18 tháng 8, 2007

Cuộc đấu tố giữa những người đồng đội. (*)

(*) Vietnamnet 23:58' 07/06/2007 (GMT+7)

VietNamNet) - Ngay sau đêm văn nghệ đầy "bão táp” ấy, trước khi "hành quân" đến nhà tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà thơ Hoàng Cầm đã phải động viên các liền anh liền chị: "Chiều nay, chúng ta phải chiến thắng. Mình hãy coi đây là một trận đánh quyết định. Nghệ thuật dân tộc phải thắng cái giáo điều, cái kiêu căng và cái tệ thiếu văn hóa của một số người có ngọc trong tay mà đập nát.

...

Trước hết, tôi thành thực xin lỗi các đồng chí, xin lỗi đồng chí Nguyễn Chí Thanh, nhất là xin lỗi anh Hoàng Cầm và đoàn văn công vì thái độ của anh em chúng tôi tối qua. Chúng tôi quá nóng nảy và hấp tấp. Nhất là tôi, từ 15 tuổi đã theo cách mạng, 17 tuổi đi đánh trận, cứ liên miên trận mạc, rồi kiểm điểm, rồi tập luyện, rồi chỉnh huấn, chỉnh quân, tôi chưa thấy một đoàn văn công nào hát những lời như thế bao giờ. Vả lại tôi chỉ quân sự đơn thuần, thấy công tác chính trị nó khó khăn, rắc rối lắm lên rất ngại. Quanh năm, tôi chỉ lo sao cho trận nào mình chỉ huy cũng phải thắng. Cấp dưới mà có anh nào lơ là, nhớ nhà, nhớ vợ con là tôi "chỉnh" ngay, có khi đuổi ra khỏi đơn vị. Vì thế, cái tính thẳng thắn, cứng nhắc ấy nó quen đi, nên tôi mới quát to lên lúc tối qua, thành ra có lỗi”.

Đến đây, anh Thái Dũng trở lại cách phát ngôn cao giọng, lấn át:

“Nhưng, còn về tư tưởng, tôi vẫn giữ nguyên những ý nghĩ của mình tối qua. Đúng nó là dân ca từ xưa, nhưng anh Hoàng Cầm cố tình đưa ra lúc này, khi mà Bác Hồ vừa nhắc nhở toàn quân, toàn dân rằng chiến thắng Điện Biên mới chỉ là bước đầu, chúng ta còn phải gian khổ chiến đấu cho đến khi thống nhất đất nước, thì cái màn hát đó chỉ làm giảm ý chí chiến đấu của quân đội.

Rõ ràng đây là sự tỏ tình thô lỗ, “yêu nhau cởi áo cho nhau” rồi con gái chờ con giai về đêm, nửa chăn nửa chiếu nửa giường để đó chờ ai. Thật là như xúi giục chuyện trai gái nhảm nhí, có phải là giảm ý chí chiến đấu của bộ đội không?

Tôi không dám quy lỗi này cho anh Hoàng Cầm, vì người đã viết thơ cổ vũ chiến đấu hay như thế thì không thể nào lại muốn làm cho bộ đội ta sa sút tinh thần. Nhưng hiện nay, kể cả sau Hội nghị Giơnevơ mà nếu ta có thắng về ngoại giao, thì màn ca cảnh này vẫn chưa dùng được. Báo cáo, hết ý kiến!”

Liền khi ông Thái Dũng ngồi xuống, một tràng pháo tay lại nổi lên tán thưởng. Thêm hàng chục cánh tay giơ lên.

....

"Phải cho văn công vào tù"

Đến lúc ấy tiếng vỗ tay mạnh mẽ hơn khi kết thúc màn quan họ. Rồi lại có một giọng lanh lảnh cất lên. Hoá ra là chị Tý - tổ trưởng nuôi quân ở văn phòng tổng cục, người đã sắp đặt bữa tiệc bánh kẹo, trà thuốc hôm nay.

Chị mới trên 30 tuổi mà đã là vợ liệt sỹ: “Em đề nghị anh Thanh cho văn công vào trại tù, diễn cho cả thằng Đờ-Cát-tơ-ri xem để nó biết, đấy, người của đất nước tao xinh đẹp thế, hát hay thế, đánh vỡ mặt chúng mày như thế, liệu bảo nhau cút đi ngay thôi”.

Vừa nghe đến vậy, anh Thanh liền chạy đến bắt tay chị Tý, trong khi tất cả, kể cả anh Thái Dũng, đồng loạt vỗ tay rào rạt. Anh Thái Dũng còn vỗ bàn tay phải nhè nhẹ lên ngực mình.

Xem chừng đã đến lúc có thể kết luận, anh Nguyễn Chí Thanh mới đứng hẳn lên bậc thềm nói: "Tôi nghĩ các ông tranh luận thế là rất thẳng thắn mà vẫn đầy tình đoàn kết với nhau, phải không ông Thái Dũng?

Tối qua, năm bẩy ông hô đả đảo cái quan họ này chắc vì các ông chưa nghĩ rằng mình đã giơ quả đấm của cánh tay phải thụi ngay vào giữa ngực mình, cái mồm vừa ăn lại vừa đi mắng mỏ cái dạ dày. Các ông nhiều gân cốt quá. Vô tình để trái tim sổng ra khổi lồng ngực, hay là mấy ông cố làm thế cho oai để ra cái điều ta là anh hùng, là khí phách? Có cô gái đẹp dịu hiền lướt qua trước mắt lại quay ngoắt đi. Đã không biết cô gái xinh đẹp ấy là ai, có xấu tính xấu nết hay không, chưa chi đã gọi người ta là con đĩ? Ừ thì không mê mẩn cô ta, nhưng tại sao lại không nhìn, không thưởng thức cái nhan sắc mà trời phú cho cô ấy. Các ông sợ cái đẹp nó quyến rũ mình à? Ồ, nếu thế thì đâu phải là khí phách?

Người có gan vẫn có thể kết bạn với một cô gái đẹp, miễn là mình giữ lòng mình không sa ngã thôi, chứ cớ sao lại xua đuổi cái đẹp màn quan họ này, khi mà nó có đủ 3 phẩm chất cơ bản của văn nghệ là chân, thiện, mỹ? Đó là cái vốn đã lâu năm của dân tộc, cụ thể là của tỉnh Bắc Ninh, chứ đoàn văn công cũng chưa đủ tài năng để sáng tác hay như vậy đâu. Như cái tranh dân gian làng Hồ quê anh Hoàng Cầm, cái đánh ghen ấy mà tôi đã được xem, tôi rất thích cái anh đàn ông ôm khư khư hai quả dừa của cô vợ bé có tiếng cười ran ran, không để cho bà vợ cả xâm phạm vào. Thật là hay, ai dám đảm bảo là thô tục nào?

Vậy nên cái vốn văn hoá của dân tộc, chỗ nào là thô kệch, là nhố nhăng, tôi chắc các cụ ta hàng trăm năm nay đã gạn nó đi hết rồi, chỉ còn lại sự trong sáng cao quý mà thôi. Cụ Nguyễn Du tả nàng Kiều tắm mà “tắm trong trướng rủ màn che” thì là khoả thân chứ gì? Có thô tục đâu? (cười).

Cô Kiều tắm trần mà nhà thơ vẽ tranh - một bức tranh thanh tao, đẹp lồng lộng cho ta được thưởng thức, vậy chắc ông Thái Dũng cũng không nỡ mắng cô Kiều là chim chuột anh chàng Thúc Sinh chứ? (cười to).

Ông cũng không nỡ giằng lấy quyển Kiều trong tay con trai ông lúc nó đang học đến chỗ ấy chứ? (lại càng cười to). Đấy là ý kiến cá nhân Nguyễn Chí Thanh, chưa phải ý kiến của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Đồng chí nào phản đối mấy lời tôi vừa nói xin cứ tự do, tôi càng hoan nghênh

... (xem đầy đủ)

Không có nhận xét nào: