ. Khi không hỏi tới ngựa, Khổng Tử thể hiện sự quan tâm lớn nhất của mình: con người. (Khổng Tử)

" Đối với Nguyễn Đình Chiểu, khái niệm nhân nghĩa biểu thị một lòng thương người mênh mông sâu thẳm như đại dương. Mà lòng thương người của Nguyễn Đình Chiểu trước hết là thương dân, nhất là dân nghèo khổ, là thương những người dân lương thiện mà lại bất hạnh và bị chà đạp. Đến những người ăn mày là những người cùng cực nhất của xã hội không ở ngoài lòng nhân ái của ông:

Đứa ăn mày cũng trời sinh
Bệnh còn cứu đặng thuốc dành cho không
(Nguyễn đình Chiểu)

Image Hosted by ImageShack.us

(photo Tuoitre)

Nổi đau bàng hòang ! Nào phải riêng ai - chẳng phải là Khổng phu tử hay Cụ Đồ Chiểu để có lòng thương - phải dân Việt thì ai - không - đau - là - thương ! cái đau tang tóc thương tật ở xã Bồ Đề, cái nhói thương tội nghiệp phải cầu Quan Thế Âm cứu khổ cứu nạn cho người !

10 giây kinh hòang
10 giây một tiếng gầm
10 giây mà một tiếng lấy đi bao mạng người ?
10 giây đó tiếng gầm của một nhịp cầu : kinh khủng chưa ?
Cầu gầầầm ! Là nơi gầm cầu của những cuộc đời lam lủ, sống, ở, chết, về cũng một nơi, lại chính cái nơi Gầm bùn đất của con đen. Tiếng nghẹn rấm rức từ dưới khối bê tông tàn dần ở đó, Gầm cầu !

bởi người điếc không nghe, vậy đó tiếng cầu GẦẦẦM
Là trời, là Ai ác quá !

tPhương

Không có nhận xét nào: